Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, January 23, 2012

Một Vài Cảm Nghĩ Vào Dịp Đầu Năm



card23_1.jpg

Hàng năm cứ vào dịp gần Tết ở các chợ búa hay các nơi có các cửa hàng rộn rịp, người ta thấy có một người lớn tuổi đôi khi là một cụ già mặc áo dài màu đen hoặc màu xanh dương đầu đội khăn đóng, ngồi miệt mài viết bằng mực tàu trên mấy tờ giấy đỏ những chữ nho mạ vàng hay bạc. Đó là hình ảnh trong trí óc tôi, nhưng nghe nói bây giờ ở quê nhà, người ta không gọi mấy người viết mấy câu đối là ông đồ mà là "thầy đồ" vì mấy người viết mấy câu đối là những thanh niên hay những người vào khoảng trung tuần, cũng áo dài khăn đóng như ngày nào. Hình ảnh này làm tôi nhớ lại bài thơ "Ông đồ" của thi sĩ Vũ Hồng Liên mà tôi có học khi học trung học. Khi tôi còn nhỏ ta không biết ất giáp mấy chữ nho mà mấy ông đồ viết có nghĩa là gì? Sau này tìm hiểu ra tôi mới biết đó là những câu chúc Tết cho người ta.

Nếu ở ngoài cửa ngỏ hay hiên nhà những câu đối có thể là: 

Vạn lý dương hòa xuân hữu cước
Nhất niên quang cánh nguyệt đương đầu.


có nghĩa là
(Muôn dặm khí dương hoà xuân đã đến nơi
Quang cảnh suốt cả năm không bao giờ đẹp bằng tháng đầu năm).


Nếu ngoài hiên nhà:
Yến báo trùng môn hỉ
Oanh ca đại địa xuân.
có nghĩa là
(Chim yến kêu báo tin mừng ngoài cửa
Chim oanh hót mùa xuân đến khắp nơi).
 


Nếu là câu đối dán trong nhà, câu đối là một câu quen thuộc:

Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.


có nghĩa là
(Trời thêm năm tháng, người thêm tuổi thọ.
Xuân đầy cả trời đất, phúc đầy nhà).
:

tet_7_1.jpgMấy câu đối tuy tao nhã, nhưng thiếu lời ca tụng Đấng Tạo Hóa. Tôi mới nhận được một ecard chúc mừng năm mới có mấy chữ flash như sau: "Chúc Mừng Năm Mới, An Khang Thịnh Vương, Vạn Sự Như Ý, Phú Quý Phát Tài." Mấy câu trên rất quen thuộc cho người Việt chúng ta, câu nào tôi cũng thấy là những  điều ước mong bình thường là con người ai cũng muốn có, duy chỉ có câu - vạn sự như ý - làm cho tôi hơi ngẫm nghĩ. Nếu vạn sự như ý của tôi thì chắc nguy to, vì bản tánh xác thịt xấu xa của tôi chắc tôi muốn những điều không đẹp lòng Chúa. Là con dân Chúa, năm mới làm cho chúng ta có dịp kiểm kê đời sống thuộc linh, hầu cho chúng ta có thể cầu xin Chúa làm mới lại cho chúng ta hứa nguyện mới, tâm lực mới, nỗ lực mới để làm sáng danh Chúa. Đây là cơ hội tươi mới cho chúng ta từ bỏ những việc ở đằng sau, những hành vi xấu những thói quen hư đốn, mà bươn tới trước để chúng ta có dịp kinh nghiệm một đời sống thuộc linh mới. Trong bài thơ "Chúc Tết", thi sĩ Trần Tế Xương họa lên mấy lời chúc Tết thật thấm thía: "

Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước.
Sao được cho ra cái giống người ...


Cái câu thấm thía nhất là câu cuối, "...sao được cho ra cái giống người..." Trần tế Xương muốn nói đến con người đức hạnh, tài ba, thành đạt. Là con cái Chúa, con người mà chúng ta nhắm tới là "giống như Chúa" - hãy đồng một tâm tình như Đấng Christ. Trong Phi-l íp 2:20-21, sứ đồ Phao-lô nói rằng,  For I have no man likeminded, who will naturally care for your state. For all seek their own, not the things which are Jesus Christ's. Vì không có ai đồng tâm tình với tôi để thật sự lo lắng cho anh em.  Ai nấy chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình chứ không quan tâm đến lợi ích của Đức Chúa Jêsus Christ. Trong II Cô-rinh-tô 5:17, sứ đồ Phao Lô nói rằng, Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới. Chỉ có những ai tìm đến Cứu Chúa Jêsus Christ mới kinh nghiệm được cái "newness"- cái sự trở nên mới.

Vài cảm nghĩ khác:

Nói chung người Việt Nam mình còn tương đối có tình đồng hương. Gặp nhau ngoài đường, dầu chưa biết nhau, người Việt chúng ta cũng hỏi han làm quen chuyện trò. Có một giống dân đối xử với nhau thật là bạc bẻo. Đó là người Ấn Độ. Thật ra tôi rất có cảm tình với người Ấn Độ vì khi còn nhỏ và khi còn ở Việt Nam, trong khu vực nhà chúng tôi ở, có một quán bán ca-ri nị do một người Ấn Độ chánh gốc bán, nấu rất ngon và rất cay. Vì một chút gắn liền đó, tôi luôn luôn có cảm tình với người Ấn Độ, và tôi kết bạn với một số người Ấn. Người Ấn gặp nhau ngoài đường, họ chỉ nhìn nhau - người này nhìn người kia thắc mắc người kia là ai. Nhiều khi tôi cứ hỏi mấy người bạn Ấn của tôi sao tụi bây bạc bẻo với người đồng hương như vậy, họ nói tại vì phân biệt giai cấp, tầng lớp, đẳng tộc. Nếu người Ấn thuộc vào đẳng cấp bần cùng (cấp dalits) thì họ bị coi là không tinh khiết không xứng đáng làm con người vì thế cấp bần cùng không được phép uống từ cùng một giếng, tham dự cùng một ngôi đền, mang giày trong sự hiện diện của một Thượng đẳng cấp, hoặc uống từ cùng một ly trong quầy bán trà. Nhưng khi họ biết chắc người Ấn khác là cùng lớp người như họ thì họ yêu thương nhau thân thiết. Có một lần vào dịp đầu năm, có một nhóm tín hữu người Ấn tụ họp nhau ở đài phát thanh của chúng tôi, ngồi ăn bánh uống nước chuyện trò hơn nửa ngày trời, họ chia xẻ hết câu chuyện này tới câu chuyện khác. Tôi phải thầm thán phục họ sao giống mấy người nhà quê Việt Nam có thể ngồi hàn huyên hàng giờ đồng hồ bên tách trà nóng.

Đang khi nói đến việc chào hỏi chúc nhau trong mấy ngày Tết, tôi chợt nhớ tới những người ở vùng Trung Đông, họ cũng có chút tình người mặc dầu những chính phủ nước ở đây kỵ hiềm với nhau. Tôi có dịp đến Do Thái và có dịp đến biên giới Do Thái và Lebanon. Những người Do Thái và Lebanon gần bên biên giới là những láng giềng quen biết lẫn nhau. Khi gặp nhau xuyên qua hàng rào giây kẻm sắt phân chia biên giới, dân bên này hỏi han dân bên kia một cách thân mật. Ngay cả người Do Thái gặp dân khác của vùng Trung Đông ở trên đất Mỹ, họ cũng kết bạn với nhau. Họ có thể bỏ qua chánh sách của chính phủ họ qua một bên để kết bạn "làm ra giống người"
TNPA