Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, January 12, 2013

Sự Sát Sanh



Tết đến, vào những ngày đầu năm mới, để có lễ ra mắt ông bà trong mùng ba Tết, từ sáng sớm người ta đã chuẩn bị gà chéo cánh khắp nơi nhang đèn nghi ngút đặng cúng làm lễ ra mắt tại gia. Dĩ nhiên ngày này cả nước Việt Nam có biết bao con gà bị sát sanh làm lễ vật, do phong tục cổ truyền này có từ nghìn xưa nào ai ngăn cấm được! Giới luật đạo Phật đã có hơn hai ngàn năm lâu như thế cũng không thể bác bỏ, dù là gia đình Phật tử phát xuất từ sự thờ cúng tổ tiên, thế mà đều “bó tay”. Vậy thử hỏi giới cấm này có thực hành được chăng hay chỉ tuân hành trong giới tăng ni? Vì tôi chỉ thấy các chùa Bắc Tông tu sỹ chấp trường chay và số ít Phật tử chấp hành theo. Dù sao thì sự cấm sát sanh là một giới luật đáng cho chúng ta nêu lên xem có sự hữu ích và tác hại chi trong đời sống trường chay.


Trong giới luật Phật giáo: Sát sanh là giới cấm đầu tiên cho Phật tử, vì sát sanh xem là  trọng tội hơn hết, nó vượt mức đến độ đồng với tội sát nhân. Triết  thuyết này do quan điểm luân hồi giữa loài người và loài thú luân phiên nhau đi đầu thai nhiều đời nhiều kiếp, vì con người mắc tội khi chết bị đọa địa ngục rồi đi tái sanh kiếp khác làm súc sanh ngạ quỷ, và từ súc sanh ngạ quỷ đầu thai làm người  luân chuyển mãi, khó  thoát khỏi nghiệp chướng trầm luân. Vì thế sinh mạng giữa người và thú xem là đồng đẳng như nhau. Do giới cấm sát sanh Phật  tử quá sợ hãi phải ăn chay  trường khổ hạnh,  rồi kế đó phát sinh  ra sự phóng sanh cầu phước.

Giáo chủ Phật giáo Gotama với tam tịnh nhục: Vào thời nguyên thủy, Đức Phật có thọ thực trường chay khổ hạnh không? Khi ngài dẫn thập đại đệ tử đi khất thực khắp nước Ấn Độ thế nào? Đúng là lúc thái tử Gotama từ bỏ ngôi vị vợ con, cắt ái ly gia trốn vào rừng đi tìm chân lý giải thoát khổ sanh, lão, bệnh, tử. Ngài đã thực hành phương pháp khổ hạnh. Khi thấy thất bại trong sự tu luyện ở vị thầy đầu tiên, Phật bỏ đi tự thực hành khổ hạnh một cách phi phàm đến mức kiệt sức ngất xỉu ở vệ đường. Lúc ấy có cô gái chăn chiên dâng cho Ngài bát sữa tươi. Sau khi dùng sữa Ngài phục hồi sức khỏe, tinh thần sảng khoái minh mẫn và đêm đó Phật giác ngộ chánh đẳng giác đắc lục thông. Câu nói “có thực mới vực được đạo” là  thế. Từ đó về sau đức Phật xem sự khổ hạnh là  tự mình  làm khổ mình, nên không còn chủ trương khổ hạnh nữa và dạy đệ tử khi đi khất thực phải là người dễ nuôi. Tỳ kheo không nên đòi hỏi món này ăn được, món kia không ăn được. Hễ ai đặt bát cho vật thực gì không câu nệ dù là thịt cá, bánh trái, rau quả gì cũng được chẳng nên chấp, vì Phật bảo: sống chẳng phải để ăn, mà cần có đủ vật thực để sống đặng tu hành. Từ đó chư tăng và Phật tử đều ăn mặn chỉ thọ thực không sái giờ. Đây xem là tôn chỉ của giáo chủ Phật giáo thời bấy giờ.
Trong Đại tạng kinh nguyên thủy nói về tam tịnh nhục như sau: Vì có nhiều người hỏi Đức Phật sao ăn thịt cá được mà cấm sát sanh? Lúc đó ngài có đặt ra ba điều về việc dùng thịt sạch:
1/ - Không thấy giết con vật đó làm thịt đặt bát chư tăng
2/ - Không nghi giết con vật đó vì mình
3/ - Không nghe giết là tiếng kêu la của con vật khi đang làm thịt.
Nói tắt là không: thấy, nghi, nghe giết thì đó là thịt sạch. Các chư tăng dùng không có tội gọi là “tam tịnh nhục”.

 Xã hội văn minh ngày nay việc sát sanh không còn thành vấn đề nữa, vì có máy móc là lò giết mỗ  tự động không cần người  ta sát sanh, sản xuất  thực phẩm  theo nhu cầu ẩm  thực  rất  thích hợp với sự  thọ  thực  tam  tịnh nhục của đức Phật vậy. Ngoài  ra có nhiều đạo cấm ăn một số thực phẩm như thịt bò. Họ còn bôi trát phân bò lên đầu và mặt để tỏ lòng tôn kính, vì họ thờ bò. Hay như việc cấm tăng ni ăn tỏi trong tiểu bộ kinh Trưởng Lão ni kệ.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật giáo có tranh luận về vấn đề sát sanh là: nếu không có người ăn thì chẳng có kẻ giết, vì sát sanh là tội trực tiếp còn người ăn là tội gián tiếp. Bởi cớ đó Phật giáo chia thành hai hệ phái: 
-  Hệ phái Bắc Tông, còn gọi là Đại thừa chấp trường chay.
-  Hệ phái Nam Tông nguyên thủy, còn gọi là Tiểu thừa dùng tam tịnh nhục.
Sự chấp trường chay của hệ phái Bắc Tông ở Việt Nam: Hệ phái Bắc Tông còn gọi là Đại  thừa chấp  trường chay nói lên sự giữ giới  trong sạch. Chẳng biết ở Ấn độ có ăn chay  trường như ở hệ phái này không. Vì quá chú  trọng đến phẩm hạnh  tu  trì, lấy cái ăn thánh hóa sự siêu phàm thoát tục. Nếu đặt trọng tâm vào các thực phẩm rau quả nhiều thì rất tốt cho sức khỏe, song việc dùng trường chay khổ hạnh đi đến sự tác hại là điều không nên. Vì có người bạn của tôi tu trường chay bị tuột calci trầm trọng đến nỗi không cứu được, nếu vẫn  tiếp  tục ăn  chay, nên bạn  tôi khắc phục bằng  cách  chuyển hệ qua hệ phái Nam Tông nguyên thủy, tu cho hợp tình hợp lý, để có đủ sức khỏe mới mong đạt kết quả tốt vì cần có thân tâm an lạc.

Nhưng giới cấm sát sanh của hệ phái Bắc Tông không thể giữ trọn được là khi họ đạp phải côn trùng và hàng ngày dùng rau quả có nhiều sâu bọ bị chết, hoặc trong tương chao có nhiều vi khuẩn  cả  trong nước uống  có biết bao  là vi  sinh vật, đến việc  tiêu  trừ muỗi, chuột, gián, để phòng dịch. Họ biết mình không sao giữ được giới cấm này nên lo sợ, phải đọc một câu thần chú để xóa tội và nguyện cho các con vật đó siêu sinh tịnh độ. Nhưng đức Phật đã bảo ngài không phải là vị thần có quyền tha tội hoặc ban phước cho ai cả. Vậy Đấng xóa tội đó là ai?

Các bạn đã biết rằng chỉ có Đấng Tạo Hóa Đức Chúa Trời có quyền ấy mà thôi. Vì Đấng ấy nắm giữ sinh mệnh và số phận con người, sao ta không nhận biết để thờ phượng Ngài?
Cơ đốc giáo không chú tâm nhiều đến hành động ăn thịt thú vật hay ăn rau. Rô-ma 14:1-2 chép:  “Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ. Người nầy tin có thể ăn được cả mọi thứ; người kia là kẻ yếu đuối, chỉ ăn rau mà thôi.Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người”. 

Cơ Đốc Giáo cho  rằng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên vạn vật để nuôi loài người. Còn Phật Giáo tôn trọng mạng sống của loài thú mà không biết tôn trọng Đấng dựng nên vũ trụ và nhân loại. Đây là nền tảng của nhiều sai lầm khác kèm theo. Trong khi giới cấm sát sanh của Phật Giáo thì không ai giữ được, dù Đức Phật cũng không giữ được, vì nấu nước, nấu cơm, luộc rau, uống nước đều sát hại hằng trăm ngàn sinh vật.

Về trường chay có chắc là lòng họ không mong cầu thèm muốn vật thực như thịt, cá, tôm? Vậy họ  làm  ra  ảnh  tượng  cho những món ăn  chay  là:  thịt quay  chay,  tôm kho  tàu chay,  cá  cơm  chiên  dòn  chay,  phở  bò  chay,  v.v.  có  hương vị  giống y  như  thật. Đầy  dẫy những hình ảnh ăn chay như thế nói lên điều thầm kín trong ước muốn có món ăn đích thực như vậy! Người cháu tôi kể lại có lần đi chùa, dự lễ xong rồi dùng cơm chay. Khi nó vào lấy tương thì thấy có một cục thịt ngâm trong đó. Khi ăn xong ra về lòng buồn bực xốn xang cứ nghĩ đến việc chay trường khổ hạnh ép xác chi mà dối lòng như thế.
Lại nữa mâu  thuẩn  của giới  cấm  sát sanh  là  tỏ  ra  từ bi đối với  loài vật, nhưng  lại khuyến khích  tu sĩ  tự  thiêu vì mục đích và quyền lợi riêng  thành  ra phạm  tội sát nhân mà không thương xót đồng đạo của mình.
Chúng  ta  biết  rằng  tu  không  phải  do  thức  ăn  chay  được  thành  chánh  quả vì  thực phẩm để nuôi mạng sống cho bản thân mình, chắng đem đến sự ích lợi cho tha nhân sao gọi  là được phước? Các Phật tử đo lường việc tu cao thấp thường hỏi ăn chay được bao lâu rồi, có nghĩa là tu được mấy năm rồi? Hoặc khi đắc thành sở nguyện một điều gì người ta thường van vái là sẽ ăn chay một tháng, một năm, v.v. để trả lễ. Nếu xem việc ăn chay là tu hành, là phước đức thì thử hỏi các con trâu, bò và những loài ăn cỏ suốt đời thì thành Phật hết cả sao?

Hệ  phái Nam  Tông  với  tam  tịnh  nhục: Nam  Tông nguyên  thủy  còn  gọi  là  Tiểu thừa. Cho đến ngày nay họ vẫn còn chấp hành theo tôn chỉ của Đức Phật về sự thọ thực tam tịnh nhục. Sự khác biệt ở họ với Bắc Tông là can đảm chấp nhận điều chê trách về ăn mặn với danh hiệu Tiểu thừa, song họ đã rất tự hào vì không lấy cái ăn làm cốt lõi vung bồi phẩm hạnh, thánh hóa đời sống tu hành để khỏi mang tiếng là giả hình. (Ngoài ra, Tiểu Thừa của Nam Tông còn khác với Bắc Tông về nghi thức, quần áo và giáo lý nữa.)

Sự phóng sanh: Từ giới cấm sát sanh khiến Phật  tử phóng sanh  thú vật để mong cầu quả báo tốt là đời sống họ tránh được cảnh cá chậu chim lồng nghĩa là tránh được tù tội giam cầm để có một đời sống tự do vui vẽ (theo tôi nghĩ nếu họ không làm điều phạm pháp thì cũng tránh được tội ấy vậy).

Vào ngày rằm Phật tử thường dặn mối trước là đem đến bán cho họ từ 100 đến 500 con cóc nhái vì chim cá thời buổi này không đủ ăn, lại giá đắt hơn nhiều. Thế là người bán về ruộng vườn săn lùng tìm bắt cho đủ số rồi đem ra những chùa ở thành phố bán cho các Phật tử ấy. Người nguyện phóng sanh tạo phước này mới tìm nơi vắng vẻ để thả, như công viên mé nước. Khi thả ra lẽ tự nhiên nữa số con cóc nhái bị chết hoặc thương tật, một số vì không phải chốn ruộng vườn là môi trường hợp với cách sống của chúng nên đã gây ô nhiễm không ít.  Thử hỏi công việc làm phước này có hữu ích cho vật hoặc người chăng? Nếu không có người dặn mua thì các con vật đó đâu chịu cảnh tương tàn như vậy. Cái họ nghĩ là phước đã trở thành tội rất sai lầm các bạn ạ. Cũng như cho mình từ bi đối với loài thú mà lại sát nhân đối với người bằng cách kêu gọi thúc dục tu sĩ đồng đạo mình tự thiêu vì quyền lợi chính trị hoặc giáo pháp gì đó, chỉ là nước cờ thế trận người đời chủ trương. Tự thiêu như thế rất mâu thuẩn với sự yểm thế của nhà Phật. Hậu quả là họ bị dẫn vào hai trọng tội: Trước là phụ ân Đấng Tạo Hóa Đức Chúa Trời, sau là phụ ân dưỡng dục là bất hiếu với song thân. Câu “nhân vi quí” và  “Thiên sinh vạn vật duy nhân  tối  linh”  là Trời sinh  ra muôn  loài chỉ duy có  loài người là có linh hồn, là sanh linh quý báu nhất theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời.  “Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ” (Sáng-thế-ký 1:27).
 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn  lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh  khí vào  lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh” (Sáng-thế-ký 2:7). 

 Ngài  rất yêu  thương và bảo  tồn nhân loại nên đã ban cho không xiết kể cả quyền quản  trị súc vật: “Đức Chúa Trời phán:.. làm nên  loài người như hình ta và  tượng  ta đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất và khắp cả đất”  (Sáng-thế-ký 1:26). Sau khi  tổ phụ loài người do sự cám dỗ của rắn Satan mà phạm tội, sự gian ác loài người càng thêm nên bị hủy diệt trong cơn nước lụt rồi Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê và truyền các nguyên tắc: ”Phàm vật chi hành động và có sự sống thì dùng làm đồ ăn cho các ngươi. Ta cho mọi vật đó như cho thứ cỏ xanh. Song các ngươi không nên ăn thịt còn hồn sống, nghĩa là có máu” (Sáng-thế-ký 9:3-4).

Dù loài người được quyền quản  trị loài vật song không được sát hại bừa bãi vì đức hiếu sinh và bảo tồn. Người ta nuôi gia súc gia cầm làm thực phẩm. Nhưng khi có thiên tai dịch bệnh như lỡ mồm long móng, H1N1, v.v. người ta phải giết hàng triệu triệu con vật như trâu bò, heo, chim gà vịt, v.v. hầu bảo vệ con người. Chẳng phải ta không có lòng thương xót loài thú, vì hiện nay loài vật quý hiếm được nuôi dưỡng chăm sóc ở rừng Phi châu. Thế giới cũng kêu gọi bảo tồn loài vật sắp tuyệt chủng.  

Thực phẩm là nhu cầu sự sống cho sức khỏe của nhân loại hầu bảo trọng sinh mệnh con người. Đức Chúa Trời không chấp nhận sự luân hồi chuyển kiếp giữa người và thú, giống nào phải sinh ra giống nấy, không thể xem sinh mệnh loài thú ngang bằng với loài người, vì công chính và thánh khiết không do bởi thức ăn làm nên, tự tìm đường giải thoát với cách tránh sát sanh và trường chay là vô ích. Việc tự thiêu là điều bị lạm dụng đáng thương và làm ưổng phí một đời người, vì con người bất lực với tội lỗi mình, không thể làm cách nào xóa tội được. Trước mặt Đấng Tạo Hóa, do ơn sáng tạo của Ngài mới có mặt chúng ta ở cõi đời này. Ân  sủng ban  cho  sự  cứu  rỗi  chỉ duy nhờ Đức Chúa Trời. Ngoài Đấng Tối cao  ấy chẳng có Đấng nào khác có đủ quyền năng cứu chuộc tội lỗi thế gian: “Ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bời việc làm đâu. Hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8, 9).

Nhìn những Phật  tử có  thiện  tâm đáng  thương có  lòng mong muốn  tìm đường giải thoát tội lỗi bằng sự ép xác khổ hạnh như thế. Mong cầu Chúa mở mắt mở lòng cho họ tìm thấy  ánh  sáng  chân  lý  cứu  rỗi  của  Chúa  cho  tâm  linh  họ  được  thức  tỉnh  quay về  với  cội nguồn, nơi Đức Chúa Trời tạo dựng nhân loại tổ tiên mình. Những dấu hiệu của ngày tận thế cũng là ngày Đức Chúa Giê-su  tái lâm đã  thấy xuất hiện nhiều nơi, đúng như sự cảnh báo của các  tiên  tri  trong Kinh Thánh. Vậy ai là người biết sợ  tội lỗi,  tự  thấy mình là  tội nhân đang đứng  trước sự phán xét  của Đức Chúa Trời, hãy  tìm kiếm Đức Chúa Giê-su với mục đích tội được tha, linh hồn được cứu vì khi sự chết đến bất ngờ, họ sẽ không còn cơ hội nữa.
Hãy kịp ăn năn, tin cậy và làm vinh hiễn danh Chúa: “Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy hãy làm sáng danh Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 6:20). 

Ngọc Thành--Cần thơ