Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, August 29, 2021

Hai Anh Giành Một Con Hàu


Sau khi bài “Chuyện Quả Bứa” được gửi ra, có người cho biết câu chuyện này thoát thai từ bài thơ ngụ ngôn “L'Huître et les Plaideurs” của Jean de  La Fontaine.  

        Câu chuyện kể 2 ông đạo đi dạo trên bãi biển trông thấy con hàu nằm trên cát.  Cả hai đều thích món hàu tươi này.  Một người thò tay định nhặt, thì người kia vội ngăn và nói mình thấy trước, đáng được hưởng.  Người kia không chịu thua, nói minh có mắt tốt, mũi thính nên phải được hàu.  

        Chợt có ông “thầy giùi” đi ngang qua, 2 người nhờ xử kiện.  Thầy giùi nghe đầu đuôi câu chuyện, từ từ mở con hàu ra, đưa lên miệng lủm liền cô hàu tươi, trước sự ngạc nhiên, ngơ ngác của 2 chàng.  Thầy giùi nhai nuốt xong, tách vỏ hàu ra làm 2 mảnh, lên giọng quan án, phán:  “Hai chú đều có công nhận ra con hàu ngon miệng này nên xứng đáng mỗi người một mảnh vỏ, hãy về nhà mạnh giỏi.  Ta miễn cho án phí.

          Một bài học rất hay cho những người hay kiện tụng, hay tranh cạnh.  Chúng ta cũng thấy nhiều người để cho đã nư, bán đi con bò để tranh thắng kiện một con … sò. 

          Chúng tôi xin đăng bài thơ nguyên văn bằng tiếng Pháp, bài dịch ra tiếng Anh, bài dịch ra tiếng Việt đầu tiên của ông Trương Minh Ký (1884), bài dịch của ông Nguyễn Văn Vĩnh (1916) và bài dịch  của 2 ông Đỗ Khắc SiêmHà Khắc Nguyện (2009).

 

L'Huître et les Plaideurs

 Un jour deux Pèlerins sur le sable rencontrent

Une Huître que le flot y venait d'apporter :

Ils l'avalent des yeux, du doigt ils se la montrent ;

A l'égard de la dent il fallut contester.

L'un se baissait déjà pour amasser la proie ;

L'autre le pousse, et dit : Il est bon de savoir

Qui de nous en aura la joie.

Celui qui le premier a pu l'apercevoir

En sera le gobeur ; l'autre le verra faire.

- Si par là on juge l'affaire,

Reprit son compagnon, j'ai l'oeil bon, Dieu merci.

- Je ne l'ai pas mauvais aussi,

Dit l'autre, et je l'ai vue avant vous, sur ma vie.

- Eh bien ! vous l'avez vue, et moi je l'ai sentie.

Pendant tout ce bel incident,

Perrin Dandin arrive : ils le prennent pour juge.

Perrin fort gravement ouvre l'Huître, et la gruge,

Nos deux Messieurs le regardant.

Ce repas fait, il dit d'un ton de Président :

Tenez, la cour vous donne à chacun une écaille

Sans dépens, et qu'en paix chacun chez soi s'en aille.

Mettez ce qu'il en coûte à plaider aujourd'hui ;

Comptez ce qu'il en reste à beaucoup de familles ;

Vous verrez que Perrin tire l'argent à lui,

Et ne laisse aux plaideurs que le sac et les quilles.

— Jean de La Fontaine — Fables 1678


 THE OYSTER AND THE PLEADERS

One day two pilgrims on the sand meet
An Oyster, which the flood had just brought there:
They swallow it with their eyes, they show it to each other;
With regard to the tooth it was necessary to dispute.
One was already bending down to collect the prey;
The other pushes him, and says, "It is good to know
which of us will enjoy it."
Whoever was the first to see it
will be the gobbler; the other will see him do it.
- If by that we judge the case,
resumed his companion, I have a good eye, thank God.
- I don't have it bad too,
said the other; and I saw it before you, in my life.
- Well ! you saw her; and I felt it. "
All this beautiful incident
Perrin Dandin arrives: they take him for judge.
Perrin, very gravely, opens the Oyster, and nibbles it,
Our two gentlemen looking at him.
This meal is over, he said in the tone of a president:
“Here, the court gives you each a scale
Without cost; and may everyone at home go away. »
Put what it costs to plead today;
Count what is left for many families;
You will see that Perrin draws the money for him,
And leaves the litigants only the bag and the pins.

Unknown translator


 Con Hàu Với Những Kẻ Kiện Cáo

Ngày kia hai lão thầy chùa,
Gặp hàu trên cát, sóng đùa đem vô.
Tay đều chỉ, miệng đều hô;
Ấy nên sanh sự tăng đồ tranh ăn.
Người cúi lượm, kẻ cản ngăn,
Rằng: “Ăn cho biết phải chăng rạch ròi.
Thấy trước ăn, thấy sau coi.
Đáp rằng: Xử thế mắt tôi tỏ tường.
Rằng: đây mắt cũng rõ bường.
Lại thêm thấy trước tợ dường ai xui.
Đấy thấy trước, đây đánh mùi.”
Đang khi cãi lẫy thầy giùi đến coi.
Bèn xin chú nghĩ xét soi,
Chú bèn móc ruột ăn rồi mới phân:
“Một người một vỏ đồng cân,
Tha tiền câu lễ yên thân đi về.”
Vắn dài tiếng tục lời quê,
Kẻ khen cũng chướng, người chê mới kì!

Trương Minh Ký (1884)

 

Chú thích

1.   Rạch ròi: Cặn kẻ. Huình Tịnh Của giải thích là rẽ ròi, rõ ràng, tường tất, phân minh. Rạch ròi kẻ tóc chân tơ.

2.   Bường: bằng, từ chữ Hán bình mà ra. Sách báo Miền Nam còn viết "…ngợi cảnh thái bường."

3.   Thầy giùi: tiếng gọi kẻ mưu sự quấy, xui giục làm cho người ta kiện cáo nhau.

4.   Chú nghĩ: anh chàng.

5.   Tiền câu lễ: người coi về chuyện kiện cáo nho nhỏ trong làng trước khi chuyện được chuyển đến cấp cao hơn. Tiền câu lễ là tiền phải nộp cho câu lễ mỗi khi có chuyện phân xử. Để ý bài nầy về sau các ông Đỗ Thận, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim trong quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã tế nhị hơn viết truyện Quả Bứa đổi nhân vật thành hai người học trò tranh nhau quả bứa.

 

HAI NGƯỜI TRANH NHAU CON SÒ

Hai người đi trẩy hội chùa,
Qua nơi bãi cát, gặp sò nổi lên.
     Tay cùng trỏ, mắt cùng nhìn,
Mồm cùng muốn lẩm cùng vin lý già.
     Người cúi nhặt, kẻ liền la:
— Khoan, khoan! Hãy hỏi ai là đáng ăn?
     Cứ theo như lẽ công-bằng,
Ai mà thấy trước thì ăn đỡ thèm,
     Người kia phải đứng mà xem.
Đáp rằng:
     — Nếu vậy mà nên công-bình,
     Nhờ trời tôi mắt cũng tinh.
Cãi rằng:
     — Mắt tớ còn nhanh gấp mười,

Tớ thề tớ thấy trước rồi.
— Nhưng mà tao ngửi thấy mùi đã lâu! »
     Trong khi cãi-cọ cùng nhau.
Xẩy Quan Án nọ đi đâu qua đường.
     Đôi bên đem chuyện thân tường,
Xin quan phân-xử đôi đường trắng đen.
     Cầm sò quan đứng quan nhìn,
Tách đôi mảnh vỏ hút liền ruột trong.
     Khi quan vừa nuốt trôi xong,
Ngài bèn lên giọng Bao-Công phán truyền:
     Xử cho bên bị bên nguyên,
Quân-phân đôi vỏ, hai bên xử hòa
     Còn tiền phí-tổn thì tha.

                Thơ rằng:
        Kiện-tụng xưa nay tốn kém to,
        Chẳng qua đục nước chỉ nuôi cò,
        Mới hay gan ruột quan moi hết,
        Trơ lại còn đôi cái vỏ sò!

Nguyễn Văn Vĩnh  (1916)


Con sò và các tụng nhân

Hai lữ khách một hôm cùng thấy
Một con sò sóng đẩy đưa lên
Cả hai tay chỉ mắt nhìn
Miệng tuôn nước dãi, cùng thèm nên tranh
Giơ tay vói, một anh định nhặt
Anh bạn kia cản, giật tay ra
Nói rằng hai đứa chúng ta
Ai trông thấy trước mới là được ăn
- Theo điểm đó, mắt thần chính tớ
Anh kia rằng: "Mắt tỏ, nhất tôi
Tôi trông thấy trước hẳn hòi
Nói sai tôi chịu tội trời chết ngay"
- Anh trông thấy, tôi đây ngửi thấy
Giữa lúc này qua đấy một ông
Cả hai đem việc trình luôn
Ông này cầm lấy phanh tung con sò
Ông xơi ruột, còn cho đôi gã
Hai vỏ sò ông đã xé ra
Rồi ông lên giọng quan tòa:
- Cấm không tranh chấp, về nhà cả hai
Án phí tòa miễn không đòi

Gẫm xem kiện tụng xưa nay
Bao nhiêu tiền của vào tay quan tòa
Còn chi cho kẻ kiện thưa
Còn chiếc bị rỗng, sao mà không hay