Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, May 23, 2013

Một Người Mẹ Khắc Phục Hoàn Cảnh

att35f20.jpgLà vợ là Mẹ trong một xứ đạo nhỏ bé tại Anh Quốc vào thế kỷ 18. Susanna Wesley không được nhiều người biết về cách chăm sóc gia đình riêng của Bà. Cách nuôi nấng và dạy dỗ mười hai người con,thườngđối diện với cảnh nghèo túng và với một người chồng là Mục Sư hay lý tưởng hóa và khó tính. Tuy nhiên nhờ ảnh hưởng và tình yêu thương Bà dành hết cho gia đình mà một trong những người con trai của Bà đã trải nghiệm ân sủng,thức tỉnh tâm linh và qua sự cảm nhận ấy đã bắt đầu một chức vụ đong đầy đời sống tâm linh hụt hẫng ở toàn thế giới. Có thể nói,phong trào Giám Lý đã đặt nền móng từ trong gia đình của Bà Susanna Wesley. Với lòng cảm phục sâu xa. Mục Sư Samuel Wesley đã viết những dòng chữ này cho các con : "Các con có biết rằng các con đã mắc nợ một người Mẹ tuyệt diệu nhất trong muôn ngàn người Mẹ...đã nuôi nấng dạy dỗ các con với tất cả tấm lòng nhân hậu ngọt ngào của một người làm Mẹ và lồng vào đó các con đã biết kính sợ Đức Chúa Trời..."Susanna Wesley đã nhìn thấy bông trái kết quả mình vun trồng. Hai tháng trước khi Bà về an nghỉ trong Nước Chúa vào tháng 7 năm 1742. Con trai Bà là John đã giảng một loạt bài giảng phấn hưng tại tỉnh nhà ở Epworth Anh Quốc. Với số thính giả đông chưa từng có. Chức vụ nở rộ của Mục Sư John và Charles đã tác động những thế hệ về sau sốt sắng rao tin mừng của Đấng Christ.Thành quả của các con là một phước hạnh dành cho Susanna không hẳn là.ý định của đức Chúa Trời muốn Bà vui hưởng cuộc sống trên đời.. Lẫn với niềm hạnh phúc vẫn còn có những giờ phút đau thương sâu đậm trong ký ức. Suốt mười chín năm dài,trải qua mười chín lần sinh nở,chín người con qua đời khi mới sinh,trong số đó có hai cặp sinh đôi. Một con bị chết ngột vì bị người vú em mệt mỏi ngủ quên đè lên. Một con khác tàn tật suốt đời do một tai nạn thảm khốc gây ra.


Từ lúc nhỏ,Bà đã được Đức Chúa Trớirèn luyện qua nhiều thử thách đức tin. Ra đời vào ngày 20 tháng giêng năm 1669. Là con gái thứ 25 trong gia đình của một Mục Sư tại Luân Đôn. Tiến sĩ Samuel Annesley một Mục Sư nổi tiếng,đầy ơn. Cô bé Susanna Annesley ra đời không gì lạ đối với những gia đình vừa làm Mục Sư vừa đông con cái.
Cha Mẹ của Bà là người nhân hậu,không hề mệt mỏi trong công việc xây dựng mái gia đình luôn được đầm ấm vui tươi. Nơi làm việc của Cha Bà là điểm tập hợp của các vị trí thức tíêng tăm đương thời, thường đến đó trao đổi những vấn đề mà sách vở,báo chí đăng tải.

att35f0f.jpgSusanna tuy còn nhỏ nhưng rất ham thích học hỏi,thường để ý lắng nghe những cuộc bàn luận. Thật diễm phúc cho Bà được cơ hội trau dồi học vấn ngay trong gia đình mà ở vào thời đó rất ít phụ nữ có thể đạt đến. Với trí thông minh Thiên Phú Bà hấp thụ gần như tất cả những gì Cha truyền đạt và qua sự hướng dẫn từ các vị khách trí thức.Và một trong các vị ấy là sinh viên Samuel Wesley,con trai của một Mục Sư Biệt Giáo.
Bà nhớ lại những ngày xa xưa với niềm vui thích nhất. Nhất là thời gian Bà được tăng trưởng tâm linh trong Chúa.. Trong một bức thư Bà viết:" Tôi muốn tỏ cho bạn biết nguyên tắc mà tôi tuân giữ khi còn bé và với những thú vui trẻ con dễ bị mê đắm. Tôi không hề để thì giờ vui chơi trong ngày nhiều hơn là giờ biệt riêng tĩnh nguyện tìm kiếm đạo  lý.".

Susanna vốn có nhan sắc và sức quyến rũ tự nhiên xuất phát từ trong tâm hồn. Khiến chàng sinh viên trẻ Samuel Wesley chú ý. Họ tiến tới hôn nhân và làm đám cưới vào ngày 11.11.1688. Lúc đó Bà vừa hai mươi tuổi còn Ông ở tuổi hai mươi tám.Khi lập gia đình với Ông,Bà chưa kịp chuẩn bị để cùng Ông bước vào gian khổ của cuộc đời đang chờ đón.

Đương đầu với thử thách đầu tiên là thiếu thốn vật chất. Ông vừa mới được phong chức Mục Sư trong một Hội Thánh Anh Quốc,đang chờ đợi bổ nhiệm mới hưởng được trợ cấp đầy đủ. Tạm thời,Ông được cử làm giám thị ở Epworth. Một chức vụ khá tốt nhưng lúc ấy họ đã lâm vào cảnh nợ nần.

Tệ hại hơn,Ông lại không có tài quán xuyến tiền bạc. Việc gì Ông toan tính và liều lĩnh thực hiện thảy đều thất bại. Họ đã sống trong cảnh túng thiếu lại càng túng thiếu thêm. Bà còn bận lo sinh đẻ,nuôi nấng con cái ,lại ốm yếu bệnh hoạn nên không thể gánh thêm trách nhiệm tài chính phụ giúp Ông trang trải nợ nần. Do lòng tử tế của các bạn và những người ủng hộ Ông trong chức vụ. Nhờ đó mà Ông Bà vượt qua chặng đường đầy u ám.


fruits 2.gifTuy rất thương yêu Bà và giao phó mọi sự cho Chúa,Ông không hề nhận thấy chỗ sai lầm của mình. Nhiều lần Ông tỏ thái độ ngược đãi và hành động tàn bạo với gia đình. Một lần nọ chỉ vì xích mích chuyện nhỏ nhặt Ông đã bỏ nhà,bỏ vợ con ra đi suốt một năm dài.

Dù sống trong hoàn cảnh nào,Bà Susanna vẫn tận tụy chăm sóc gia đình. Mặc dù thiếu thốn đủ mọi phương diện,Bà đã mở lớp học tại nhà để dạy cho các con. Bà nói mục đích của Bà là lo cho" Sự cứu rỗi linh hồn của các con" dù nghiêm túc trong việc học của các con nhưng Bà không hề đặt nó ở vị trí quan trọng hơn việc dạy dỗ các con biết Lời Chúa. Mỗi ngày trước giờ học,Bà dành một giờ để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện riêng. Sau đó hướng dẫn các con hát Thánh Ca.

Arnold Dallimore nhà viết tiểu sử ghi lại như sau:" Susanna đã huấn luyện các con biết vâng phục và nhờ đó đã uốn nắn phong phú nhân cách của họ.". Mỗi người con đều được giao cho  trách nhiệm riêng,là điều rất cần thiết để điều khiển một gia đình đông đúc. Khi con cái phạm lỗi,Bà nghiêm chỉnh sửa phạt. Dù có một vài nhà cố vấn hiện đại phê bình cách nuôi dạy con cái của Bà. Nhưng họ đều thừa nhận cách xử lý của Bà rất thích đáng. Bà không hề dùng sự sửa phạt bất công hay thiếu lòng nhân từ.

Để tạo mối cảm thông dành riêng cho mỗi đứa con. bà sắp xếp thì giờ gặp riêng từng đứa mỗi tuần một lần để gần gũi,khuyến khích,nâng đỡ. Nhờ mối dây ràng buộc đức tin và tình thương yêu của Mẹ mà các con Bà vượt qua những chặng đường đầy chông gai tiếp tục vươn lên.

Hai lần cháy nhà,Chúa đều giải cứu không ai bị chết cháy. Lần cháy nhà thứ nhì,John mới vừa lên sáu bị mắc kẹt trên lầu. Cả Ông lẫn Bà không cách gì để cứu con nhưng nghe rất rõ tiếng gào khóc hãi hùng của con. Họ chỉ biết cầu nguyện,lạ thay John xuất hiện ngay ở cửa sổ và được đem ra kịp thời trước khi mái nhà sụp đổ.

Sau khi Ông về với Chúa ngày 05.04.1735,Ông không có gì để lại cho gia đình. John con Ông phải lo trả hết nợ nần cho Cha. Những ngày còn lại Bà phải sống nương tựa vào con cái.

Không lâu trước khi về an nghỉ nước Chúa ở tuổi bảy mươi ba. Susanna đã viết thư cho Charles bày tỏ niềm tin của mình. Bà thú nhận đã bị dày vò do lòng nghi ngờ và mơ hồ về sự cứu rỗi trải qua nhiều năm tháng. Nhưng cuối cùng Bà đã hoàn toàn tìm được sự bình an.

"Khi Mẹ quên Chúa nhưng Mẹ nghiệm ra rằng Chúa không hề quên Mẹ. Không những thế mà Ngài còn ban Đức Thánh Linh nhắc nhở linh hồn Mẹ ơn lớn lao về sự cứu chuộc. Cho Mẹ biết rằng Đấng Christ đã chết thay cho Mẹ."
Trong giờ phút lâm chung khi các con quây quần bên giường bệnh của Mẹ, Bà thì thào:" Các con ơi! Khi Mẹ tắt hơi,các con hãy hát Thánh Ca ngợi khen Đức Chúa Trời.".Trên mộ bia của Bà ghi khắc những dòng chữ với đường nét uyển chuyển:" Một Cơ Đốc Nhân gửi xác nơi đây,Thập Giá đổi lấy vuơng miện.".  
Thy Mai_TNPA sưu tầm