Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, March 12, 2013

Bàlamôn giáo vào Phật giáo



Trước khi Phật giáo xuất hiện tại An độ, thì nước nầy đã có một đạo gọi là Bàlamôn giáo. 



Đạo Bàlamôn có quyển kinh Vệ đà (Vedantha), chuyên thờ thần tượng, vị thần tối cao của họ là thần Phạm Thiên (Brahma). Thần nầy quyết định mọi việc trong thế gian, chủ của các chư thần. Dưới quyền thần Phạm thiên còn có các thần như Visnu, Tetna, Siva, v. v. . . Mỗi thần làm chủ một công việc riêng. Nhiều khi các thần bất bình ác chiến lẫn nhau. Cuối cùng thần chủ tể Phạm Thiên phải đứng ra can thiệp, có lúc thần Phạm thiên phải nổi giận dùng cực hình với các thần khác. 



Theo kinh Vệ đà thì thân thể Brahma rất cao quí siêu thoát, vô biên, quyền năng trùm cả vũ trụ, ban phước giáng họ cho loài người. 



Thái tử Sĩ đạt Ta lúc chưa đi tu cũng đã được học hành tham khảo trong kinh Vệ đà, do đó khi giác ngộ, Người giảng dạy có nhiều điều giống trong Bàlamôn giáo. Theo các nhà nghiên cứu thì Phật giáo có nhiều điểm giáo lý thoát thai từ Bàlamôn giáo. 
Xã hội Ấn Độ thời bấy giờ chia làm 4 giai cấp chính là: Bàlamôn (giai cấp tu sĩ), Sát Đế lợi (giai cấp vua chúa, quí tộc), Phệ Xá (giai cấp trung lưu), Thủ đà là hay Chiên đà la (giai cấp cùng đinh mục khố, bị khinh bỉ). Trong mỗi giai cấp chính, còn chia nhiều giai cấp phụ khác. Như vậy trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ phân ra không biết bao nhiêu giai cấp. Theo thể lệ, giai cấp Bàlamôn dù nghèo vẫn được giai cấp khác kính trọng; Giai cấp Phệ Xá dù giàu có cũng không lên đuợc giai cấp Bàlamôn hay Sát Đế Lợi. Trong giai cấp chỉ được cưới gả nhau mà thôi, nếu giai cấp Bàlamôn hay Sát Đế Lợi kết sui với giâ cấp Phệ Xá dù cho giàu bậc nào cũng bị sa thải khỏi giai cấp cao và bị khinh bỉ. 



Giai cấp Thủ Đà La hay Chiến Đà La bị khinh bỉ và ngược đãi. Người thuộc giai cấp nầy ra đường phải đội khăn che mặt, vì các giai cấp khác rất khinh bỉ và gớm ghiếc. Họ không được tham gia bất cứ một việc gì trong xã hội dù rất nhỏ. Họ chỉ được làm những nghè hạ tiện, luật lệ nghiêm cấm họ làm những nghề đã qui định. 



Ngoài ra cũng có một hạng người rất đông không được xếp vào giai cấp. Số phận hạng người nầy còn tệ hơn hạng người trong giai cấp Thủ Đà La. Họ bị người Thủ Đà La khinh bỉ và xua đuổi, bị gọi là hạng Ba Ly a. Họ không có giai cấp, không có nhân phẩm, không có giá trị, không ai bảo vệ, sống thui thủi nơi nào mà các giai cấp kia không đến. Khi ra đường thoáng thấy người các giai cấp kia dầu là giai cấp Thủ Đà La, họ cũng phải chạy trốn trong buị cây hay áp mặt sát đất. Hạng giai cấp kia gớm ghiếc không thèm dẫm chân lên lưng họ nữa là. Nghề nghiệp sinh nhai của họ là hốt phân, hốt rác, nếu không thì vào rừng hái trái bắt cua. 



Thế mà họ vẫn chấp nhận là phải, giai cấp Thủ Đà La cũng cho rằng đúng, bởi vì công việc nầy không phải do loài người xếp đặt, mà do đấng Phạm Thiên tối cao định đoạt. 
Kinh Vệ đà chỉ dành riêng cho giai cấp Bàlamôn và Sát Đế Lợi đọc tụng mà thôi, kỳ dư các giai cấp khác tuyệt đối không được phép ngó đến. Thần Phạm Thiên cũng chỉ ưu ái với giai cấp được đọc kinh Vệ đà mà thôi. 



Thái tử Sĩ Đạt Ta lớn lên có tư chất thông minh, gan dạ, nhìn thấy những sự bất công to lớn trong xã hội đương thời và sự vô lý ngay trong kinh Vệ đà, nên Người quyết định tìm phương giải thoát. Làm sao giải quyết vấn đề đó ? Dù Người sẽ là vị vua thay cha mình, Người cũng không giảiquyết được gì trước áp lực của Hoàng tộc, áp lực tôn giáo, áp lực xã hội, áp lực các quốc gia láng giềng. Đã nằm trong guồng máy chính trị đó mà đi ngược lại thì thật nguy hiểm. Phải nói Thái tử Sĩ Đạt Ta có đầy lòng từ bi bác ái, cảnh đau khổ của chúng sinh là cảnh khổ của Người, Người không thể ngồi nhìn cảnh trầm luân khổ ải nầy. Công việc nầy không phải là chuyện đơn giản mau lẹ, mà là việc phức tạp lâu dài, đa dạng. Người quyết tâm làm một cuộc cách mạng toàn diện và hướng thượng, một cuộc cách mạng to lớn mà từ xưa tới nay không một ai dám làm, đó là san bằng và xóa hẳn giai cấp đầy bất nhân vô lý ấy. Người đã lập nên một chủ thuyết nhân bản, nhân tính và nhân chủ, để phục hồi nhân vị của con người. Nhân vị ấy là bình đẳng, hòa ái lẫn nhau. Thành công được việc nầy sẽ rạng rỡ gấp trăm ngàn lần sự rạng rỡ của bậc đế vương trong thiên hạ. 



Việc trước tiên là phải ly khai khỏi Hội đồng Hoàng tộc, khỏi xã hội, Người cần phải đứng ngoài lộ tuyến bất công ấy để nhìn vào mà phán xét, lúc ấy mọi người sẽ cho rằng Người khách quan, dễ chấp nhận ý kiến chủ trương của ông. Đó là con đường dẫn đến việc tầm đạo. 



Việc tầm đạo của Phật Thích ca có hai ý nghĩa rõ ràng: một là Xuất thế tĩnh, hai là Nhập thế động. Hai vần đề nầy phải đi đôi, thì cuộc cách mạng vĩ đại của Người mới thành công. 
Xuất thế tĩnh để đối kháng là Bàlamôn giáo đầy những bất công, phù phép, huyễn hoặc, mê tín dị đoan, Bởi vậy, Phật Thích ca lập đạo cũng nói chuyện trên trời dưới đất, quá khứ vị lai, cũng bùa phép, phù chú huyền bí, v. v. . . Người từng dùi mài trong Bàlamôn giáo hiểu biết ưu và khuyết điểm trong giáo lý Vệ đà. Do đó, Người nhón gót cao hơn để đối trị Bàlamôn. Từ một vị Thái tử mà bỏ cả cung điện đi tu, chấp nhận cái khổ, thế nên chủ trương của Phật Thích ca dễ được mọi người chấp nhận. 



Khởi đầu, Phật Thích ca phế bỏ thần Phạm Thiên và thần ấy cũng phải luân hồi, vào địa ngục tái sanh, v. v. . . Bất cứ dân tộc nào cũng chấp nhận một đấng quyền năng chủ tể vũ trụ, chỉ xưng hô khác danh từ mà thôi. Dân Ấn Độ cũng vậy, họ tôn sùng thần chủ tể Phạm Thiên và tin tưởng tuyệt đối. Trong thâm tâm Phật Thích ca cũng phải công nhận đấng quyền năng, những kiểu như Phạm Thiên thì làm sao làm chủ tể được. Bởi vậy, suốt trong kinh sách, Phật Thích ca thường bài xích Phạm Thiên. Chính vì thế đa số Phật từ cho rằng đạo Phật không công nhận có Trời. Theo Phật Thích ca thì Trời là một Đấng công bình, thương mọi người như nhau, hình tướng Trời trong suốt như ngọc ngà pha lê, nơi Trời ở thật là một cảnh cung trời đạo lợi mà trí tuệ loài người không thể hiểu tới, không có hình tướng bằng đá trong các miểu thờ của Bàlamôn, hoặc đầy dẫy bất công như trong kinh Vệ đà. 



Sau khi xuất thề tĩnh để đối trị Bàlamôn giáo, Phật Thích ca đã nhập thế động để đối kháng xã hội bất công, giai cấp đương thời. 
Trước tiên Phật Thích ca đưa ra tinh thần triết lý nhân bản để cổ súy mọi người. Trong kinh A Hàm có ghi chuyện Phật Thích ca kể lại kiếp quá khứ của mình, khi mới sanh ra đã biết một tay chỉ trời, một tay chỉ đất mà nói:”Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn ”. 



Chữ Ngã ở đây không phải là Cái Tôi, mà là “Ta”, tức là cái bản năng nội tại và ngoại tại của con người . Bản năng nầy rât quan trọng và tôn quí, có thể tiết chế thiên nhiên, tài bồi xã hội, tu kiến nhân sinh. Bản năng ấy ai cũng có, ít nhiều cũng có, thì nhân vị phải bằng nhau. Đã là người thì có nặng nhẹ khác nhau, người ốm người mập, kẻ mạnh người yếu, song nhân vị phải ngang nhau. Nhân vị đó là giá trị phần thuộc linh hay nhân phẩm con người. Như vậy, tại sao có sự phân chia giai cấp nặng nề trong xã hội ? Vì thế, Phật Thích ca đã đánh tan sự bất công giai cấp, san bằng xã hội của quốc gia mà vua Tịnh Phạn đang trị vì.


Phật Thích ca đi giảng đạo vừa nói chuyện cao siêu vừa đưa ra chủ trương nhân bản và thâu nhận đệ tử. Theo kinh sách thì đệ tử của Người rất đông, đủ hạng, vua chúa có, quan lại có, giàu sang có, cũng có hai hạng Thủ Đà La và BaLyA. Từ vua chúa xuống quan lại, đến BaLyA đều ngang nhau, trước mắt Phật Thích ca không ai quí hơn ai, Nhiều người dân tại Ấn Độ thuở ấy đều chấp nhận và giai cấp bị xóa từ từ, Hạng Thủ Đà La và BaLyA được giải phóng (nhưng sau nầy khi Phật giáo tàn lụn, Bàlamôn giáo và Hồi giáo thống trị Ấn Độ, thì giai cấp lại hồi sinh như cũ).

Vậy, Phật Thích ca là một người lỗi lạc, nhưng không phải là một đấng quyền năng. Chính Người thường nói, “Ta không cứu các con được, ta chỉ con đường mà các con phải đi để tự cứu ”.



Phật là gì ?



Một câu hỏi mà ngày xưa hay dùng làm công án trong Thiền giáo. Rất nhiều lối giảng về chữ Phật, tùy theo người, tùy theo hoàn cảnh, đôi khi câu trả lời về chữ Phật vô nghĩa hay phạm thượng.


Phật có hai nghĩa:

1/. Phật theo nghĩa tính từ (Phật tánh)
2/. Phật theo nghĩa danh từ (Phật danh)


1/. Phật Tánh:
Kinh Phật nói “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh ”, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Phật tánh không những chỉ có trong loài người mà có cả trong bốn loại chúng sinh: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh), bởi thế ai tu niệm cũng có thể thành Phật. 


Có một Hòa thượng hỏi Sư Lâm Tố Nghĩa Huyền: Phật là gì? Ong hét lớn: “Càng thỉ quyết ” (que cức khô), lại có khi ông nói: con chó cũng có Phật tánh. Phật tánh dễ dàng như vậy, ai là kẻ đạt được và có bao nhiêu người thành Phật?



Kinh Phật có nói “Phật giả giác giả ” hay “Phật tại tâm ”. Tựu trung Phật có nghĩa là giác ngộ, không cần tìm Phật ở đâu cho xa, ta cứ đừng vọng tâm mê muôi, tịnh thần sáng suốt thì thành Phật. Nhưng nếu Phật là vậy thì làm sao giải thoát được tâm hồn ? Vì giác ngộ thì thiếu chi người giác ngộ. Còn nói: “con chó cũng có Phật tánh”, như vậy các loài khác cũng giác ngộ về Niết bàn hết sao ? Câu nói của Thiền sư Tuệ Trung Thượng sĩ (Trần Quốc Lăng, là em ruột Trần Quốc Tuấn) trả lời câu hỏi của bà Khâm Từ Hoàng hậu (em ruột của ông), “Phật chẳng cầu anh, anh chẳng cầu Phật. Văn thù là Văn thù; giải thoát là giải thoát ”. Qua các dữ kiện trên, ta có thể hiẻu rằng quả Phật rất gần rất dễ với người trí. Khi đạt quả Phật cũng chẳng giải cứu được cho thân thể, chẳng qua đó chỉ là một thể tính nêu ra khi thì rất thực tế, khi thì quá trừu tượng, nêu ra để giới thượng lưu trí thức trong thiền môn bàn bạc tranh tài cao thấp mà thôi. Quả thật, nếu con người đều có Phật tánh, hễ tu một lúc nào đó giác ngộ thành Phật (theo Nam Bổn của Lục Tổ Huệ Năng), thì thế giới ngày nay không có chiến tranh và ngay trong cửa thiền đã không có những sự tranh giành khốc liệt xảy ra. 



2/. Phật danh: 



Là tên của Phật. Trong kinh Phật có nói thuở vô lượng A Tăng kỳ kiếp (rất xa xưa, xưa hơn trái đất), có rất nhiều người thành Phật như kinh Adiđà, sấm Hồng Danh, Kinh Tam Thiên Phật, kể vô số tên Phật, dạy rằng phải niệm hồng danh chư Phật, lạy cúng lễ bái chư Phật, thì sẽ được cứu, lúc chết sẽ được Tây phương Giáo chủ Adiđà Phật rước về nước cực lạc. Hãy xưng tụng danh hiệu nhiều sẽ được phước. Quái lạ, tại sao có kinh Phật Thích ca lại nói tất cả do tâm sanh (nhất thiết do tâm tạo), Phật không độ cứu ai được, ai càng cầu Phật sẽ là ma quỉ (. . . dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, tại nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai - Đại Thừa Kim cang kinh). Vậy là nghĩa làm sao?
Trước Phật Thích ca có vô số Phật, nhưng từ khi Phật Thích ca tịch diệt không thấy có ai được nên danh thành Phật, có chỉ hạ lần xuống Bồ-tát, rồi La-hán, rồi Thinh văn, rồi Duyên giác; Cuối cùng là Hoà Thượng, rồi đến Thầy chùa. 



Than ôi ! đi tu cầu làm Phật cũng không được, không có Phật nào giải cứu dân mình, thì cái thân thể tội lỗi nầy sẽ ra sao ? Trong câu đối của Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chí ở triều đình nhà Nguyên vào thế kỷ 13: “Phật phật nhơn, hà sự nhơn sự Phật ”. Câu nầy lồng ý đối chọi chính trị với nhà Nguyên. Nhưng chúng ta cũng hiểu thêm một ý khác sâu sắc nữa là “Phật không phải người, tại sao bảo người là Phật”. Ay là việc mơ tưởng viễn vông, do trí trong người nặn ra (nhất thiết do tâm tạo).




Phật Giáo và Sự Giác Ngộ, Giải Thoát



Không bao giờ Phật Thích ca nói rằng chính Người tế độ mọi người, mà Người chỉ là người chỉ đường cho kẻ khác đi. Người từng nói: ”Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”. Ý Phật bảo bản tánh Như Lai của ta và các con giống nhau, nhân bản, nhân tánh, nhân chủ giống nhau, do đó các con sẽ đạt bậc giác ngộ như ta. Phật Thích ca vốn biết mình là một chúng sanh thọ tạo, sinh ra và lớn lên rồi chết đi, không thể thoát khỏi định luật của Tạo hóa an bài, cho nên Người chỉ nhận mình là một bậc minh sư (thiên nhân sư), chứ không dám nói mình là Đấng Cứu Thế. 



Phật Thích ca đưa ra một phương cách để giác ngộ, tự cứu lấy mình và giúp người khác phương cách ấy để giác ngộ. Những phương thức tự tu, tự giác ấy đại khái:
- Tứ diệu đế (khổ đế, tập đế, diệt đế, đại đế)
- Bát Chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, v. v. . . )
- Thập Nhị nhân duyên (Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập. . . )



- Tứ như ý túc. 
- Tứ niệm xứ
- Phật Bồ đề phần
- Bát chánh đạo phần,v. v. . .

Người là Phật tử phải nương vào nơi ấy (gọi là qui y pháp) ra công tu trì thì sẽ giác ngộ và giải thoát. Ngoài ra, Phật còn thuyết minh nhiều điều vô nghĩa nữa cũng không ngoài mục đích dạy người tự độ. Cái thân của Phật là vô nghĩa, vô thường, phẩm chất Như Lai của Phật cũng không đủ quyền năng tế độ ai. Đã có lần Phật gọi đồ chúng dạy đạo và nói rằng: “Hỡi các Tỳ Kheo, hãy nhìn tay ta để thấy trăng, nhưng đừng tưởng rằng tay ta là trăng ”


Trăng là chân lý phải đạt, ngón tay là phương tiện để đạt. Nương theo phương tiện để đi tới chân lý, nếu không có phương tiện thì không đạt đến chân lý, hoặc nương vào phương tiện sai cũng không đạt được chân lý. 



Hễ nói đến giác ngộ và giải thoát là nói đến phần tâm linh tư tưởng hơn là thể xác. Mà con người thì đầy dẫy lục dục thất tình, đầy dẫy tham sân si nghiệp chướng, lòng dạ không bao giờ chánh định. Nhà Phật ví lòng người như ‘Tâm viên ý mã’ (Tâm vượn ý ngựa). Những thứ ấy không bao giờ khô cạn giảm bớt, trái lại mỗi lúc một tăng. Than ôi, giác ngộ làm sao đây ! Một khi con người còn biết ăn ngon mặc đẹp, biết no, đói, biết sợ hãi, biết vui buồn, biết thỏa mãn và bất bình, biết tốt biết xấu, v. v. . . thì dù cho phương cách nào đi nữa cũng không thể tự độ giải thoát được. 



Người đã giác ngộ giải thoát thì hiểu ‘Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thị tướng hành thức, diễn phục như thi’ (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc ấy là không, không ấy là sắc, thị tướng hành thức đều như vậy cả), hoặc bất sanh bất diệt,bất cáu bất tinh, bất tăng bất giảm (chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt - Bác Nhã Bala Mật Đa tâm kinh). Nhưng con người cũng còn biết tham lam, còn biết ăn no mặc ấm, thì giải thoát làm sao được; còn biết khóc sợ hãi, thì siêu thoát giải thoát sao được ? (Ong Anan bị Ma mữ Ma Lăng Già của Bàlamôn giáo đam mê vẻ đẹp trai của ông nên dùng bùa chú bắt nhốt ông trong phòng và ép làm chồng. Ong kinh khiếp khóc lóc và kêu cầu Phật). Đã có lần Phật Thích ca biết đồ chúng mình hay bất bình khi bị ngoại đạo tấn công nên có răn dạy môn đồ:



“Hỡi các Tỳ Kheo, nếu có kẻ đi trước ta phỉ báng Phật,phỉ báng Pháp, phỉ báng tăng, các con cũng đừng nên giận dữ. Hỡi các Tỳ Kheo, nếu có ai đi sau ta tán thán Phật, tán thán pháp, tán thán tăng, các con chẳng nên đem lòng mừng rỡ ” (Trường A Hàm) 


Lời dạy cao siêu mà lòng người lại quá hèn hạ. Do đó muốn giác ngộ để đạt được quả Phật chắc không thể được. Lòng trống không tự tại đừng cho ngoại cảnh xâm nhập, ấy là Phật; ngược lại biết ham muốn thương yêu thì cũng không khác mọi người. Như chuyện Mục Kiền Liên đắc thiên nhản trông thấy mẹ là Thanh Đề ngồi thọ hình dưới địa ngục, chạnh lòng mẫu từ đến khóc van xin Phật giải cứu cho. Như vậy có giác ngộ giải thóat chưa? Trong khi hội chúng đủ mặt, Phật Thích ca đưa lên cành hoa, hội chúng ngơ ngác, riêng chỉ có ông MaHaCaDiếp hiểu ý mỉm cười. Phật bảo rằng MaHaCaDiếp hiểu được lòng ta, vậykể từ đây chánh pháp nhân tạng sẽ giao về CaDiếp, và sau khi Phật chết, CaDiếp thay Phật làm tổ thứ hai (Trong thiền môn hay có công án hoặc thoại đầu ‘Thế Tôn niệm hoa, CaDiếp vi tiếu), Biết ý Phật trao cho chánh pháp nhân tạng, Ca Diếp vui mừng, vậy thì ý chữ sác không, không sắc, chẳng trọn rồi, vậy có giác ngộ và giải thoát không ?

Đó là hình ảnh của hàng Đại Tứ, còn kẻ sơ cơ thấp kém lòng tham luôn luôn sôi sục, lại hay tụng kinh gõ mỏ xin Phật phù hộ làm giàu, xin Phật tiếp linh hồn về nước cực lạc sau khi chết, cầu Phật cho thành một Phật con. . . thì chắc không một ai được giải thoát thành Phật cả. Bởi thế từ ấy về sau trong chốn Phật đà cứ tiếp tục tranh giành, phân chia nhau y bát chân truyền của Phật tổ. Cho nên kẻ thành bậc giác ngộ giải thoát không có, mà người không giác ngộ không giải thoát thì vô số.

Tóm lại, vấn đề giải thoát hay giác ngộ của Phật đưa ra là một lẽ, cũng để đối trị lại hình thức lễ bái, phù phép thờ hình tượng, mê tâm của Bàlamôn giáo, còn làm được hay không, đúng hay sai thì không cần thiết.

Trung quốc có một Phật tử, sau một thời gian gắng công tu hành để mong giác ngộ giải thoát đạt thành quả Phật Như Lai, nhưng cuối cùng cũng chẳng được chi, ông sực tỉnh đưa ra ý kiến nhập thế đem tài năng của mình thực tế giúp đời:

Thọ thủ qui y Phật tổ tiên

Mạc sanh Tây thổ, mạc sanh thiên
Nguyên vị nhất trúc dương chi thủy,
Sai tác nhân gian tịnh tâm liên. 
dịch:
Quì trước Như Lai con nguyện lời
Chẳng sanh chẳng diệt, chẳng lên trời. 
Nguyện làm giọt nước cành dương vẩy
Tẩy sạch nhân gian rửa bịnh đời.




Phật giáo và ý nghĩa chữ phương tiện


Trong Phật giáo việc cúng bái, thờ phượng khá phức tạp đa dạng. Cách bài trí trong điện Phật (nhất là các chùa cổ ở miền quê) có sắc thái tam giáo đồng lưu (Phật-Lão-Khổng). Họ tôn kính Phật bằng hình thức tụng niệm chuông mõ, trống phách ê a, đêm cũng như ngày. Với hình thức nầy, nhà chùa gọi là ‘Ca Dương Phật pháp’.
Nhưng khi tham khảo trong các kinh điển Phật đà, thì không thấy các hình thức nầy. Phật giáo cho rằng đó là phương tiện để tế độ chúng sinh.

Thật ra ngày xưa, Phật Thích ca có thuyết về ý nghĩa chữ ‘Phương tiện’. Hai chữ phương tiện nằm trong nguyên văn tiếng Phạn Bali là Anúttara Viyayasha, Hán tự phiên âm là Bác Nhã Balamật, dịch là Phương tiện đáo bỉ ngạn, hay trí huệ đáo bỉ ngạn. Việt ngữ dịch là Phương tiện qua bờ giác. Bác Nhã ví như chiếc ghe, chiếc bè, hay chiêc tàu, Bali Mật là bờ giác ngộ. Ong Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã làm một con thuyền Bác Nhã rất lớn, dự tính dùng thuyền ấy qua được bờ giác ngộ. Thế mà mấy chục năm qua chiếc tàu cũng nằm một chỗ nơi Cồn Phụng. Với đạo lý Phật đà, muốn qua bờ chánh giáo phải dùng phương tiện, bất cứ phương tiện nào. Phương tiện ấy là những hình tướng màu sắc nói trên.

Ngày xưa Phật Thích ca gọi đệ tử là Tôn giả Anan lại mà hỏi rằng: 

- Hỡi Anan, muốn qua sông phải nhờ gì?
- Bạch Đức Thế Tôn, muốn qua sông phải nhờ ghe thuyền. 
- Khi qua đến bờ có còn theo ghe thuyền nữa không ?
- Bạch Đức Thế Tôn, khi qua sông đến bờ, chiếc ghe kia phải bỏ. 
- Hỡi Anan, giáo pháp của Như Lai chỉ là phương tiện để giác ngộ, khi giác ngộ rồi, cần phải bỏ đi. (Trường A Hàm)


Với người sơ căn nông cạn, thì dùng phương tiện thấp như hình tượng, chuông mõ, trống, cồng, v. v. . . Hạng thượng trí thì phương tiện cao hơn. Căn tu lực học mỗi lúc một cao, hễ vượt qua khỏi một bờ liền bỏ phương tiện đó, còn mãi mê bám trụ, sẽ sống mãi trong cõi u minh. Đó là tín chỉ của công án (thoại đầu) ‘Ưng vô sơ trụ, Nhã sanh kỳ tâm’, nghĩa là đừng bám trụ một chỗ, tâm sẽ mở sáng ra. Ngày xưa, Lục tổ Thần Tú làm bài kệ với đại ý ‘Bồ Đề là thân thọ, hạng tu hành phải nương vào’. Lục tổ Huệ Năng thì nói trái lại: ‘Thân Bồ đề không thọ, bám trụ vào sẽ không giác ngộ’. Trong Pháp Bảo đàn kinh, Lục tổ Huệ Năng có diễn giảng ý nghĩa Bác Nhã Bala Mật rất rõ ràng. Theo Lục Tổ Huệ Năng, các pháp ấy chỉ là giả tạm mà thôi. Khi ý thức được chữ phương tiện để tu hành thì chỉ trong một chốc lát sẽ thành Phật ngay (trực hỉ nhân tâm, kiên tinh thành Phật). Trái lại, Lục Tổ Thần Tú bám trụ nơi thân thọ bồ đề, triết thuyết của ông kém hơn của Lục tổ Huệ Năng, nên phải bị mai một. Trong giới Phật giáo bảo rằng hình tướng kinh kệ, ca dương ngày nay trong thiền môn là ảnh hưởng lối tu của Lục tổ Thần Tú.

Trong Đại thừa Kim Cang kinh, Phật Thích ca có nói với ông Thần Tú Bồ đề rằng: ‘Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, tại nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai’, nghĩa là, ‘Nếu lấy sắc ra mắt ta, nếu lấy âm thanh cầu khẩn ta, ấy là hàng tà đạo, không bao giờ thấy được Như Lai’. Nếu là bậc thượng trí đều cầu hình tượng hay phương tiện bề ngoài, cái hình tướng phương tiện sẽ thất bại trên con đường tìm cầu quả Phật. Thiền sư Đạm Hà Thiên nhiên chỉ tượng Phật bằng gỗ để đốt lửa sưởi ấm. Đó là ý chỉ việc buông phương tiện ra để qua bờ giác.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật có thuyết: ‘Nhất thiết chư hiểu pháp, như mộng huyền,như bào ảnh, như lộ diệc, như điện ung tác, như thị quán ” , nghĩa là tất cả các pháp như giấc mộng, như bọt nước, như sương, như chớp, phải xét hiểu rõ ràng’. Các pháp tức là những phương cách tu niệm hình tướng, những thứ ấy không thật, kẻ tu hành muốn giác ngộ, giải thoát phải tạm nương và đứng trên các pháp ấy rồi bỏ đi không được, để các pháp ấy vây quanh đè nén. Trong thiên sử có chép chuyện Thiền sư Bách Trượng Hòa Hải đưa ngón tay chấm mục viết chữa Phật trên tảng đá rồi ngồi lên trên để đánh thức tâm tánh của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất. Bởi vì Bách Trượng thấy Sư Mã Tổ đang gánh nặng cái phương tiện trên vai. Kệ Phật có nói:

- Nhược nhơn dục liểu tri

- Tam thế nhất thiết Phật
- Ưng quán pháp giới tánh
- Nhất thiết do tâm đạo. 
nghĩa là:
Nếu người muốn biết rõ,
Ba đời các đức Phật
Xét về trong giới tánh
Tất cả do tâm thanh. 



Đại khái chữ phương tiện là thế. Nhưng ta xét thấy rõ đâu có Phật tử, thầy tu nào buông bỏ cái phương tiện đâu ! Họ không dám bỏ cái phương tiện ấy, vì nó là nguồn sống của họ, nếu họ không buông xả, chắc chắn họ sẽ chết khô, không phải chỉ ngày nay mới có thế, mà đến ngàn sau cũng y như vậy thôi. Thấy các sách sử ghi lại có nhiều vua chúa Hoa Việt thấy đạo Phật cứ di hành tệ trạng xấu xa trong chốn thiền ôn, họ chướng tai gai mắt, bắt buộc phải ra tay tẩy trừ. Mặc dù bị tẩy trừ, song gặp được vua nào sùng thượng Phật giáo, thì cái hình tướng sai lầm lại sống dậy và lan tràn. Đời nhà Đường, ông Hàn Dũ thấy chương tai gia mắt việc xây chùa đúc tượng, làm chay, nhất là việc nuôi xương Phật, ông đã liều lĩnh can vua, trong lá sớ có câu: ‘Sao bệ hạ mê muội tin vào cái xương mục nát ấy, thần xin Bệ hạ hãy đem gói xương ấy liệng xuống dưới thành để chỉnh đốn lại thánh giáo’. Vua nổi giận hạ chiếu luu đày ông ra tận Triều Dương cách kinh đô tám ngàn dặm. Hàn Dũ chán ngán mà thốt lên:


‘. . . Bản vị thánh minh trừ tệ chính,

Cảm tương suy hủ tích tan niệm. ’
Đại ý:
‘Lòng muốn thánh quân trừ mối tệ,
Ta nào lo sợ cái thân già. ’


Ngày xưa Phật cho ta dùng phương tiện rồi bỏ đi. Phật đâu có bảo bày biện cách thức thờ hình tượng như ngày nay. Thế mà trong thiền môn khư khư ôm ấp sự sai lầm đó. Vậy xưa nay ai là kẻ giác ngộ giải thoát ? Người theo đạo Phật mãi ngồi trong thuyền lênh đênh phiêu dạt triền miên trên sông mê bể khổ, hết đời nầy sang đời khác tiếp tục bị chìm đắm giữa hố sâu.



Phật Adiđà và cõi Niết Bàn


Trong kinh Adiđà, Phật Thích ca nói rằng trong cõi cung trời đạo lợi kia có một vị Phật hiệu Adiđà làm Giáo chủ thế giới Tây Phương. Vị Phật nầy cũng là một chúng sanh tu thành Phật trong khoảng thời gian theo kinh Phật gọi là ‘Vô lượng A tăng kỳ kiếp’, rất xa xưa. Phật Thích ca mô tả thế giới của Phật Adiđà làm chủ gọi là nước Cực lạc. Sự vinh hiển nơi nầy không cùng tận, vàng ròng, bửu thạch,v. v. . . chỉ dùng để xây tường, xây nhà, cuộc sống nơi đó không già, không chết, không lo chuyện đói no, v. v. . . Phàm ai muốn vô thế giới ấy, phải tu hành tinh tấn luôn luôn niệm Phật hiệu Adiđà, khi chết sẽ được sứ giả của Phật rước về Tây phương. Bởi thế, mới khởi lập ra Tịnh độ tông, lấy kinh Adiđà làm đích, những ai hành trì theo Tông phái nầy họ hi vọng sẽ vô được Cực lạc. Hàng Phật tử từ xưa nay tu hành với mục đích cuối cùng là phần hồn sẽ được siêu thoát về cõi Tây phương. 


Có điều đáng nói ở đây là Phật Thích ca từng bảo: ‘Thập phương chư Phật cũng là hàng chúng sanh tu thành Phật, chư Phật cũng không tế độ được ai, duy Phật Adiđà sẽ tế độ linh hồn nào thường đọc tụng Phật hiệu Adiđà. Như vậy, phẩm vị và quyền năng của Phật Adiđà cao hơn các Phật khác. Kệ Phật có câu:
Ai hà thiên xích lãng khổ hải vạn trường ba. 



Dục thoát luân hồi khổ. 
Tảo cấp niệm di đà. 
nghĩa là:



Sông vẫn ngàn thước sóng
Biển khổ vạn ba đào
Muốn ra khỏi chốn ấy
Gấp rút niệm di đà.


Tuy nhiên, trong Phật giáo lại liệt kinh Adiđà thuộc hàng tiểu thừa (xe nhỏ) dùng cho hạng hèn thấp, phải dùng cái Cực lạc Niết bàn để khích lệ họ. Riêng giới thiền sư tài giỏi không bao giờ nói tới chuyện tu hành để sớm về nơi Cực lạc hưởng nhàn. Họ chỉ hành thiện trong cảnh thanh tịnh chứ không gỏ mõ, tụng kinh ê a ỏm tỏi, và chẳng thấy hạng thiền sư nào khuyên nên niệm Ađđà Phật để được cứu độ. Đến như các thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo thất Lâm tố Nghĩa Huyền đã dùng hèo đánh hoặc tát tai la lối khi có đệ tử hỏi cách tu hành nào tiện nhất để vô Niết bàn Cực lạc.

Tại sao có lúc Phật nói không ai cứu mình được mà chính mình phải tự cứu, có lúc lại nói tụng niệm danh Phật, sẽ được Phật cứu, hồi khác lại nói đó là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Còn giới thiền sư tài năng cao hơn thì lại không chấp cái thuyết ấy để vô Cực lạc hay Niết bàn. Chỉ có hạng thầy tu thấp kém và hàng Phật tử tại gia là thờ lạy và tin tưởng tuyệt đối mà thôi. Nếu đó là phương tiện, thì ta có quyền kết luận rằng cõi Cực Lạc Niết bàn của Phật giáo chẳng qua là sự mơ hồ, huyễn hoặc. Vả lại, Phật Thích ca cũng có thể xác con người, không bao giờ cứu được ai thì làm sao biết được chuyện trên trời dưới đất. 
Còn tiếp