Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, June 15, 2015

LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ NÓI LÀ KHÔNG CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI?




Tôi muốn cùng quý vị khảo sát kĩ một câu hỏi: Có Đức Chúa Trời trong vũ trụ này không? Một số thì nói có, số khác cãi là không. Sự tranh luận bị chia rẽ càng lớn với mỗi bên đều đưa ra một câu chuyện khác nhau. Thật sự là có Đức Chúa Trời không? Nếu nói có, quý vị đã bao giờ gặp Ngài hay chạm Ngài chưa? Quý vị đã từng trò chuyện với Ngài chưa? Quí vị đã từng chứng minh sự hiện diện của Ngài bằng những phương pháp khoa học chưa? Trái lại, nếu quý vị nói không có Đức Chúa Trời, xin hãy xem xét sự vĩ đại của vũ trụ, những kì quan của cả cõi sáng tạo, những lời làm chứng của tất cả những người đã tin Đức Chúa Trời. Quý vị có dám kết luận rằng không có một Đấng tối cao, không có Đức Chúa Trời không? Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp như thế cứ vương vấn trong tâm trí tôi hơn hai mươi năm. Nhưng giờ đây, tôi đã được giải phóng khỏi mớ bòng bong nghi ngờ đó, và từ tấm lòng, tôi tuyên bố với quý vị rằng “Có Đức Chúa Trời”. Tôi xin trình bày các bằng chứng sau:

Ý NGHĨA VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Trời mà chúng tôi nói đến là Đấng tối cao, toàn quyền, Đấng đã tạo dựng vũ trụ và mọi vật trong đó, là Đức Chúa Trời chân thật duy nhất. Ngài là Đấng tự hữu hằng hữu; là Đấng yêu thương nhất và vĩ đại nhất; Đấng công chính, thánh biệt, khôn ngoan và toàn năng. Ngài hoàn toàn khác với tất cả những ngụy thần mà thế giới đang thờ phượng.
Làm sao chúng ta phân biệt được Đức Chúa Trời chân thật với ngụy thần? Điều này không khó. Chỉ cần suy nghĩ kĩ thì quý vị sẽ rõ. Vì Đức Chúa Trời chân thật là Đấng tối cao, tạo dựng muôn vật, Ngài có cần cư ngụ trong các đền thờ do bàn tay con người làm nên không? Vì Đức Chúa Trời chân thật sở hữu mọi sự, Ngài có cần những lễ vật quý vị dâng lên như thể Ngài thiếu điều gì đó không? Vì Đức Chúa Trời chân thật là Đấng hằng hữu, liệu Ngài có bị mục nát hay đổ bể như những bức tranh điêu khắc hoặc những tượng chạm bằng gỗ không có sự sống không? Vì Đức Chúa Trời chân thật là Đấng vinh hiển, liệu Ngài có ẩn mình sau những miếng vàng, bạc giấy, gỗ và đá để nhận hương khói từ con người không? Vì Đức Chúa Trời chân thật là Đấng công chính, liệu Ngài có tha thứ các sự vi phạm của quý vị chỉ vì quý vị đốt một vài món đồ mã không?
Thưa quý vị, không chỉ có các hình tượng không phải là Đức Chúa Trời mà ngay cả các lãnh tụ tôn giáo cũng không phải là Đức Chúa Trời thật! Họ chỉ là con người và chưa bao giờ tuyên bố mình là Đức Chúa Trời. Nhưng về sau, họ được người ta sùng kính hay được các vua phong làm thần. Việc họ được các vua phong là thần cũng đủ làm bằng chứng họ không phải là Đức Chúa Trời!
Thành khẩn tìm cách phân biệt
Chân thần và ngụy thần
Ngày xưa có một cậu bé người Nhật tên là Taw-Siang Sin. Gia đình cậu thờ nhiều hình tượng, nhưng cậu luôn luôn nghi ngờ về các hình tượng này vì mỗi lần bị ngã, chúng không thể tự mình đứng dậy mà phải cần ai đó dựng lên. Cậu thắc mắc là các hình tượng thậm chí không có một chút sức mạnh nào để tự đứng lên thì làm sao có quyền tối cao nắm giữ sự sống con người? Nhưng tên gọi của những hình tượng đó thì thật hấp dẫn: Thần vàng hay Thần may mắn, Thần trường thọ, Nữ thần từ bi nghìn tay nghìn chân. Thậm chí cũng có những thần đặc biệt chăm sóc trẻ em. Mỗi lần Taw-Siang Sin ngã bệnh, mẹ cầu phủ phục trước hình tượng này để xin ban phước cho con mình mau bình phục. Và còn nhiều thần khác nữa. Người ta nói rằng nếu dâng một chén cơm mỗi ngày thì những thần thượng này sẽ ban bình an cho quý vị mỗi ngày. Nhưng Taw-Siang đào một cái hố dưới đất và chôn bức tượng đó xuống, rồi thầm nguyện: “Lạy thần tôn kính, nếu ngài có thể tự mình ra khỏi hố này thì con sẽ thờ phượng ngài. Nhưng nếu ngài thậm chí không thể tự giúp mình thì làm sao bảo vệ con được? Xin ngài cho phép con thử Ngài” Taw-Siang kiên nhẫn quan sát và chờ đợi. Một sáng nọ, bỗng nhiên cậu nhìn thấy một mầm xanh vươn lên ngay từ cái hố nhỏ đó. Tò mò, cậu nhẹ nhàng gạt chỗ đất phủ trên bước tường và thấy nó nằm đúng tư thế như khi câu chôn xuống. Nó không di chuyển dù chỉ một chút. Nhưng có một hạt sống bị mắc kẹt trong bàn tay của bức tượng; và bởi sức nóng mặt trời và nước mua nên hạt giống ấy đã nảy mầm và nhú lên thành một cây xanh nhỏ. Taw-Siang nhìn vào bức tượng đồng mà cả nhà cậu luôn luôn quỳ lạy. Cậu lấy làm kinh ngạc vì sức mạnh của nó thậm chí không thể so sánh với một hạt giống nhỏ đang nảy mầm!. Cậu không bao giờ quên được bài học đó. Và từ đó, cậu tha thiết tìm kiếm ý nghĩ của đời sống con người để biết liệu có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật không. Và nếu không có Đức Chúa Trời, cậu muốn hiểu vũ trụ bắt nguồn từ đâu.
Sau vài năm, khi Taw-Siang được mười tám tuổi, cậu vào một trường đại học ở Tokyo. Một ngày nọ, cậu mở một cuốn sổ tay địa lí, và câu đầu tiên nói rằng “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên các tầng trời và trái đất”. Đây là câu trả lời cho mọi thắc mắc của cậu về trời và đất! Ở Nhật, có nhiều đền miếu đẹp được xây trên núi, và những người mộ đạo đi đến đó để đốt hương vì họ nghĩ rằng có nhiều thần linh cư ngụ trên những ngọn núi này. Nhưng không người nào đã tìm thấy Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng các tầng trời và trái đất. Taw-Siang đã viết ra một lời cầu nguyện từ trong lòng cậu rằng: “Gửi Đức Chúa Trời là Đấng chưa biết, nếu Ngài có mắt, xin hãy đoái xem con; nếu Ngài có tai, xin hãy lắng nghe con; xin dẫn dắt con đến với Ngài”. Đức Chúa Trời đã trả lời cầu nguyện của cậu như cậu mong đợi.
  Vào năm 1864 Taw-Siang đang tìm cách đến Boston, nước Mỹ. Một thuyền trưởng tên là Hardy có nghe về cậu và sai người đưa cậu xuống tàu. Thuyền trưởng này là người yêu mến Đức Chúa Trời; ông đã trả lời nhiều câu hỏi của Taw-Siang. Ông cũng tặng cậu một cuốn Kinh Thánh. Khi Taw-Siang mở Kinh Thánh ra, câu  đầu tiên viết rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên các từng trời và trái đất”. Ông Hardy coi Taw-Siang như con ruột. Ông gửi cậu vào học Đại học Ani-mist và trường Thần học Underway, và trả học phí cho cậu. Sau khi Taw-Siang tốt nghiệp, cậu trở về Nhật và điều hành một trường Đại học Cơ Đốc để rao giảng phúc âm của Chúa. Vì thế, chúng ta thấy rằng phân biệt giữa Đức Chúa Trời chân thật và ngụy thần là điều không khó đối với một người thành tâm tìm kiếm Đức Chúa Trời.