Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, October 16, 2018

Cuộc đua đến Nam Cực


Roald Amundsen (1872- 1928)  là một nhà thám hiểm địa cực người Na Uy, ông đã quyết định làm người đầu tiên đến Bắc cực. Nhưng khi ông nghe nói rằng có mấy người khác đã khởi hành đến Bắc cực trước ông rồi, ông liền chuyển chú tâm của mình sang Nam cực, mà vào lúc ấy cũng có Robert Falcon Scott (1868-
1912) đang nhắm đến Nam cực nữa. Robert Falcon Scott là sĩ quan hải quân hoàng gia Anh quốc.

Roald Amundsen đã ném bỏ các kế hoạch đi Bắc Cực của mình cách đột ngột và khởi hành đi Nam Cực vào năm 1911. Ông ta đã thông báo trước đó về sự thay đổi này trong ý định của mình cho cả đội của ông cũng như cho nhà vua Na-uy. Nên một cuộc đua hào hứng đến Nam Cực với Falcon Scott đã bắt đầu.
Amundsen và Scott chọn các tuyến đường khác nhau để đến Nam Cực. Không chỉ vậy thôi, họ cũng có những phương pháp khác nhau. Scott dựa vào xe trượt tuyết do ngựa con kéo, trong khi Amundsen dựa vào xe trượt tuyết do chó lông xù kéo. Scott đã đặt niềm tin sai lầm vào sức ngựa: những chiếc xe trượt tuyết của ông thất bại vì chân những con ngựa lún sâu xuống tuyết. Và do đó, không có gì lạ khi Amundsen và đoàn của ông ta đã đến Nam Cực 35 ngày trước Scott và đoàn tùy tùng của ông ấy. Vào ngày 14 tháng 12 năm 1911, Amundsen treo cờ Na Uy trên đất Nam cực, đánh dấu ngày mình thắng cuộc đua.
Khi Scott tiếp cận Nam cực những ngày sau đó, máu trong tĩnh mạch của ông ta thậm chí đóng băng: mà ông ta chưa hề bị trước đây! Những khó khăn to lớn kinh khủng mà ông đã gánh chịu trên hành trình đều vô ích. Ông đã đến quá muộn!- 18-1-2012-  Hai từ ngữ “quá muộn” này đẩy ông và những người theo ông té nhào xuống đất. Và thảm thay, trên chuyến đi trở về, không có một ai trong cả đoàn của Scott còn sống sót.
Nếu bạn tưởng tượng được những gì mà Scott và đoàn người của ông ta phải chịu đựng mong để có thể làm người đầu tiên đến Nam Cực, thì bạn có thể đoán ra những gì giống như vậy khiến chúng ta nhận ra rằng mình đã quá muộn vào ngày cuối đời!
Đời người là một trường tranh đấu, có kẻ thắng thì cũng có người thua. Đời người là một cuộc chạy đua đường dài giữa vòng những người đồng thời. Kẻ chết sớm, người trường thọ chết muộn hơn. Tốc lực người chạy đua, nhiều khi đạt kỉ lục bậc nhất. Kinh thánh có miêu tả sự di hành tăng tốc siêu việt của A-lịch-sơn đại đế nước Hi lạp như sau: ông “đi rảo khắp mặt đất mà chân không chạm đất” (Đa-ni-ên 8:5)
Trong quyển sách Nhà thuyết giáo, vị hiền triết quay lại và thấy rằng tất cả, ngay cả những phẩm chất xuất sắc nhất của trí tuệ con người cũng không dẫn đến bất kỳ kết quả tích cực nào. Mọi thứ đều kết thúc với một thảm họa bất ngờ.
Nhà hiền triết bình luận: “Ta lại đã thấy dưới mặt trời rằng chạy đua không phải cho những kẻ lẹ-làng, và chiến-trận không cho các dũng sĩ, và bánh cũng không cho kẻ khôn-ngoan, của-cải cũng chẳng cho kẻ sáng-suốt, đặc-ân cũng chẳng cho người có khả-năng; vì thời-gian và may rủi bắt kịp họ hết. Hơn nữa, loài người chẳng biết thời của mình: như cá bị kẹt trong cái lưới xảo-quyệt, và chim bị mắc trong một cái bẫy, cũng thế những con trai loài người đều bị kẹt trong một thời xấu-xa khi nó thình-lình giáng trên họ”- (Nhà thuyết giáo 9:11-12).
Sự vận dụng năng lực quá sức khiến đại đế Hi lạp qua đời quá trẻ, nhưng còn chút ít thì giờ nhận định được sự hư không của cuộc đời, dù quá muộn.
Luật thiên nhiên mặc định ai ai rồi cũng phải chết. Nhưng ai có thể hiểu được nỗi kinh hoàng và mô tả được những cảm giác khi mọi người nhận thức được về bản thân trong cõi đời đời là đã quá muộn như thế nào chăng? A-lịch-sơn đại đế, dù quá muộn, nhưng còn chút ít thì giờ chuẩn bị cho cái chết của mình. Còn bạn, bạn có quá muộn để được hòa giải với Đấng Tạo Hóa, có quá muộn để chuẩn bị cho chuyến đi vào cõi vĩnh hằng chăng?.
Minh Khải-