Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, May 27, 2018

Đầu Năm Chúa Hỏi

Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy Lêvi ký 23:24
 
Đầu năm thường là một thời gian cho tưởng niệm. Khi chúng ta quét dọn cái cũ và chào đón năm mới, hầu hết mọi người đều tưởng niệm với các bữa tiệc chúc mừng. Có người sẽ có một ít thức uống, những người khác sẽ khiêu vũ, và mọi người sẽ thưởng thức những thời điểm tốt đẹp khi chúng ta tạm thời thoát khỏi thực tại và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Do-thái giáo trước Năm Mới chính xác là ngược lại. Thay vì lấy một bước lùi ra khỏi thực tại của chúng ta, chúng ta lại thu nhỏ vào trong đó. Chúng ta không bị lạc lối trong các lễ hội; thay vì thế, chính việc thông qua lễ mừng Rosh Hashanah mà chúng ta tìm gặp bản thân mình.
 
Rosh Hashanah được dịch thoải mái là “Năm mới của người Do Thái”, nhưng đấy chẳng phải là điều mà câu nầy muốn nói. Rosh là tiếng Hê-bơ-rơ cho chữ “đầu”, trong khi Hashanah là tiếng Hêbơrơ cho “năm”. Vì vậy, Rosh Hashanah sát nghĩa có ý nói “Đầu Năm”. Không những đây là một sự khác biệt trong ngữ nghĩa học; nó có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Giống như cái đầu quyết định nơi nào và làm thế nào phần còn lại của cơ thể chúng ta sẽ đi, thì cũng một thể ấy, phần bắt đầu của năm quyết định phần còn lại của năm mà chúng tôi đang đón mời. Đây là một tư tưởng rất hay, cưu mang với nhiều tiềm năng – đó là lý do tại sao năm mới của người Do-thái là thời gian phù hợp với thực tại của chúng ta hơn bao giờ hết.
 
Một vị ra-bi vào thế kỷ 18 có tên là Shneur Zalman đã từng bị hỏi: “Làm sao chúng ta có thể hiểu được Đức Chúa Trời, là Đấng Toàn Tri, đã nói với A-đam: ‘Ngươi ở đâu?’ sau khi ông phạm tội do ăn trái cấm”. Vị ra-bi đáp: “Có phải bạn tin rằng Kinh thánh là vĩnh cửu và mỗi thời đại, từng thế hệ, và mỗi người đều được gộp vào đó?” Người kia đáp: “Tôi tin điều này”. Ra-bi Shneur Zalman nói: “Vậy thì, trong mỗi thời đại, Đức Chúa Trời hỏi từng người: “Ngươi đang ở đâu trong cuộc đời của ngươi? Nhiều năm và nhiều ngày đó đã được trao cho ngươi đã trôi qua, và ngươi đã đi bao xa trong cuộc đời của ngươi?”
 
Vào ngày Rosh Hashanah đầu tiên của thế gian, A-đam đã được dựng nên, phạm tội và bị phán xét. Chính vào ngày ấy, Đức Chúa Trời hỏi: “Ngươi ở đâu?” Và chính vào ngày ấy, hàng năm một, Đức Chúa Trời lại hỏi chúng ta cùng một câu đó – và chúng ta cần phải đưa ra câu trả lời. Chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn vào nơi chúng ta đã đến và nơi chúng ta định đi. Chúng ta cần phải trả lời cho những ngã rẽ sai lầm mà chúng tôi đã đặt chân đến rồi quay trở lại chỗ mà chúng ta muốn trở thành.
 
Đức Chúa Trời vốn biết rõ chỗ ở của chúng ta – về thuộc thể và về thuộc linh. Nhằm ngày Rosh Hashanah, chúng ta là những người cần phải lưu ý đến nơi chúng ta sinh sống, và quan trọng nhất là quyết định nơi mà chúng ta đang được dẫn dắt đến.
Đoàn Phan Danh