Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, December 29, 2012

Sự kiểm tự trong tiến trình sao chép DNA




Bài “DNA discovery opens new door to develop tools, therapies for hereditary cancers”  (Một  khám  phá  DNA  mở  đường  cho  sự  chế  tạo  những  dụng  cụ, phương pháp  trị bịnh ung  thư về di  truyền)  trong báo Bioscience Technology có đưa  tin một nhóm nghiên cứu  tại đại học McMaster, Ontario, Canada vừa khám phá ra một protein có tên là MutL, có khả năng điều khiển sự sửa chữa các mẫu  tự nền  trong DNA, bị so le  trong khi DNA được sao chép. Trong bài này chúng ta sẽ bàn tới ý nghĩa của sự khám phá này trong bối cảnh của vấn đề tiến hóa hay thiết kế thông minh (intelligent design). 
Trước  khi  đi  vào  điểm  chính,  chúng  ta  cần  ôn  qua  về  cấu  trúc  và  vận  hành  của  DNA, protein, và quan hệ giữa chúng.


I- Đơn vị cơ bản của sinh vật:
Cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi nhiều  tế bào. Trong mỗi tế bào có nhân (nucleus). Trong nhân  tế bào có nhiều nhiễm sắc  thể (chromosomes) đi với nhau  thành  từng cặp. Một giải nhiễm sắc  thể này được cấu  tạo bởi hai sợi DNA  (Deoxyribo Nucleic Acid) cuốn vào nhau như  lò  xo  (Hình  1). Một  sợi DNA  được  cấu  tạo  bởi  các  phân  tử  đường  (màu  hồng)  và Phosphor (màu chàm) xen kẻ nhau. Hai sợi DNA trong một giải nhiễm sắc thể kết vào nhau nhờ các nối hóa học, gọi là nối hi-drô, giữa các phân tử Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), và Cytosine (C) (trượng trưng bằng các hộp có màu xanh dương lạt trong Hình 2) theo nguyên tắc sau:
. A nối với T bằng hai nối
. G nối với C bằng ba nối

Một nối hy-drô được tương trưng bằng một gạch ~~~~~~. Mỗi phân tử A, T, G và C được kết hợp từ các nguyên tử Carbon, Nitrogen, Hydrogen. Chúng được gọi là các “mẫu tự nền.”
Một cặp A-T hay G-C được gọi là một cặp nền (base pairs). Một sự sắp xếp theo thứ tự nào
  
Hình 1.- Vị trí và vai trò của DNA   Hình 2.- Cấu trúc hóa học của DNA Sự kiểm tự trong tiến trình sao chép DNA đó của chúng là chỉ thị được mã hóa để cơ thể sinh vật biết cách sản xuất ra protein, các tế bào của các bộ phận khác và cách vận hành chúng. Phần DNA mang chỉ thị đó gọi là dzin (gene). Phần DNA không mang chỉ  thị nào, hay có mang chỉ  thị mà loài người chưa hiểu, được gọi là DNA rác mà chúng tôi đã có bàn tới [2]. Tổng hợp tất cả các chỉ thị này được gọi là bộ di truyền (genome). Hiện nay, chúng ta biết được bộ di truyền có khoảng từ 20 tới 25 ngàn dzin, nằm trong 23 cặp nhiễm sắc thể; tất cả nhiễm sắc thể có tổng cộng khoảng 3 tỉ (3,000,000,000) cặp nền. Tương tự như bộ nhớ của máy vi tính có chứa phần mềm, DNA là bộ nhớ của sinh vật, trong nó có chứa tin liệu về di truyền. 

Cũng như DNA, protein là một chuỗi rất lớn, được tạo thành bởi các phần nhỏ hơn. Mỗi phần nhỏ này là một amino acid. Mỗi  tổ  hợp  sắp  xếp  của  ba mẫu  tự  nền  trong DNA  quyết định  một  loại  amino  acid.  (Tỉ  dụ:  T-G-G  quyết  định Triptophan.) Có tất cả 20 loại amino acid cơ bản. Thứ tự sắp xếp  của  các  amino  acid  trong một  protein  quyết  định  đặc tính của protein đó. Sự sắp xếp thứ tự của hàng trăm mẫu tự nền trong DNA nào đó quyết định thứ tự sắp xếp của các amino acids trong một protein gọi là hemoglobin, tức là vật tải dưỡng khí trong máu của sinh vật.

II- Sự sao chép DNA:
Khi  cơ  thể  của một  sinh  vật  lớn  lên  thì  gia  tăng  về  kích thước. Muốn  vậy,  các  tế  bào  của  nó  phải  gia  tăng  về  số lượng. Tiến trình này gọi là sự nhân đôi (replication) của tế bào: mỗi tế bào tách ra thành hai giống y nó. Trước đó, thì bộ DNA phải được nhân đôi. Tiến  trình nhân đôi  của DNA bắt  đầu  bằng  việc  kích  thích  tố  (enzyme)  Helicase  uốn thẳng hai sợi DNA và tách chúng ra khỏi nhau. Sau đó, các mẫu  tự A, T, G và C mới được gắn vào hai sợi  “lò xo” mới tách ra khỏi nhau này theo nguyên tắc A nối với T, G với C.

Do vậy, từ một cặp DNA ban đầu, bây giờ chúng ta có đến hai cặp DNA mới giống hệt như cặp DNA cũ. Sau khi sự sao chép của DNA kết  thúc,  thì đến  lượt  tế bào cũ  tách  thành hai. Tiến trình sao chép của DNA thường xảy ra rất chính xác với tỉ lệ sai trật khoảng 1 cặp nền bị hư trong mỗi 50 triệu cặp nền được lắp ráp. Một trong các loại hư hoại là hiện tượng “đũa so le” trong đó nguyên tắc A-T và G-C bị phá vỡ; nghĩa là có sự hiện diện của các cặp so le G-T hay A-C. Các quang tuyến như cực tím (Ultra Violet), X, Gamma, v.v. có thể gây ra sự sai trật trong khi DNA rập khuôn. Các quang  tuyến này là sóng điện từ có  tầng số rất  cao,  có  thể  từ  không  gian  lọt vào  trái  đất  do  tầng ozone trong khí quyển bị phá mỏng, hay đến đến từ các vật  liệu  phóng  xạ  (radioactive)  như  Uranium.  Tiếp  xúc với các chất hóa học cũng có thể phá hư DNA nữa. Cuối cùng, có thể DNA bị hư chỉ vì lý do ngẫu nhiên trong lúc sao chép. Tất cả các sai trật này là nguyên nhân gây nên biến dị (mutations); từ đó gây ra bịnh ung thư và các rối loạn di truyền khác.


Để cho sự sao chép DNA đạt được độ chính xác cao phải có  một  tiến  trình  kiểm  soát  gọi  là  kiểm  tự  (proof reading),  tức là kiểm  tra và  sửa chữa (nếu cần) sự sắp xếp các mẫu tự nền. Chúng tôi mượn ý và tên “kiểm tự” 
Hình  3.-  Tiến  trình  rập  khuôn:  hai sợi  DNA  tách  ra,  các  chữ  nền  mới được gắn vào.
Hình 4.- Quan hệ mật thiết giữa protein
MutL và DNA  Sự kiểm tự trong tiến trình sao chép DNA    3
từ nghề in, tức là sự kiểm chữ của một bài báo, hay sách trước khi nó được đem ra in. Từ sự khám phá của nhóm nghiên cứu viên của Canada, chúng  ta biết  rằng protein MutL khống chế  tiến  trình kiểm  tự DNA. Quan hệ mật  thiết của protein MutL và DNA được minh họa trong Hình 4,  theo  đó, DNA nắm  tin  liệu  trong  việc  chế  tạo  ra mọi  protein,  trong  đó  có protein MutL. Ngược lại, MutL nắm giữ kỹ thuật kiểm tự sự sao chép DNA. MutL không làm công việc này một mình mà còn có sự trợ giúp của các protein khác như PCNA và các kích thích  tố khác để nhận diện, sửa chữa và loại bỏ các phần hư hỏng của DNA. Nhờ vào sự khám phá  ra MutL,  các nhà khoa học hy vọng  là  có  thể sáng  chế  ra các dụng  cụ mới và phương pháp mới để trị từ gốc các biến dị gây ra bịnh ung thư. Khi DNA mới bị hư hoại quá mức sửa chữa thì tế bào mới tự hủy để bảo vệ cơ thể sinh vật.

III- Protein MutL trong bối cảnh của vấn đề tiến hóa hay thiết kế thông minh:
Từ khám phá ra protein MutL công bố trong bài báo trên, chúng ta rút ra vài điều: 
1- Theo các nhà tiến hóa, trước hết, cái “có” xuất phát từ cái “không,” rồi cái “có mà chưa tốt, chưa mạnh, chưa đẹp” đó tiến hóa thành cái “tốt hơn, mạnh hơn, đẹp hơn” theo một  hàm  số  liên  tục  với  thời  gian.  Theo  điều  chúng  ta  học  được  từ môn  sinh  hóa  học (biochemistry) tức là môn học nghiên cứu về khía cạnh hóa học của vật sống, proteins phải thật là hoàn chỉnh thì sinh vật mới sinh hoạt được. Tỉ dụ như MutL phải thật là hoàn chỉnh thì mới điều khiển tiến trình kiểm tự cho sự sao chép DNA. Nếu tiến hóa thật sự xẩy ra thì MutL sẽ có nhiều cấu trúc nhỏ lớn, xấu đẹp, đơn giản phức tạp khác nhau vì tiến hóa là một tiến trình ngẫu nhiên. Nếu có nhiều dạng như vậy thì MutL sẽ không thể nào làm trọn chức năng kiểm chữ của mình. MutL phải là một cấu trúc phức  tạp không  thể giảm  thiểu được, mà giáo sư Michael Behe gọi là  irreducible complexity  trong cuốn sách “Darwin’s black box” của ông [3]. Đặc tính này được minh họa trong Hình 5, theo đó, độ phức tạp của sinh vật bắt đầu bằng một “cấp thang,” chứ không phải là một dốc đều. Sinh vật không thể tồn tại nếu sự phức tạp của nó “ít hơn, nhỏ hơn, thấp hơn” bực thang này. 

2- Muốn  có  tiến hóa,  trước hết  cần phải  có  biến  dị,  tức  là  các  thay  đổi  nhỏ trong DNA.  Biến  dị  là  nguồn  chất  liệu  của tiến hóa. Không  có chúng,  tiến hóa không thể  xẩy  ra.  Trên  các  biến  dị  ngẫu  nhiên này,  chọn  lọc  tự  nhiên  (natural  selection) mới hành động để loại bỏ ra những biến dị không thuận lợi và cố kết những cái có lợi. Từ đó, chúng được truyền qua đời sau. Tuy nhiên,  qua  nhiều  khám  phá  khoa  học, chúng  ta  biết  rằng  những  thay  đổi  trong DNA có  thể gây nên các bịnh  trí mạng cho sinh vật như ung thư hơn là làm cho chúng tiến  hóa  cao  hơn.  Tỉ  dụ  như  sự  hư  hỏng trong  DNA  của  người  có  thể  gây  ra  các bệnh như thấp khớp và tiểu đường theo như một báo cáo khoa học [4]. Biến dị có thể gây ra  các  bệnh  nguy  hiểm  khác  theo  như  thống  kê  của  Đại  học  Indiana  University-Purdue University Indianapolis tại Hoa Kỳ [5].

3- Sự hiện diện của cả ba cơ chế: tầng ozone ngăn cản quang tuyến độc hại, MutL sửa chữa hư hoại  trong DNA, và khả năng  tự hủy của  tế bào,  tất cả nhắm vào sự bảo vệ cho sự ổn định của bộ di truyền của sinh vật. Do đó, chúng ta thấy rằng biến dị mà tiến hóa đòi hỏi là điều mà thiên nhiên “không muốn,” hơn là “muốn.” Điều này thật dễ hiểu, vì chỉ thị về di  truyền, như phần mềm của máy vi  tính, phải được bảo vệ để ngăn ngừa máy vi tính bị hư liệt.

Hình 5.- Phức tạp không thể giảm phủ nhận thuyết tiến hóa. Sự kiểm tự trong tiến trình sao chép DNA    4

IV- Kết luận:
Sự khám phá ra protein MutL cho chúng ta biết rằng thiên nhiên có những cơ chế để bảo vệ sự  ổn  định  của DNA,  nhờ  đó, mà  sinh vật  được  sinh  tồn.  Thiên  nhiên  “không muốn”  có những biến dị trong DNA vì chúng đem đến bịnh tật gây chết cho sinh vật. Một phân tử sinh học muốn hoạt động hữu hiệu, thì phải có một mức độ phức tạp không thể giảm thiểu được. Vì thế, nó không thể nào là sản phẩm của quá trình tiến hóa, mà là sản phẩm của một thiết kế  thông minh có  trước. Sự  thiết kế đó phải  là công  trình  của Đấng Tạo Hóa mà Cơ-đốc nhân nhận là Đức Chúa Trời.


Ghi chú:
1-  Bioscience Technology, “DNA discovery opens new door to develop tools, therapies for hereditary cancers,” http://www.biosciencetechnology.com/News/Feeds/2010/07/disease-research-dna-discovery-opens-new-door-to-develop-tools-the/
2-  Lê Anh Huy, “DNA rác,” http://www.hoptinhhoply.net/?q=node/129
3-  Micheal Behe, Darwin’s Black Box: The biochemical challenge to evolution, pp. 39-48
4-  Tina Hesman Saey, “Genetic defect tied to autoimmune diseases,” in Science News,
Vol.178 #2, p. 14 (July 17th 2010)
http://www.sciencenews.org/view/generic/id/60330/title/Genetic_defect_tied_to_autoi
mmune_diseases
5.Genetic disorders and birth defects center: http://geneinfo.medlib.iupui.edu/

 Lê Anh Huy