Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, March 8, 2013

Những Kẻ Khốn Cùng - Les Misérables



Cardo_from_south_tb_n012801b.jpg
Khi tôi bắt đầu vào năm đệ Thất trung học hình như tôi đã đọc tác phẩm trứ danh của văn hào người Pháp Victor Hugo "Les Misérable" xuất bản năm 1862. Cho nên khi cuốn phim vựa trên cuốn tiểu thuyết này trình chiếu lần đầu tiên vào cuối tháng 12 vừa qua, tôi cảm thấy một cái gì gần gũi gợi cảm, mặc dầu tôi không phải là người thường xuyên đến các rạp hát.  (Gần 15 năm qua tôi chưa xem cuốn xem nào trong rạp hát, ngoại trừ những lần đi dự hội họp người ta cho coi miễn phí tại hội trường).  Đó là câu chuyện của một cựu tù nhân được cứu chuộc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Câu chuyện thích thú hấp dẫn đến nỗi nó đã được viết thành những vỡ kịch nỗi tiếng và đã được trình diễn thật lâu ở Paris, London,và kịch trường ở Broadway, New York.
 

Les Misérables là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất từ trước tới giờ nói về sự bất công, sự cứu chuộc, và sự căng thẳng giữa luật pháp và ân điển. Nhưng có lẽ  điểm nỗi bậc nhất và cảm động nhất của câu chuyện là nó nói lên sự tốt lành và lòng thương xót của Thiên Chúa. Victor Hugo phơi bầy ba vấn đề của tất cả mọi thời đại: sự đê hèn của lớp người nghèo, sự thất thế đến chỗ suy đồi của phụ nữ trong cảnh nghèo đói, và cảnh cùng cực eo hẹp của trẻ thơ về thể chất cũng như tinh thần. Cho đến khi nào sự nghèo đói còn, sự bất công còn, sự tranh đấu luân lý còn, câu chuyện "Những Kẻ Khốn Cùng" vẫn làm cho bất cứ một ai phải chú ý. Cái luân lý phức tạp của câu chuyện qua vai trò của "tên tướng cướp lương thiện" không làm mờ đi nét tương phản và sự xung đột sâu sắc giữa điều thiện và điều ác. 


Chorazin_synagogue_interior_tb_n062900_wr.jpg
Sự cứu chuộc của nhân vật chính của câu chuyện "Những Kẻ Khốn Cùng" - cựu tù nhân Jean Valjean nằm đằng sau bối cảnh của sự cứu vớt một quốc gia. Những biến động của nền luân lý, triết học và quân sự của nước Pháp sau thời đại cách mạng Pháp gần hơn nửa thế kỷ làm bối cảnh phù họp để làm biến động trái tim và linh hồn của một tội nhân. Vừa mới được phóng thích khỏi nhà tù, tên cựu tù nhân Jean Valjean đã đi cướp của của một giám mục. Và chỉ có lòng tha thứ của vị giám mục cho anh và còn lại cho anh một miếng bạc mà anh đã đánh cắp, đã đánh thức con người tội lỗi của anh. Còn hơn thế nữa vị giám mục còn can thiệp để anh không phải trở lại nhà tù. Lòng nhân từ, sự tha thứ và "tình yêu vô điều kiện" đã giúp chữa lành linh hồn của Jean Valjean.  Một Jean Valjean "đổi mới " dành phần còn lại của cuộc đời mình để phục vụ Chúa và người khác. 

Và Jean Valjean trở thành một người đàn ông tử tế, lương thiện và yêu thương người khác. Những người này lần lượt giúp biến đổi người khác, ngay cả khi tránh né viên cảnh sát thanh tra cuồng tín Javert. Jean Valjean giúp đở một cô mãi dâm tên là Fantine, thể hiện lòng thương xót của mình đối với cô trong khi người khác làm lơ, và còn nuôi nấng săn sóc đứa con gái cơ cực bạc phước của cô sau khi cô Fantine qua đời. 

Sự căng thẳng của câu chuyện đến từ cuộc đấu tranh giữa lòng thương xót và sự công bằng. Trong khi cuộc sống mới của Jean Valjean minh họa ân điển thiên thượng, sức mạnh của công lý được đại diện bởi viên thanh tra cảnh sát Javert. Dưới con mắt của Javert, Jean Valjean đã vi phạm luật phóng thích khắc khe của thời bấy giờ, không thể tìm thấy bất kỳ cách nào khác để bắt đầu một cuộc sống mới; cho nên, Javert không ngừng theo đuổi Jean Valjean trong nhiều năm. 

caesarea.jpg
Cựu tù nhân Jean Valjean sống được một cuộc sống "mới" - đức hạnh, làm thị trưởng của một thị trấn nhỏ, giúp đở người nghèo và cung cấp việc làm cho nhiều người khác. Nhưng viên thanh tra cảnh sát Javert vẫn thấy anh chỉ đơn thuần là tù nhân số 24601, người đã vi phạm pháp luật và phải trả giá cho nó. Ông ta nói với Jean Valjean, "đàn ông như anh không bao giờ có thể thay đổi", và ông khăng khăng tin rằng mình đúng - cho đến khi một đêm kia Jean Valjean chứng tỏ cho viên thanh tra cảnh sát thấy lòng nhân từ thương xót của anh. Jean Valjean đạt đến cường độ cao vời của tình yêu và sự hy sinh khác thường, đã có thể tỏ lòng thương xót đáng ngạc nhiên đến kẻ thù của mình cũng như đối với những người anh yêu thương - một lòng thương xót quá lớn lao làm cho viên thanh tra Javert không thể hiểu được đến độ bị sụt sức. Jean Valjean đã tỏ lòng yêu thương của mình qua sự yêu thương chăm sóc người khác; qua đó anh chứng tỏ tình yêu của anh với Chúa, thật sự hoàn toàn được đổi mới và đáp ứng ý nghĩa cao cả của tình yêu. 

Valjean đã quyết sống xứng đáng theo ân điển anh đã nhận được, và anh đã cảm nhận sự thúc đẩy mạnh mẻ đó, dám sống hy sinh triệt để vì ích lợi cho người khác. Một mặc khác, viên thanh tra cảnh sát Javert sống thản nhiên trung thành theo quy luật của luật pháp. Sự tự tin một cách mù quáng trong quy định của pháp luật làm cho viên thanh tra cả quyết đến sự công bình của riêng cá nhân mình và cùng tội phạm của Jean Valjean. Câu chuyện được dàng ra trên con đường đụng độ giữa luật pháp và ân điển. Javert tin chắc rằng hắn ta đúng, và luật pháp đúng, do đó ông ta đơn giản không thể hiểu được cái ý tưởng một cựu tù nhân "đạo đức". Nó làm tiêu tan thế giới quan của ông. Trong khi đó, Jean Valjean nhận thức sâu xa tội lỗi gớm ghiếc của mình và nhu cầu rất lớn về sự cứu chuộc cho anh, và anh đã có thể nhận được lòng thương xót của Chúa. Viên thanh tra Javert không thể nhận ra điều đó. 

Qua sự gắn bó giữa các nhân vật trong câu chuyện, Victor Hugo muốn kêu gọi một sự cư xử bình đẳng, và đề cao phẩm giá của những nhân vật bất hạnh - làm đầu đề của câu chuyện. Câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết là một lời kêu gọi thiết tha về nhân quyền.  

Một số nhân vật trong câu chuyện phải đối phó với hoàn cảnh bất hạnh khổ ải trong suốt cuộc đời họ; trong khi đó, một số người khác trong đó có một số trẻ em có thể can đảm vượt thắng được hoàn cảnh ngặt nghèo để vươn lên một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng câu chuyện trong quyển tiểu thuyết kêu gọi chúng ta, bất kể hoàn cảnh nào, đối xử với nhau với phẩm giá mà mỗi con người được tạo dựng xứng đáng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. 

Anh Châu_TNPA