Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, October 1, 2018

Sự Mầu Nhiệm Được Bày Tỏ


Ê-phê-sô 3:1-12
Sự mầu nhiệm đó là: Nhờ Tin Lành, dân ngoại được trở nên những người thừa kế. Ê-phê-sô 3:6
Ngày nọ, khi tôi đi làm về và thấy một đôi giày cao gót nữ ngay lối xe ra vào, tôi biết chắc đó là giày của ai. Vì thế, tôi để nó vào ga-ra để đưa cho con gái tôi khi cháu quay lại đón mấy đứa nhỏ. Nhưng khi tôi hỏi con, tôi phát hiện ra đó không phải là giày của cháu. Thật ra, không ai trong nhà tôi nhận đó là giày của mình, vì thế tôi để đôi giày ấy lại chỗ tôi đã tìm thấy. Ngày hôm sau, đôi giày biến mất. Thật bí ẩn.
Bạn có biết rằng sứ đồ Phao-lô đã viết về một sự mầu nhiệm trong những bức thư của mình không? Nhưng sự mầu nhiệm mà ông mô tả lại vô cùng mầu nhiệm so với câu hỏi “ai làm đã làm điều đó” trong câu chuyện trên. Chẳng hạn, trong Ê-phê-sô 3, Phao-lô nói về một sự mầu nhiệm “là điều chưa từng tiết lộ cho con cái loài người trong các thế hệ trước” (c.5). Sự mầu nhiệm này là dù trong quá khứ, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài qua dân Y-sơ-ra-ên, nhưng ngày nay Ngài bày tỏ qua Chúa Jêsus; dân ngoại – tức những người không phải dân Y-sơ-ra-ên – có thể trở thành “những người thừa kế” cùng với dân Y-sơ-ra-ên (c.6).


tất cả những ai tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa đều cùng nhau yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời. Chúng ta đều có thể “dạn dĩ và tự tin đến gần Đức Chúa Trời” (c.12). Và thông qua sự hiệp nhất của hội thánh, thế gian sẽ nhìn thấy sự khôn ngoan và tốt lành của Đức Chúa Trời (c.10).
Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Sự cứu rỗi của Ngài bày tỏ cho chúng ta sự hiệp nhất đầy mầu nhiệm khi những con người có xuất thân khác nhau đều trở nên một trong Chúa GIÊ-XU
Giống như tình yêu của Chúa Jêsus dành cho cả người Sa-ma-ri và binh lính La Mã, tấm lòng của Phao-lô cũng dành cho cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại, điều này bắt nguồn từ Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là Đấng ban phước cho tạo vật của Ngài (Sáng. 1:22-28) cũng là Đức Chúa Trời của mọi người.
Đức Chúa Trời đã hứa rằng qua dòng dõi Ê-va, một Đấng ra đời sẽ đánh bại kẻ thù của dòng dõi người nữ (Sáng. 3:15). Về sau, Đức Chúa Trời cũng hứa với Áp-ra-ham (12:1-3), Y-sác (26:4), Gia-cốp (28:14), Đa-vít (Thi. 67:1-7) và các tiên tri như Ê-sai và Mi-chê (Ês. 2:1-3; Mi. 4:1-3) rằng Ngài có một kế hoạch kỳ diệu để ban phước cho thế giới của Ngài qua sự cứu rỗi và lời chứng của tất cả những ai tin cậy Ngài (Giăng 3:16).
Lạy Chúa Jêsus, cảm ơn Ngài vì sự hiệp nhất mà mọi người tin Ngài được vui hưởng trong Ngài. Xin giúp chúng con phục vụ nhau như những chi thể trong thân Ngài.
Emmanuel Amen