Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, September 9, 2011

Bi kịch gia đình của nhà bác học Albert Eistein



Bi kịch gia đình của nhà bác học Albert Einstein





.

Mặc dù là một thiên tài để lại dấu ấn trong rất nhiều tiến bộ khoa học của nhân loại, song - xét về khía cạnh đạo đức, ta sẽ thấy tác giả của thuyết tương đối - nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein cũng chỉ là một con người có hạnh kiểm... tương đối. Thậm chí, nếu nghiêm khắc, phải gọi cách xử sự trong một số trường hợp của ông là nhẫn tâm!





Người đời cảm thông - bởi điều ấy có thể xuất phát từ đặc thù công việc của Einstein, nhưng riêng nỗi khổ đau... hỏi ai, nếu không phải vợ con ông, là những người gánh chịu?
Khi còn là sinh viên, Einstein đã đem lòng yêu một cô gái gốc người Serbia ở miền Bắc Nam Tư, bấy giờ đang theo học khoa Toán Trường đại học Tổng hợp Zurich (Thụy Sĩ). Cô tên là Mileva Maric, lớn hơn Einstein bốn tuổi.
Mối quan hệ giữa hai người không được gia đình Einstein chấp thuận. Mặc dầu vậy, họ yêu nhau và bất chấp tất cả. Hậu quả là, vào ngày 4/2/1902, Mileva đã bất ngờ sinh cho Einstein một bé gái. Đứa bé được đặt tên là Lieserl Einstein - Maric.
Einstein biết được tin này qua thông báo của ông bố vợ tương lai. Cảm tưởng của Einstein khi đó: Ông suýt "chết      
ngất vì sợ". Từ nơi cư ngụ, Einstein cấp tốc viết thư cho vợ chưa cưới. Có thể hiểu tâm trạng Einstein lúc này. Ông lo sợ và sự lo sợ lấn át tất cả! Ở Bern, nơi Einstein đang phấn đấu để khẳng định mình, việc có con ngoài giá thú sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh của người cha, và vị trí "chuyên viên hạng ba của văn phòng cấp bằng sáng chế Bern" mà Einstein phải vất vả mới gây dựng được rất có thể bị lung lay! Chính vì lẽ ấy, trong thư gửi Mileva, thay vì niềm vui, người ta có thể đọc thấy những dòng than thở: "Lieserl yêu quý của chúng ta xuất hiện trên thế gian này thật tội nghiệp!".


Còn "tội nghiệp" thế nào, điều này đã nhanh chóng được thời gian chứng minh.
Sau khi sinh con được vài tháng, Mileva tìm đến với Einstein. Người đàn bà lần đầu tiên được hưởng hạnh phúc làm mẹ này, thật lạ kỳ, đã đi mà không hề mang theo đứa bé. Vả chăng, "người cha" của nó cũng không đòi hỏi điều ấy. Trong tất cả những tài liệu về Einstein đến nay còn lưu giữ được (số ấy nhiều vô kể), rất ít tài liệu cho thấy Einstein từng "đầu tư" nhiều thời gian về đứa con đầu lòng của mình! Tài liệu cuối cùng mà Einstein nhắc đến đứa bé là bức thư ông gửi vợ tháng 9/1903, sau khi Mileva trở lại nhà bố mẹ đẻ và thông báo cho Einstein biết đứa bé bị sốt phát ban. Nhận được tin trên, Einstein vẫn chỉ trả lời chung chung: "Anh rất buồn vì Lieserl của chúng ta gặp bất hạnh. Bệnh này thường gây hậu quả lâu dài và không tốt. Mong sao mọi việc chóng qua đi. Cần chăm sóc bé để về sau không có gì phức tạp hơn...".
Kể từ sau bức thư này, người ta không còn thấy Einstein nhắc tí gì tới đứa bé tội nghiệp ấy nữa. Nó thực sự biến mất không dấu vết khỏi cuộc đời người cha. Có thể đứa bé được bí mật chuyển cho ai đó nuôi để hoàn toàn cách ly với bố mẹ chúng, hoặc giả - nghiệt ngã hơn - nó đã chết.


Có nhiều khả năng xảy ra trường hợp thứ hai, vì, theo tài liệu của nhà nghiên cứu người Mỹ Zackheim về đứa con bí ẩn này của Einstein (sách được công bố vào năm 2000) thì bẩm sinh, Lieserl bị mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Mileva không cho con vào cô nhi viện hoặc nhờ ai đó nuôi mà gửi đứa bé về sống với ông bà ngoại. Lieserl đã qua đời khi chưa đầy 2 tuổi sau một trận sốt phát ban. Mặc dù không phải tất cả mọi người đều đồng tình với những gì mà nhà nghiên cứu Zackheim đưa ra, song thực tế, ngay từ năm 1935, khi có người phụ nữ đã đánh tiếng rằng mình chính là đứa con gái đầu của Einstein,  thái độ của Einstein là hoàn toàn dửng dưng (dù rằng khi ấy ông chưa gặp và đối chất với cô ta). Điều ấy chứng tỏ hơn ai hết, nhà bác học đã nắm chắc "bí mật" liên quan đến số phận của đứa bé.


Số phận đứa con đầu lòng của nhà bác học đã thế, số phận của người mẹ nó cũng không kém phần bất hạnh!
Mang nặng trong lòng mặc cảm tội lỗi về việc đối xử tệ bạc với đứa nhỏ, Mileva đã đến với Einstein trong tình trạng tinh thần đầy ức chế. Nỗi đau khổ, dằn vặt dường như cũng làm cho bà không còn khả năng và ít có nhu cầu hòa hợp với người xung quanh. Bản thân Einstein, khi về già, ông đã mô tả vợ mình như một con người thầm lặng, u sầu, hay hoài nghi và mang nhiều dấu hiệu bệnh thần kinh phân liệt do mẹ truyền lại. Tuy nhiên, tình trạng bệnh tật của Mileva (nếu có và đúng như Einstein đã nhận xét) thì cũng không phải không có phần do chính cách cư xử nghiệt ngã của ông tạo nên.
Hãy xem một trích đoạn thư Einstein gửi cho vợ (nó nằm trong số trên bốn trăm bức thư và tài liệu riêng của nhà bác học đã bị hậu duệ của mình - do mâu thuẫn - mang bán đấu giá ở Hãng "Christres" - New York). Nó được viết vào giai đoạn Einstein đang có tình ý với cô em họ Elsa Lowenthal (sau này là vợ ông). Giống như nhiều bức thư của Einstein, nó rất "ngôn ngữ toán học" và đặt ra cho vợ những qui định rất đỗi nghiêm khắc (nếu không muốn nói là... nghiệt ngã), ví dụ: "1. Cần phải đảm bảo sao cho quần áo của chồng mình luôn được giặt giũ, là ủi và bảo quản trong điều kiện tốt. 2. Cần phải bảo đảm chồng mình luôn được phục vụ đủ 3 bữa ăn một ngày và ngay tại phòng riêng. 3. Cần phải đảm bảo phòng ngủ và phòng làm việc của chồng luôn sạch sẽ, ngăn nắp, trừ bàn làm việc tuyệt đối không được đụng tới. 4. Phải ngừng nói khi chồng yêu cầu".


Ngoài ra còn một số điều khoản mà hẳn nhiều người không thể "tưởng tượng" nổi. Chẳng hạn: "Phải thôi không quan hệ cá nhân với tôi, trừ trường hợp khi cần giữ hình thức bên ngoài đối với xã hội. Đặc biệt, không được yêu cầu tôi: 1. Ngồi cạnh cô khi ở nhà. 2. Đi chơi với cô ngoài đường hoặc đi du lịch với cô. Khi tiếp xúc với tôi, cô phải hứa: 1. Không mong đợi gì tôi âu yếm cô và không trách móc tôi về thái độ đó. 2. Phải trả lời ngay khi tôi có chuyện gì hỏi cô. 3. Rời khỏi phòng tôi tức khắc nếu tôi yêu cầu mà không được cãi lại. 4. Không bôi nhọ tôi bằng lời nói hoặc cử chỉ trước mặt con cái...".


Các chị em gái nghĩ sao khi đọc những dòng này? Einstein là một thiên tài, điều đó đến nay cả thế giới đều phải thừa nhận. Tên tuổi ông được cả thế giới thường xuyên nhắc tới trên các lĩnh vực: chế tạo bom nguyên tử; du hành trong không gian; điện tử và vật lý lượng tử. Năm 1999, tạp chí Time đã bình chọn ông là "nhân vật của thế kỷ", là người "đã làm thay đổi cả thế giới nói chung và ngành Vật lý hạt nhân nói riêng". Với số đông, Einstein có vị trí "bao la bát ngát" là vậy, nhưng với riêng một người... ông chỉ còn là một gian buồng nhỏ hẹp rất ít dưỡng khí. Để sống được cho đúng ý nghĩa đời người, người ta không thể không tìm cách trốn chạy khỏi đó!


Thực tế, Mileva đã không thể chịu đựng cuộc sống quá mức căng thẳng với Einstein. Kết hôn năm 1903, mười năm sau, hai người sống ly thân, và vào đúng ngày Valentine (ngày lễ Tình yêu) năm 1919, Mileva quyết định dứt bỏ người chồng tiếng tăm đang lừng lẫy, mang theo hai cậu con trai, mặc dù khi ấy, đứa lớn mới 15 tuổi, và đứa nhỏ - chưa đầy 10 tuổi.
Có một số câu chuyện mà đến nay, khi nhắc tới bi kịch gia đình của Einstein, người đời vẫn thường đề cập. Đó là chuyện Mileva luôn cho rằng, chính Einstein, chứ không phải ai khác, là người đã làm hỏng sự nghiệp khoa học của bà, rằng bà vốn dĩ là một nhà toán học tài năng, ngay lần thi đầu tiên đã đỗ đại học, trong khi Einstein phải trầy trật thi tới lần thứ hai. Rồi thì chuyện trước khi ly hôn, bà đặt điều kiện với Einstein là nếu ông được giải Nobel thì tiền thưởng phải thuộc về bà...vv và vv... Những câu chuyện trên, có cái chỉ là "giai thoại", nhưng cũng có cái là việc xảy ra trong thực tế (như chuyện Einstein đã trao toàn bộ số tiền giải thưởng Nobel của mình cho Mileva và hai cậu con trai, trao một cách tự nguyện - chứ không phải do Mileva ép buộc như ai đó nói).


Sau khi chia tay Mileva, cùng trong năm đó, Einstein đã tổ chức hôn lễ với cô em họ Elsa Lowenthal. Trước khi đến với Einstein, người đàn bà này đã có một đời chồng và có ba con. Elsa và Einstein nhập cư vào Mỹ năm 1933 và tới tháng 12 năm 1936 thì Elsa mất vì bệnh tim. 
Einstein, với những nếp nghĩ hằn sâu trên trán và cặp mắt sắc sảo, ông nhìn nhận sao về những bi kịch trong đời sống riêng tư của mình? Đã có khi nào ông ân hận về cách hành xử của mình đối với những người thân? Nhà văn Nga gốc Do Thái (cùng chủng tộc với Einstein) Ilya Erenburg, trong một lần tiếp kiến Einstein đã ghi lại rằng: Nhà bác học này nói ông rất kính trọng Lênin, vì đối với ông, Lênin không chỉ đáng kính "với tư cách nhà chính trị mà còn với tư cách con người, con người có những tiêu chuẩn đạo đức cao...". Câu nói này chứng tỏ Einstein ý thức rất rõ về những khiếm khuyết của mình. Người ta thường kính trọng và mơ ước về những gì mà người ta biết là khó đạt tới

  Trần Trọng Nghĩa





Người đời cảm thông - bởi điều ấy có thể xuất phát từ đặc thù công việc của Einstein, nhưng riêng nỗi khổ đau... hỏi ai, nếu không phải vợ con ông, là những người gánh chịu?
Khi còn là sinh viên, Einstein đã đem lòng yêu một cô gái gốc người Serbia ở miền Bắc Nam Tư, bấy giờ đang theo học khoa Toán Trường đại học Tổng hợp Zurich (Thụy Sĩ). Cô tên là Mileva Maric, lớn hơn Einstein bốn tuổi.
Mối quan hệ giữa hai người không được gia đình Einstein chấp thuận. Mặc dầu vậy, họ yêu nhau và bất chấp tất cả. Hậu quả là, vào ngày 4/2/1902, Mileva đã bất ngờ sinh cho Einstein một bé gái. Đứa bé được đặt tên là Lieserl Einstein - Maric.
Einstein biết được tin này qua thông báo của ông bố vợ tương lai. Cảm tưởng của Einstein khi đó: Ông suýt "chết ngất vì sợ". Từ nơi cư ngụ, Einstein cấp tốc viết thư cho vợ chưa cưới. Có thể hiểu tâm trạng Einstein lúc này. Ông lo sợ và sự lo sợ lấn át tất cả! Ở Bern, nơi Einstein đang phấn đấu để khẳng định mình, việc có con ngoài giá thú sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh của người cha, và vị trí "chuyên viên hạng ba của văn phòng cấp bằng sáng chế Bern" mà Einstein phải vất vả mới gây dựng được rất có thể bị lung lay! Chính vì lẽ ấy, trong thư gửi Mileva, thay vì niềm vui, người ta có thể đọc thấy những dòng than thở: "Lieserl yêu quý của chúng ta xuất hiện trên thế gian này thật tội nghiệp!".
Còn "tội nghiệp" thế nào, điều này đã nhanh chóng được thời gian chứng minh.
Sau khi sinh con được vài tháng, Mileva tìm đến với Einstein. Người đàn bà lần đầu tiên được hưởng hạnh phúc làm mẹ này, thật lạ kỳ, đã đi mà không hề mang theo đứa bé. Vả chăng, "người cha" của nó cũng không đòi hỏi điều ấy. Trong tất cả những tài liệu về Einstein đến nay còn lưu giữ được (số ấy nhiều vô kể), rất ít tài liệu cho thấy Einstein từng "đầu tư" nhiều thời gian về đứa con đầu lòng của mình! Tài liệu cuối cùng mà Einstein nhắc đến đứa bé là bức thư ông gửi vợ tháng 9/1903, sau khi Mileva trở lại nhà bố mẹ đẻ và thông báo cho Einstein biết đứa bé bị sốt phát ban. Nhận được tin trên, Einstein vẫn chỉ trả lời chung chung: "Anh rất buồn vì Lieserl của chúng ta gặp bất hạnh. Bệnh này thường gây hậu quả lâu dài và không tốt. Mong sao mọi việc chóng qua đi. Cần chăm sóc bé để về sau không có gì phức tạp hơn...".
Kể từ sau bức thư này, người ta không còn thấy Einstein nhắc tí gì tới đứa bé tội nghiệp ấy nữa. Nó thực sự biến mất không dấu vết khỏi cuộc đời người cha. Có thể đứa bé được bí mật chuyển cho ai đó nuôi để hoàn toàn cách ly với bố mẹ chúng, hoặc giả - nghiệt ngã hơn - nó đã chết.
Có nhiều khả năng xảy ra trường hợp thứ hai, vì, theo tài liệu của nhà nghiên cứu người Mỹ Zackheim về đứa con bí ẩn này của Einstein (sách được công bố vào năm 2000) thì bẩm sinh, Lieserl bị mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Mileva không cho con vào cô nhi viện hoặc nhờ ai đó nuôi mà gửi đứa bé về sống với ông bà ngoại. Lieserl đã qua đời khi chưa đầy 2 tuổi sau một trận sốt phát ban. Mặc dù không phải tất cả mọi người đều đồng tình với những gì mà nhà nghiên cứu Zackheim đưa ra, song thực tế, ngay từ năm 1935, khi có người phụ nữ đã đánh tiếng rằng mình chính là đứa con gái đầu của Einstein,  thái độ của Einstein là hoàn toàn dửng dưng (dù rằng khi ấy ông chưa gặp và đối chất với cô ta). Điều ấy chứng tỏ hơn ai hết, nhà bác học đã nắm chắc "bí mật" liên quan đến số phận của đứa bé.
Số phận đứa con đầu lòng của nhà bác học đã thế, số phận của người mẹ nó cũng không kém phần bất hạnh!
Mang nặng trong lòng mặc cảm tội lỗi về việc đối xử tệ bạc với đứa nhỏ, Mileva đã đến với Einstein trong tình trạng tinh thần đầy ức chế. Nỗi đau khổ, dằn vặt dường như cũng làm cho bà không còn khả năng và ít có nhu cầu hòa hợp với người xung quanh. Bản thân Einstein, khi về già, ông đã mô tả vợ mình như một con người thầm lặng, u sầu, hay hoài nghi và mang nhiều dấu hiệu bệnh thần kinh phân liệt do mẹ truyền lại. Tuy nhiên, tình trạng bệnh tật của Mileva (nếu có và đúng như Einstein đã nhận xét) thì cũng không phải không có phần do chính cách cư xử nghiệt ngã của ông tạo nên.
Hãy xem một trích đoạn thư Einstein gửi cho vợ (nó nằm trong số trên bốn trăm bức thư và tài liệu riêng của nhà bác học đã bị hậu duệ của mình - do mâu thuẫn - mang bán đấu giá ở Hãng "Christres" - New York). Nó được viết vào giai đoạn Einstein đang có tình ý với cô em họ Elsa Lowenthal (sau này là vợ ông). Giống như nhiều bức thư của Einstein, nó rất "ngôn ngữ toán học" và đặt ra cho vợ những qui định rất đỗi nghiêm khắc (nếu không muốn nói là... nghiệt ngã), ví dụ: "1. Cần phải đảm bảo sao cho quần áo của chồng mình luôn được giặt giũ, là ủi và bảo quản trong điều kiện tốt. 2. Cần phải bảo đảm chồng mình luôn được phục vụ đủ 3 bữa ăn một ngày và ngay tại phòng riêng. 3. Cần phải đảm bảo phòng ngủ và phòng làm việc của chồng luôn sạch sẽ, ngăn nắp, trừ bàn làm việc tuyệt đối không được đụng tới. 4. Phải ngừng nói khi chồng yêu cầu".
Ngoài ra còn một số điều khoản mà hẳn nhiều người không thể "tưởng tượng" nổi. Chẳng hạn: "Phải thôi không quan hệ cá nhân với tôi, trừ trường hợp khi cần giữ hình thức bên ngoài đối với xã hội. Đặc biệt, không được yêu cầu tôi: 1. Ngồi cạnh cô khi ở nhà. 2. Đi chơi với cô ngoài đường hoặc đi du lịch với cô. Khi tiếp xúc với tôi, cô phải hứa: 1. Không mong đợi gì tôi âu yếm cô và không trách móc tôi về thái độ đó. 2. Phải trả lời ngay khi tôi có chuyện gì hỏi cô. 3. Rời khỏi phòng tôi tức khắc nếu tôi yêu cầu mà không được cãi lại. 4. Không bôi nhọ tôi bằng lời nói hoặc cử chỉ trước mặt con cái...".
Các chị em gái nghĩ sao khi đọc những dòng này? Einstein là một thiên tài, điều đó đến nay cả thế giới đều phải thừa nhận. Tên tuổi ông được cả thế giới thường xuyên nhắc tới trên các lĩnh vực: chế tạo bom nguyên tử; du hành trong không gian; điện tử và vật lý lượng tử. Năm 1999, tạp chí Time đã bình chọn ông là "nhân vật của thế kỷ", là người "đã làm thay đổi cả thế giới nói chung và ngành Vật lý hạt nhân nói riêng". Với số đông, Einstein có vị trí "bao la bát ngát" là vậy, nhưng với riêng một người... ông chỉ còn là một gian buồng nhỏ hẹp rất ít dưỡng khí. Để sống được cho đúng ý nghĩa đời người, người ta không thể không tìm cách trốn chạy khỏi đó!
Thực tế, Mileva đã không thể chịu đựng cuộc sống quá mức căng thẳng với Einstein. Kết hôn năm 1903, mười năm sau, hai người sống ly thân, và vào đúng ngày Valentine (ngày lễ Tình yêu) năm 1919, Mileva quyết định dứt bỏ người chồng tiếng tăm đang lừng lẫy, mang theo hai cậu con trai, mặc dù khi ấy, đứa lớn mới 15 tuổi, và đứa nhỏ - chưa đầy 10 tuổi.
Có một số câu chuyện mà đến nay, khi nhắc tới bi kịch gia đình của Einstein, người đời vẫn thường đề cập. Đó là chuyện Mileva luôn cho rằng, chính Einstein, chứ không phải ai khác, là người đã làm hỏng sự nghiệp khoa học của bà, rằng bà vốn dĩ là một nhà toán học tài năng, ngay lần thi đầu tiên đã đỗ đại học, trong khi Einstein phải trầy trật thi tới lần thứ hai. Rồi thì chuyện trước khi ly hôn, bà đặt điều kiện với Einstein là nếu ông được giải Nobel thì tiền thưởng phải thuộc về bà...vv và vv... Những câu chuyện trên, có cái chỉ là "giai thoại", nhưng cũng có cái là việc xảy ra trong thực tế (như chuyện Einstein đã trao toàn bộ số tiền giải thưởng Nobel của mình cho Mileva và hai cậu con trai, trao một cách tự nguyện - chứ không phải do Mileva ép buộc như ai đó nói).
Sau khi chia tay Mileva, cùng trong năm đó, Einstein đã tổ chức hôn lễ với cô em họ Elsa Lowenthal. Trước khi đến với Einstein, người đàn bà này đã có một đời chồng và có ba con. Elsa và Einstein nhập cư vào Mỹ năm 1933 và tới tháng 12 năm 1936 thì Elsa mất vì bệnh tim. 
Einstein, với những nếp nghĩ hằn sâu trên trán và cặp mắt sắc sảo, ông nhìn nhận sao về những bi kịch trong đời sống riêng tư của mình? Đã có khi nào ông ân hận về cách hành xử của mình đối với những người thân? Nhà văn Nga gốc Do Thái (cùng chủng tộc với Einstein) Ilya Erenburg, trong một lần tiếp kiến Einstein đã ghi lại rằng: Nhà bác học này nói ông rất kính trọng Lênin, vì đối với ông, Lênin không chỉ đáng kính "với tư cách nhà chính trị mà còn với tư cách con người, con người có những tiêu chuẩn đạo đức cao...". Câu nói này chứng tỏ Einstein ý thức rất rõ về những khiếm khuyết của mình. Người ta thường kính trọng và mơ ước về những gì mà người ta biết là khó đạt tới

  Trần Trọng Nghĩa