Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, July 28, 2013

Có đời sống sau khi qua đời?




Câu hỏi: Có đời sống sau khi qua đời?

Trả lời: 
Có đời sống sau khi qua đời? Kinh Thánh nói với chúng ta: “Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, bị đầy dẫy sự khốn khổ. Người sanh ra như cỏ hoa rồi bị phát; Người chạy qua như bóng không ở lâu dài…Nếu loài người chết có sống lại được chăng! (Gióp 14:1-2,14)

Giống như Gióp, tất cả chúng ta gần như bị thách thức bởi câu hỏi này. Sau khi chúng ta qua đời chính xác điều gì sẽ xảy ra? Có phải đơn giản là chúng ta thôi tồn tại? Có phải đời sống là cánh cửa quay vòng của sự khởi hành và quay lại trần gian để đạt được một cá nhân cao quí? Có phải mọi người đi đến cùng một nơi hay đi đến những nơi khác nhau? Có Thiên đàng và địa ngục thật không hay chỉ là trạng thái của tâm trí?


Kinh Thánh nói với chúng ta rằng không chỉ có cuộc sống sau khi qua đời mà là sự sống đời đời rất vinh hiển đó là “ Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.” (I Cô-rinh-tô 2:9). Đức Chúa Trời trong thân hình con người của Chúa Giê Xu Christ đã đến thế gian để tặng cho chúng ta món quà sự sống đời đời. “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” (Ê-Sai 53:5) Những hình phạt của chúng ta xứng đáng phải chịu được Chúa gánh lấy và Ngài dâng chính mạng sống của Ngài làm của lễ chuộc tội. Ba ngày sau Ngài đã sống lại minh chứng cho sự chiến thắng của Ngài trên sự chết bằng linh hồn và thân thể. Ngài còn ở lại thế gian trong bốn mươi ngày và được hàng ngàn người làm chứng trước khi Ngài thăng thiên về nhà đời đời trong Thiên đàng. Rô ma 4:25 nói: “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta.”

Sự sống lại của Chúa Giê Xu là bằng chứng hiển nhiên. Sứ đồ Phao Lô đã thách thức câu hỏi căn cứ trên nhân chứng nhìn thấy tận mắt và không một ai tranh cãi được sự thật này. Sự sống lại là nền tảng trong niềm tin Cơ Đốc giáo vì Chúa Giê Xu Christ đã sống lại sau khi qua đời, niềm tin chúng ta là cũng được sống lại như vậy.

Phao Lô đã nhắc nhở một vài Cơ Đốc nhân đầu tiên vô tín như vầy: “Vả, nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại? Nếu những kẻ chết không sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.” (I Cô-rinh-tô 15:12-13)

“Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ. Vả vì cớ một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết. Như trong A-Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại.” (I Cô-rinh-tô 15:20-22). “Và Đức Chúa Trời là Đấng đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ lấy quyền phép mình khiến chúng ta sống lại nữa.” (I Cô-rinh-tô 6:14).

Mặc dầu thật sự tất cả chúng ta đều sống lại, nhưng không phải tất cả đều đi Thiên đàng. Từng người phải quyết định trong đời sống này chọn lựa nơi mà mình sẽ đi vào cõi đời đời. Kinh Thánh nói rằng theo như đã định cho chúng ta phải chết một lần, rồi sẽ chịu phán xét. (Hê-bơ-rơ 9:27) Những người làm sự công bình sẽ đi vào sự sống đời đời trong Thiên đàng, nhưng những người vô tín sẽ bị đưa vào sự hình phạt đời đời là hỏa ngục. (Ma-thi-ơ 25:46).

Hỏa ngục không chỉ là trạng thái tồn tại mà là một nơi có thực cũng như Thiên đàng. Đó là nơi những người không công bình sẽ chịu đựng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đời đời không bao giờ chấm dứt. Họ sẽ có cảm xúc kéo dài, tinh thần và thể xác dằn vặt. Sự đau khổ có ý thức vì xấu hổ, ân hận, hối tiếc.

Hỏa ngục được mô tả là một hố sâu không đáy (Lu-ca 8:31; Khải Huyền 9:1) và là hồ lửa cháy bằng lưu huỳnh, những người trong nơi ấy sẽ chịu đốt cả ngày lẫn đêm mãi mãi đến muôn đời. (Khải Huyền 20:10) Trong hỏa ngục nơi có khóc lóc nghiến răng cho thấy cực kỳ đau đớn và hận. (Ma-thi-ơ 13:42) Nơi ấy loài sâu bọ không hề chết và lửa không hề tàn. (Mác 9:48) Đức Chúa Trời không vui về sự chết của kẻ hung dữ, nhưng Ngài mong mõi họ từ bỏ đường lối hung dữ để được sự sống. (Ê-xê-chi-ên 33:11) Nhưng Ngài không ép buộc chúng ta tin nhận nếu chúng ta thích từ chối. Ngài có sự chọn lựa cho chúng ta nhưng Ngài để chúng ta quyền quyết định – trở thành một phần sự sống trong Ngài.

Đời sống trên đất là một cuộc thử nghiệm – Một sự chuẩn bị cho những gì sắp đến. Đối với người tin Chúa, sự sống đời đời hiện diện sát bên cạnh Đức Chúa Trời. Vì thế làm thế nào chúng ta được xưng công bình và nhận sự sống đời đời này? Chỉ có một con đường duy nhất: Tin vào Chúa Giê Xu Christ là con của Đức Chúa Trời. Chúa Giê Xu đã nói: “ Ta là sự sống lại và sự sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết…” (Giăng 11:25-26)

Món quà của sự sống đời đời ban cho tất cả mọi người nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ những ham muốn thế gian của chính mình để dâng đời sống chúng ta cho Đức Chúa Trời. “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.” (Giăng 3:36) Sau khi chết chúng ta không còn cơ hội ăn năn tội của chúng ta vì khi gặp Đức Chúa Trời chúng ta không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc tin nhận Ngài. Ngài muốn chúng ta đến với Ngài bằng đức tin và lòng yêu mến ngay bây giờ. Nếu chúng ta chấp nhận sự chết của Chúa Giê Xu Christ như sự đền tội phản nghịch Đức Chúa Trời của chúng ta. Chúng ta được bảo đãm không chỉ một cuộc sống đầy ý nghĩa trên đất mà còn có cuộc sống đời đời trong sự hiện diện của Đấng Christ.

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa, bạn hãy nói với Thượng Đế những lời đơn sơ như sau: 
“Lạy Chúa, con biết con có tội chống nghịch Ngài nên đáng bị hình phạt, nhưng Chúa Giê Xu đã gánh lấy hình phạt thay cho con nhờ đó trong đức tin vào Chúa Giê Xu con được tha thứ. Con xin từ bỏ tội lỗi của con và đặt niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì ân điển kỳ diệu và sự tha thứ của Ngài. A-men! (Nói những lời này hay những lời cầu nguyện khác, không giải cứu được bạn. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giê Xu bạn mới được tha thứ tội. Lời cầu nguyện này là cách đơn giản để diễn tả niềm tin của bạn cho Thượng Đế và cảm ơn Ngài về sự tha thứ tội.)

Tôi đã tin nhận Chúa Giê Xu … Làm gì bây giờ?


 


Câu hỏi: Tôi đã tin nhận Chúa Giê Xu … Làm gì bây giờ?

Trả lời: 
Chúc mừng! Bạn đã làm một quyết định thay đổi đời sống. Có lẻ bạn sắp hỏi bây giờ tôi phải làm gì? Làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình với Thượng Đế? Chú ý năm bước bên dưới sẽ hướng dẫn cho bạn từ Kinh Thánh. Khi nào bạn có câu hỏi trên hành trình, xin ghé thăm: http://www.gotquestions.org/Viet
1. Củng cố sự hiểu biết về sự cứu rỗi của bạn:

I Giăng 5:13 nói với chúng ta: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” Thượng Đế muốn chúng ta hiểu biết về sự cứu rỗi. Thượng Đế muốn chúng ta tin và biết chắc vào những gì chúng ta được cứu. Tóm lại, hãy theo những điểm then chốt về sự cứu rỗi.

(a) Tất cả chúng tôi đã phạm tội. Tất cả chúng tôi đều làm những việc không đẹp lòng Thượng Đế. (Rô Ma 3:23)

(b) Bởi vì tội lỗi của chúng tôi mà chúng tôi xứng đáng bị hình phạt với sự xa cách đời đời khỏi Thượng Đế. (Rô Ma 6:23)

(c) Chúa Giê Xu đã chết trên thập tự giá để đền tội cho chúng tôi (Rô Ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa Giê Xu đã chết tại nơi chúng tôi đáng bị hình phạt. Sự sống lại của Chúa Giê Xu chứng minh sự chết của Chúa Giê Xu đã đủ trả thay cho tội lỗi chúng tôi.

(d) Thượng Đế ban cho sự tha thứ và sự cứu rỗi cho tất cả những ai đặt niềm tin vào Chúa Giê Xu – Tin sự chết của Ngài đã đền tội cho chúng ta. (Giăng 3:16; Rô Ma 5:1; Rô Ma 8:1)

Đó là thông điệp sự cứu rỗi. Nếu bạn đặt đức tin mình vào Chúa Giê Xu làm cứu Chúa của bạn, bạn đã được cứu. Tất cả tội của bạn đã được tha, và Thượng Đế hứa sẽ không bao giờ rời bỏ hay không giúp bạn. (Rô Ma 8:38-39, Ma-thi-ơ 28:20). Nên nhớ kỷ, sự cứu rỗi của bạn được bảo đãm trong Chúa Giê Xu Christ (Giăng 10:28-29). Nếu bạn tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa duy nhất bạn có thể tin chắc rằng bạn sẽ hưởng sự sống vĩnh cửu với Thượng Đế trong Thiên Đàng.
2. Tìm một nhà thờ tốt có dạy Kinh Thánh:

Đừng nghĩ nhà thờ là một cơ sở tôn giáo. Nhà thờ là những con người. Nó rất quan trọng để các tín hữu trong Chúa Giê Xu Christ có mối quan hệ thân hữu với nhau. Đó là một trong những mục đích trước tiên của nhà thờ. Bấy giờ bạn đặt niềm tin của minh trong Chúa Giê Xu. Tôi khích lệ bạn nên tìm một nhà thờ tin vào Kinh Thánh trong khu vực bạn đang ở và nói với Mục sư về niềm tin mới của bạn trong Đức Chúa Giê Xu.

Mục đích thứ hai của nhà thờ là dạy Kinh Thánh. Bạn có thể học cách áp dụng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời vào đời sống của bạn. Hiểu Kinh Thánh là chìa khóa cho một đời sống thành công và một cuộc sống Cơ Đốc đầy năng lực. II Ti-mô-thê 3:16-17 nói: “ Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

Mục đích thứ ba của nhà thờ là thờ phượng Chúa. Thờ phượng là tạ ơn Đức Chúa Trời về tất cả những việc Ngài đã làm! Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta. Đức Chúa Trời yêu chúng ta. Đức Chúa Trời chu cấp cho chúng ta. Đức Chúa Trời hướng dẫn và chỉ đường cho chúng ta. Làm thế nào mà chúng ta không thể tạ ơn Ngài? Đức Chúa Trời là thánh khiết, công bình, yêu thương, nhân từ và đầy ân điển. Khải Huyến 4:11 cho biết: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí, và quyền lực: Vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.
3. Đặt một thời gian riêng biệt mỗi ngày dành cho Chúa:

Điều này rất quan trọng cho chúng ta trong việc sử dụng thời gian hằng ngày dành cho Chúa. Một số người gọi thời giờ này là “thời gian yên lặng” những người khác gọi là “giờ tin kính” bởi vì trong giờ phút đó chúng ta thể hiện lòng tin kính với Đức Chúa Trời. Một số người lựa chọn biệt riêng giờ sáng sớm, trong khi một số người khác chọn giờ buổi tối. Không có vấn đề gì khi bạn lựa chọn giờ hay khi làm điều đó. Vấn đề là bạn có dành thời giờ đều đặn cho Đức Chúa Trời? Những sự kiện gì quyết định thời gian của chúng ta với Chúa?

(a) Cầu nguyện: Cầu nguyện đơn giản là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nói với Đức Chúa Trời về những vấn đề bạn quan tâm hay những khó khăn của bạn. Cầu xin Đức Chúa Trời cho bạn sự khôn ngoan và hướng dẫn bạn. Cầu xin Chúa cung cấp những nhu cầu của bạn. Nói với Đức Chúa Trời bạn yêu Ngài thật nhiều và bạn chân thành cảm tạ ơn Ngài rất nhiều về những điều Ngài làm cho bạn. Đó là tất cả những gì mà bạn cầu nguyện.

(b) Đọc Kinh Thánh: Điều kiện để được dạy Kinh Thánh trong các giờ học Kinh Thánh tại nhà thờ, trường Chúa nhật, các lớp Kinh Thánh bạn cần phải tự mình đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa mọi điều bạn cần biết để sắp xếp cho một đời sống Cơ Đốc nhân thành công. Kinh Thánh chứa đựng sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời để làm cách nào có quyết định thông minh, làm thế nào biết ý chỉ của Thượng Đế, làm cách nào để truyền giáo cho những người khác, và làm thế nào để trưởng thành tâm linh. Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời cho chúng ta. Kinh Thánh là sổ tay hướng dẫn của Đức Chúa Trời chính yếu cho đời sống chúng ta làm cách nào được đẹp lòng Ngài và hài hòa cho chúng ta.
4. Phát triển mối giao thông với mọi người mà có thể giúp cho tâm linh bạn.

I Cô-rinh-tô 15:33 nói với chúng ta: “Anh em chớ mắc lừa, bạn bè xấu làm hư thói nết tốt.” Kinh Thánh có nhiều lời cảnh báo về những người xấu gieo ảnh hưởng đến chúng ta. Dành nhiều thời gian với những người có các hoạt động ràng buộc với tội lỗi sẽ cám dỗ chúng ta về những việc làm của họ. Tư cách của những người xung quanh này sẽ “làm bại hoại” cho chúng ta. Đó là lý do tại sao những người chung quanh rất quan trọng nếu là những người yêu mến Chúa và có bổn phận với Ngài.

Cố gắng tìm một hoặc hai người bạn trong nhà thờ của bạn là người có thể giúp đỡ và khuyến khích bạn. (Hê-bơ-rơ 3:13; 10:24) Yêu cầu những người bạn đó chịu trách nhiệm về thời giờ cầu nguyện, những hành động và việc đồng đi với Chúa của bạn. Và cũng đề nghị có thể giúp họ như vậy. Điều này không có nghĩa bạn phải từ bỏ những người bạn chưa biết Chúa, cứ tiếp tục làm bạn của họ và yêu mến họ. Đơn giản là để cho các bạn biết rằng Chúa Giê Xu đã thay đổi đời sống của bạn nên bạn không thể làm những điều như trước nữa. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời cho bạn những cơ hội để chia sẻ Chúa Giê Xu với những người bạn mình.
5. Chịu lễ Báp têm:

Nhiều người không hiểu rõ về lễ Báp têm. Từ ngữ “Báp têm” nghĩa là dìm mình xuống nước. Báp têm là cách Kinh Thánh cho biết bạn công khai tuyên xưng về đức tin mới của bạn với Đấng Christ và hứa nguyện theo Ngài. Hành động dìm mình xuống nước giải bày việc bạn đồng chôn với Đấng Christ. Việc ra khỏi nước cho thấy sự sống lại của Đấng Christ. Chịu lễ báp têm là xác định chính bạn đồng chết, chịu chôn và được sống lại với Chúa Giê Xua (Rô Ma 6:3-4).

Lễ Báp têm không cứu được bạn, lễ Báp têm cũng không làm rửa sạch tội bạn. Báp têm đơn giản là bước vâng phục Chúa. Một cách thông báo công khai về đức tin của bạn trong Christ là sự cứu chuộc duy nhất. Báp têm quan trọng vì là nấc thang của sự vâng lời, loan báo công công khai đức tin trong Christ và hứa nguyện với Ngài. Nếu bạn sẵn sàng chịu lễ Báp têm bạn nên báo cho Mục sư biết.
http://www.gotquestions.org/Viet/Viet-Now-What.html