Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, May 23, 2013

Cần Điều Gì Để Làm Rung Chuyển Thế Giới


fish 4.gif
Thế giới này không bao giờ có thể giải thích được sự vĩ đại của Phao-Lô. Không thể nào cho đó là ở sức thu hút cá nhân, bởi vì người ta nói sự hiện diện của ông, ông có sức thu hút mạnh mẽ. Sự hùng biện không phải là bí quyết của ông, bởi vì người ta nói bài diễn thuyết của ông không hay_ không phải là do học thức bởi vì dù ông là một người tri thức. Ông coi đó như là sự lỗ và ghét mọi sự phô diễn về sự khôn ngoan của con người. Không phải là ở sự được nhiều người ưa chuộng bởi vì ông là một người bị tách lìa khỏi xã hội. Một người Do Thái bị khinh miệt, một người đi lang thang trong một thế giới không thân thiện.


Nếu Phao-lô được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhiều nhà thờ dành cho một mục sư, ông sẽ bị thất bại hoàn toàn. Dù vậy, ông làm rung chuyển thế giới và tên ông được đóng dấu ấn không phai mờ, là một nhà giảng đạo Tin-Lành vĩ đại nhất. Và tất cả chỉ vì một ngày kia, trên con đường đến thành Đamách, ông đã gặp Chúa. Kể từ ngày đó, Phao-lô sống với một sự buông bỏ hoàn toàn. Một ngọn đuốc đốt cháy bởi Chúa, một công cụ cho Chúa xử dụng, cho mục đích của Ngài. Một người mà không có sự đau đớn, hay sự bắt bớ nào có thể khiến ông lià bỏ mục đích.
bird 9.gif
Những người như thế thì không thể nào cưỡng lại được. Bạn không thể ngăn chặn họ, bỏ họ vào trong khám tù, họ sẽ cầu nguyện khiến nền đất rúng động. Cản trở họ bằng những cái gầm trong xác thịt, họ sẽ vui mừng vì những tật nguyền của họ. Kết án tử hình họ và họ sẽ la lên “chết là một đều lợi, đi và ở với càng gần với Chúa hơn”.

Tiểu sử của Phao-lô được tóm tắt trong lời của ông, nói với Ạc-ríp-ba, “tôi không cãi lại với sự hiện thấy từ trời. (Công vụ 26: 19). Câu chuyện của đời ông có thể được chia thành ba giai đoạn: Khải tượng từ trời, một sự dấn thân thánh khiết và một sự đắc thắng đầy vui mừng. Khi Phao-lô gặp Chúa, ông hỏi Ngài hai câu hỏi: Chúa là ai? Và ông muốn tôi làm chi? Công vụ 9:5-6.
Khải tượng có liên hệ đến câu hỏi: ai và sự dấn thân có liên hệ đến câu hỏi làm điều gì?
Đầu tiên là khải tượng từ trời: Phao-lô thấy Chúa, không thể nào có  Cơ-Đốc nhân một sứ điệp, hay một mục vụ mà không có một khải tượng từ Chúa. D.L Moody từng nói “là khi Môise ở xứ Êdíptô để giải phóng dân Ysơraên lần đầu. Ông nhìn bên này và bên kia và ông rơi vào sự rắc rối, nhưng lần thứ nhì ông chỉ nhìn một hướng và ông thấy Chúa. Người đứng vững như thấy Đấng không thấy được” Hêbơrơ 11:27.
Đấng nào “phải đi trước”, “điều gì”? Êsai 33: 17 chép rằng: “Mắt ngươi sẽ ngắm xem vua trong sự tốt đẹp Ngài, sẽ thấy đất mở rộng”.
Khải tượng về vị vua tốt đẹp phải đến tức khải tượng về một xứ xa xôi. Êsai thấy Chúa và khải tượng đưa đến sự cáo trách. “Khốn nạn cho tôi”, điều này đưa đến sự xưng nhận tội lỗi cá nhân. “Tôi là người có môi dơ dáy”, rồi tội lỗi của tập thể. “Tôi ở giữa một dân có môi dơ dáy”.
Chúng ta không nhận biết được chúng ta có môi dơ dáy đến mức độ nào, về phương diện cá nhân hay tập thể cho đến khi chúng ta thấy Chúa.Tôi có đọc ở đâu đó là có một người đàn bà giặt mướn, rất tự hào về sự tinh sạch của những quần áo bà giặt mỗi ngày, cho đến khi có một cơn tuyết rơi và bà thấy công việc bà làm so với tuyết trắng không tì vết. Do đó chúng ta không thấy điều tốt nhất của chúng ta là xấu như thế nào, cho đến khi chúng ta thấy điều đó trước sự thánh khiết của Chúa.
Rồi khải tượng của Êsai đưa đến sự tẩy sạch, thiên sứ lấy than trên bàn thờ đụng vào môi ông và
pd133459_s.jpg
 nói “lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi” Êsai 6:7.  Có qúa nhiều người được  tôbôi vôi trắng, nhưng chưa được tinh sạch. Nhưng nếu khi nào chúng ta cần được tinh sạch và nên thánh, chúng ta phải thấy Chúa. Chúng ta sống trong một thế hệ nông cạn, chưa  từng bao giờ phải đối phó với những vấn đề của cõi đời đời và không biết gì về sự cáo trách, sự ăn năn, sự tái sanh và sự thánh hoá, bởi vì thế hệ này chưa bao giờ gặp Chúa.

Ở nhà thờ đầy dẫy những thành viên chưa được tái sanh, đã ký những thẻ hội viên và gia nhập nhà thờ mà không bao giờ nhận biết về tội lỗi  hay hạ mình ăn năn đủ để có thể khóc rằng: “khốn nạn cho tôi bởi vì mắt tôi đã thấy Vua”.
Sau khi có khải tượng Thiên Thượng, Phao-lô có sự dấn thân thánh, sau câu hỏi ai, đến câu hỏi điều gì?  Ngài muốn tôi làm điều chi? Phao-lô  không những thấy Chúa, ông dấn thân trong sự phục vụ Chúa. Chúng ta đọc trong Công vụ 16: 10, sau khi chúng ta có khải tượng lập tức chúng ta lên đường. Chúng ta đã nói là khải tượng của Êsai, đem đến sự cáo trách, sự xưng tội và sự tẩy sạch, nhưng còn nhiều điều nữa. Êsai 6: 8-9, khải tượng đó còn đem đến sự kêu gọi: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?Khải tượng cũng đưa đến sự đáp ứng: “Có tôi đây; xin hãy sai tôi”.  Và khải tượng đem đến một sự mạng và Ngài nói: “Hãy đi! Sau khi thấy khải tượng thì có sự phục vụ.
Judson thấy Chúa và ông thấy Miến Điện, Livingston thấy Chúa và ông thấy Phi Châu. Paton thấy Chúa và thấy những người ăn thịt người chưa biết Chúa. Moody thấy Chúa và ông thấy một thế giới bị hư mất. Chúa không phải chỉ muốn sự tôn thờ, Ngài muốn hành động. Có người  nào đó nói khải tượng mà không có công việc thì chỉ là thấy trước. Công việc mà không có khải tượng, chỉ là làm thuê. Khải tượng và công việc là hoàn thành một sứ  mạng.
Chúa có một mục đích cho mỗi một người trong chúng ta, ở một nơi nào đó mà Ngài muốn chúng ta ở, làm một điều gì đó, mà Ngài muốn chúng ta làm, và chúng ta không bao giờ làm vừa lòng Chúa được ở bất cứ  nơi nào khác. Thật là buồn nếu cuối cuộc đời chúng ta, chúng ta thu thập được những giải thưởng và những thành tích ở trên đất này và rồi lỡ mất giải thưởng của sự kêu gọi lớn của Đức-Chúa-Trời trong Đức-Chúa-Jesus Christ.
Ai mà chẳng mong ước có một tấm mộ bia, có ghi giống như là lời Chúa phán về Đavid, là ông đã phục vụ thế hệ của mình theo ý chỉ của Chúa. Phước thay cho ai lúc khi chết có thể nói giống như điều Chúa đã nói “Con đã tôn vinh Cha trên đất, con đã làm xong công việc Cha giao cho làm”. Giăng 14:7.
Bạn có ở nơi mà Chúa muốn bạn ở không? Trọn vẹn và hoàn toàn trong ý chỉ của Chúa. Chúa bảo Êli đi đến khe Kerít và trốn ở bên khe,  và Ngài nói thêm Ta đã sai qụa đến nuôn ngươi tại nơi đó, về sau Chúa bảo Êli đến Sarepta và ở đó. Và Ngài nói thêm rằng ta đã sai một người đàn bà góa sẽ nuôi ngươi tại đó. Hãy để ý Chúa không hứa Ngài sẽ nuôi Êli ở bất cứ nơi đâu. Ngài không nói hãy đi khắp xứ, nơi nào con muốn, và ta sẽ nuôi con, điều này được giới hạn ở nơi đó, nơi Chúa định. Chúa chỉ cung ứng ở nơi Ngài hướng dẫn. Chỗ của mục đích của Ngài, là chỗ có năng quyền và sự chu cấp của Ngài. Nhưng chúng ta phải ở đó.
Cuối cùng, Phao-lô có được một chiến thắng vui mừng, Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài” II Timôthê 4: 7-8.
Phao-lô gọi mình là kẽ tù của Đức-Chúa-Jesus Christ, dường như ông là tù nhân của con người, của Lamã, nhưng ông biết là đằng sau nhà tù của thế gian này có Đấng cầm chìa khóa không những của âm phủ và sự chết, nhưng của mỗi hoàn cảnh trên đất này. Và dù ở cuối đời mình, Phao-lô chỉ cần đem đến cho mình, áo choàng và vài quyển sách. Mão triều thiên của ông là mão không hề hư nát, phần thưởng mà con người ở đời này bị mờ mắt, bởi những giải thưởng hào nhoáng của trần gian, không thể thấy được.
Khi chúng ta trở về từ cuộc phiêu lưu trên đất, dù chúng ta có mang trong tay những biểu hiện rõ ràng của sự chiến thắng, hay phần thưởng nào từ trần gian, điều quan trọng là chúng ta có thể nói: “tôi thấy Chúa và tôi vâng theo sự hiện thấy từ trời”.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo…"what it takes to shake the world" by Vance Havner trích trong Decison 11, 2011