Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, November 12, 2012

Những Đại Sứ Trong Một Thế Giới Đầy Thỏa Hiệp

img_sm3.jpg
Ngay từ lúc khởi đầu, Hollywood đã bị lôi cuốn bởi những điều lạ, những điều khác thường, những điều xãy ra ngoài địa cầu, những phim về các sinh vật, loại kỳ dị và nhuững phim khoa học giả tưởng với những kỹ thuật đặc biệt gây kích động và những cốt chuyện đầy sáng tạo, để thỏa mãn sự hiếu kỳ, đầy tượng tượng về thế giới ngoài địa cầu, tiếp tục thu hút hàng ngàn người đến rạp hát.




Bạn nghĩ điều gì sẽ xãy ra nếu một người từ hình tinh khác thật sự đến viếng thăm thế giới của chúng ta. Thế gian sẽ phản ứng như thế nào? Sợ hãi, kinh ngạc, ngờ vực, chấp nhận, chối bỏ. Bạn không cần phải thắc mắc. Có một người từ thế giới khác đã đến viếng thăm hành tinh của chúng ta và chúng ta phản ứng bằng cách đóng đinh Ngài. Không phải là gì Chúa Jesus là lạ lùng, Ngài giống như bất cứ một người nào, không phải là Ngài không thích hiệp với nền văn hoá lúc đó. Ngài đến như là một người Do Thái, đến với những người Do Thái, không phải là Ngài đe dọa sự an toàn của họ. Ngài chữa lành cho họ, không phải là Ngài cướp đi những tài nguyên của họ. Ngài ban bánh cho hàng ngàn người, và ban cho nhưng không.


Chúa Jesus không phải là nan đề, Ngài tiêu biểu cho con người thật, và kết hợp điều đó với bản chất của Chúa trong một con người trọn vẹn. Vấn đề là ở những con người tội lỗi trong thế gian, không chấp nhận một sự thăm viếng từ Đấng Tạo Hoá. Chúa Jesus không thoả hiệp với chính mình hay sự dạy dỗ của Ngài với thế giới của con người và điều này làm cho họ tức giận.

img_sm6.jpgSự trung tín của Chúa Jesus với bản chất của Đức-Chúa-Trời, và lẽ thật của Đức-Chúa-Trời thật sự làm những người Do Thái bực bội. Ngài không thỏa hiệp với những hệ thống, với việc làm của họ và sự xưng công bình riêng của họ. Ngài gạt bỏ những sự giải thích của họ về luật pháp. Ngài gạt bỏ sự công bình hời hợt và đạo đức giả của họ. Ngài gạt bỏ lòng yêu mến tiền bạc của họ. Nói ngắn gọn, Ngài không chấp nhận chương trình của họ. Nếu làm điều này có nghĩa là phải thỏa hiệp và Chúa Jesus là khuôn mẫu của sự chân chính.

Tự điển American Heritage định nghĩa sự chân chính là sự tuân giữ chặt chẽ luật lệ về luân lý và đạo đức, một tình trạng trọn vẹn không phân rẽ. Chữ này đến từ chữ integer có nghĩa là sống thật với những tiêu chuẩn về đạo đức của mình, trong trường hợp này đó là tiêu chuẩn của Đức-Chúa-Trời. Những chữ đồng nghĩa là sự ngay thẳng, thành thật, không làm suy đồi.

Sư chân chính mô tả một người không có sự giả hình, hay hai lòng, một người hoàn toàn làm theo điều mình tin quyết. Một người thiếu sự chân thật, nói một đằng làm theo một nẽo là một người giả hình.

Sự ngay thẳng tức là trung tín với lẽ thật và với bản chất tin kính là điều phải đánh dấu bạn nếu bạn là người đi theo Chúa Jesus. Không có gì là lạ là bạn sẽ bị đối xữ như một người đến từ hành tinh khác, nhưng sự ngay thẳng là dấu hiệu của một Cơ-Đốc nhân thật. Dấu hiệu này sẽ khiến bạn bị xung khắc với thế gian, bởi vì thỏa hiệp là đặc tánh của thế gian

Chúa Jesus để chúng ta những Cơ-Đốc nhân thật ở lại hành tinh này để làm những người đại sứ của Ngài với sứ điệp làm hoà với Đức-Chúa-Trời. Chúng ta không thuộc về thế gian này cũng như Đấng Christ không thuộc về thế gian này và tùy vào mức độ chúng ta đại diện cho Ngài, chúng ta cũng sẽ bị đối xử như Ngài bị đối xử như sự ngờ vực, khinh dễ, diễu cợt và ngay cả bạo lực. Đối với thế gian sự thỏa hiệp là một tính tốt, đó là điều khiến bạn được thăng tiến, những tiêu chuẩn luân lý và những nguyên tắc Cơ-Đốc không thích nghi với thưc tế và sự tiện lợi. Triết lý của đời này dựa vào việc đạt mục tiêu bởi bất cứ phương tiện nào.

Quan niệm tập trung vào cá nhân đương nhiên vẫn đến sự thỏa hiệp về niềm tin và luân lý là điều thịnh hành trong xã hội chúng ta đến độ lương tâm của cả nước không còn nữa. Mặc cảm tội lỗi và sự hối hận là những yếu tố không quan trọng trong việc xác định cách cư xử.

img_sm5.jpgNhững chính trị gia thay vì ủng hộ những lý tưởng cao cả của đất nước, lại dẫn đầu trong sự thỏa hiệp. Họ đề xướng những tiêu chuẩn và những lý tưởng cao trước kỳ bầu cử, nhưng lại thỏa hiệp sau khi nhậm chức. Điều này cũng đúng trong lảnh vực thương mại từ những giám đốc công ty cho đến những người bán hàng, ở trong tòa án từ quan toà cho đến luật sư. Ở lảnh vực thể thao, từ những chủ nhân đến những vận động viên, và trong mọi lảnh vực của đời sống, kết quả là người ta học để nói dối, lừa bịp, ăn cắp và che dấu sự thật, làm bất cứ điều gì cần thiết để có được điều họ muốn, do đó sự thỏa hiệp trở nên một lối sống.

Đáng buồn là triết lý và sự thực hành sự thỏa hiệp đã xâm lấn vào hội thánh bởi vì sự khoan dung là triết lý vận hành trong xã hội của chúng ta. Hội thánh cũng có một quan điểm tương tự để đến với những người chưa được cứu. Có nhiều nhà thờ ngày nay đã tìm những cách để đưa Tin Lành đến cho người ta mà không khiến họ bị khó chịu. Dù vậy, bản chất của Tin Lành là làm khó chịu bởi vì Tin Lành khiến tội nhân phải đối diện với tội lỗi của mình. Bỏ qua điều này, nhiều nhà thờ sẳn sàng để thỏa hiệp lời Chúa, thay vì đứng vững trên Tin Lành và họ cho thế gian một Tin Lành đã bị pha loãng, không thể gây nên một sự thay đổi nào.

Trên phương diện cá nhân, tinh thần thỏa hiệp được thấy rõ trong những mối liên hệ cá nhân của bạn. Bạn có thể có những cơ hội để bày tỏ Đấng Christ cho những người chưa tin Chúa, dù vậy, vì e dè thiếu tự tin bạn đã yên lặng. Có thể là bạn đã thấy mình thỏa hiệp lời Chúa về một phương diện đạo đức nào đó ở sở làm hay trong khu phố bạn ở. Hay là bạn tự thuyết phục mình là một thỏa hiệp như thế cần thiết để duy trì uy tính của bạn như là một nhân viên hay một người hàng xóm. Dù vậy, lời làm chứng của bạn như là một Cơ-Đốc nhân dựa trên sự trung tín trọn vẹn của bạn với lời Chúa như là thẩm quyền tối cao nhất, dù hậu quả có như thế nào.

Chúa kéo những người được chọn vào vương quốc của Ngài qua những Cơ-Đốc-nhân chứng tỏ là mình khác với thế gian, những người bày tỏ sự trung thành thật sự của họ, bởi sự hết lòng và sư tuân theo những tiêu chuẩn của Đức-Chúa-Trời. Hội thánh ngày nay rất khéo léo trong việc thỏa hiệp với thế gian đến nỗi quên mất thế nào là không thỏa hiệp, đó là vì chúng ta sẳn sàng chấp nhận những giá trị của thế gian và buông mình theo những giá trị đó đến độ chúng trở nên những ước vọng của chúng ta. Kết cuộc những tiêu chuẩn của chúng ta thay thế tiêu chuẩn của Chúa.
Kinh Thánh kêu gọi chúng ta đến điều ngược lại với sự thỏa hiệp, từ đầu Kinh-Thánh đến cuối Kinh Thánh, Chúa ra lệnh rõ ràng là dân sự của Ngài phải sống tách biệt với thế gian, phân rẻ khỏi thế gian. Mỗi khi chúng ta bị cám dỗ để thỏa hiệp, chúng ta cần tự nhắc nhở là Chúa không bao giờ thỏa hiệp những lẽ thật tuyệt đối và những nguyên tắc của Ngài cho điều gì tiện lợi. Ngài luôn luôn sống đúng theo lời Ngài.



Đức-Chúa-Trời trung tín với lời Ngài và là con cái của Chúa, chúng ta cũng phải như vậy. Khi chúng ta xem lời Chúa như là thẩm quyền tối cao, điều này đưa đến sự phát triển tính ngay thẳng, thay vì thỏa hiệp và sự ngay thẳng đem đến ơn phước của Chúa. Thi-Thiên 139: 2 chép rằng: “Tôi sẽ thờ lạy hướng về đền thánh của Chúa, cảm tạ danh Chúa vì sự nhân từ và sự chân thật của Chúa; vì Chúa đã làm cho lời Chúa đựợc tôn cao hơn cả danh thinh Chúa”. Khi Salômôn xây xong đền thờ cho Chúa, Chúa hiện ra với Salômôn và nói I Các-Vua 9:3-5 “Đức Giê-hô-va phán với người rằng: “Ta đã nhậm lời cầu-nguyện nài-xin của ngươi thưa trước mặt ta; ta đã biệt riêng ra thánh cái đền nầy mà ngươi đã cất, để cho danh ta ngự tại đó đời đời; mắt và lòng ta sẽ thường ở đó mãi mãi.  Còn ngươi, nếu ngươi đi trước mặt ta, như Đa-vít, cha ngươi, đã đi, lấy lòng trọn-lành và ngay-thẳng mà làm theo các điều ta đã phán dặn ngươi, giữ những luật-lệ và mạng-lịnh của ta,  bấy giờ ta sẽ làm cho ngôi nước ngươi kiên-cố đến đời đời trên Y-sơ-ra-ên, y như ta đã hứa cùng Đa-vít, cha ngươi, mà rằng: Ngươi sẽ chẳng hề thiếu kẻ hậu-tự ngươi ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên”.

Kết luận là những người sống cuộc đời ngay thẳng sẽ được Chúa ban phước. Đó là cách để chúng ta đại diện cho Chúa trên đất như là những đại sứ của Ngài. Chúng ta giống như là  Ngài khi chúng ta phân rẻ khỏi thế gian, không thỏa hiệp lẽ thật của Đức-Chúa-Trời hay bản chất của Ngài qua cách chúng ta sống, cách chúng ta hành xử trong hội thánh và khi chúng ta giống như Ngài trên đất này, Ngài sẽ xưng chúng ta ra trước mặt Cha ta ở trên trời và sẽ tiếp đón chúng ta một ngày kia trong nước Ngài.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “Ambassadors to a World of Compromise” by John Arthur