Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, March 15, 2013

Tình Yêu Thật --1


Mỗi năm cứ vào giữa tháng Hai, những người sống ở các nước Âu Mỹ bị tràn ngập với những thứ quảng cáo cho ngày Lễ Valentine. Cũng giống nhưnhững ngày lễ lớn khác, những hảng tạp hoá thương mại dụ dỗ người ta mua thứ này thứ nọ để tặng cho người mình yêu. Người ta cứ lầm tưởng rằng quà cáp tặng vật là biểu tượng cho ngày "Tình Yêu". Người ta quên hẳn đi tình yêu là mối tình cần thiết cho tình cảm và cuộc sống của con người. Tình yêu là thứ gì mà ai ai cũngđi tìm, có người tìm thấy nó có người không. Một câu nói chí lý của Martin Luther làm chúng ta phải gật gù suy nghĩ



:

"Tình yêu là hình ảnh của Thiên Chúa, và không phải là một hình ảnh không có sinh khí, nhưng trái lại nó là bản chất sống linh động của bản tính Thiên Thượng chiếu rọi tất cả mọi sự tốt lành của Thiên Chúa."

GIỀNG MỐI CHO TÌNH YÊU
Không có nhu cầu của con người là cơ bản hơn sự cần thiết cho tình yêu. Chúng ta bước vào thế giới như trẻ sơ sinh bất lực, hoàn toàn phụthuộc vào tình yêu của cha mẹ chúng ta. Suốt thời thơ ấu và tuổi thanh xuân, tình yêu của cha mẹ là điều cần thiết cho nhu cầu vật chất của chúng ta, cũng như tình cảm, và việc phát triển tinh thần. Tổng thống Obama (dầu chúng ta có đồng chính kiến với ông hay không) trong dịp phát biểu cảm tưởng về ngày Tình Yêu đã bộc lộ rằng, "I wish I have a father around when I grow up." Chúng ta nên biết rằng tổng thống Obama mồ côi cha khi còn bé. Một nhân vật ở địa vị quan trọng của quốc gia còn cảm thấy sự cần thiết của tình cảm gia đình. Điều này nói lên nhu cầu tình yêu là sự khao khát của con người. Ở tuổi trưởng thành, chúng ta bước vào hôn nhân và trải nghiệm những gì chúng ta mong mỏi để có một sự kết hợp suốtđời những gắn bó tình cảm thân mật và hổ trợ tinh thần. Và vào lúc hoàng hôn của cuộc đời, tâm trí và cơ thể chúng ta trở nên già đi, chỉ còn phụ thuộc vào sự chăm sóc yêu thương của gia đình và cộng đồng chung quanh chúng ta. Tuy nhiên, mặc dầu con người ta làm điều này thành đạt được điều nọ, cái mong muốn trong kinh nghiệm sống của con người vẫn là tình yêu thương, nhưng nó lại là một trong những vấn đề ít hiểu biết hơn hết và là điều con người khát khao.


Tùy thuộc vào người mà bạn hỏi, tình yêu sẽ được cho là một cảm giác, một ham muốn, một cảm xúc, hoặc một cái gì đó dựa trên các cam kết hoặc nghĩa vụ. Là một lý tưởng, nó có thể được coi là thực hay ảo ảnh, có thể hoặc không thể, có điều kiện hay không điều kiện - với cách biểu lộ giới hạn của con người qua cử chỉ cởi mở rụt rè, phóng túng hoặc e thẹn tùy theo người yêu, vợ,chồng, gia đình, dân tộc, văn hóa hoặc toàn bộ cộng đồng thế giới.

Vượt lên trên cái lộn xộn của ý nghĩa và bản chất, sứ đồ Giăng- người gần gũi và được Chúa yêu đã nói rằng: "Chúa là tình yêu." (I Giăng 4: 8)


Theo sự tiết lộ và bày tỏ trong suốt Kinh Thánh, tình yêu là trung tâm bản chất của Thiên Chúa. Và bởi vì chúng ta là những sinh vật được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài, con người có bản chất của Thiên Chúa và tình yêu là một phần của bản chất tự nhiên của chúng ta, hay nói một cách rõ hơn, đó là một phần của mục đích luận của chúng ta nói theo triết lý, là mục đích của chúng ta; tình yêu được ban cho chúng ta để làm bài giảng sống, mỗi cá nhân là "lá thư tình yêu biết đi" và được đọc bởi tất cả những người chúng ta gặp được trong cuộc sống.

Nhưng tình yêu là gì? Có thực sự không? Nó thể hiện như thếnào? Và trong những cách tương tự như thế nào, hoặc phân biệt như thế nào với quan niệm của con người?


Thông thường bản tính tự nhiên của con người là muốn yêu và được yêu. Thi sĩ Xuân Diệu đã mô tả về yêu rằng,

Yêu là chết ở trong lòng một ít 
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu 
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết 

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt 
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu 
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít 

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu 
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu 
Và tình ái là sợi dây vấn vít 
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Xuân Diệu muốn nói lên thứ tình yêu trai gái lãng mạn. Nhưng tình yêu thật còn vượt lên trên cái lãng mạn tình tứ. Không phải là cái tình cảm lúc chợt lúc mất, lúc mong lúc ngóng, lúc gần gũi lúc xa vời vợi.

Văn hào Henry Van Dyke và cũng là một mục sư nhiều tài năng đã có lần minh họa lên rằng:
Thời gian rất là chậm chạp cho những ai mong chờ,
rất là nhanh cho những ai sợ hải,
rất là dài lâu cho những ai sầu muộn,
rất là ngắn cho những ai vui mừng.
Nhưng, cho những ai yêu thương, thời gian vô hạn định

Time is very slow for those who wait,
very fast for those who are scared, 
very long for those who lament, 
very short for those who celebrate.

But, for those who love, time is eternity.
(Henry Van Dyke)

Trong những bài viết về tình yêu, nhiều lần Tiếng Nói Phúc Âm đã nhấn mạnh cho quý thính giả và đọc giả nhận biết Kinh Thánh nêu lên tình yêu trong mệnh lệnh cách (imperative mode) - hay nói trắng ra là phải thực hành.

BỐN THỨ TÌNH YÊU
Trong cuốn The Four Loves, CS Lewis phân tích tình yêu thành bốn cách diễn tả: storgē (tình cảm), eros (tình yêu lãng mạn), Philia (tình bạn), và Agape (từ thiện hay thiên ái).
Storgē liên quan đến tình cảm chủ yếu giữa các thành viên trong gia đình. Lewis mô tả điều này như tình yêu tự nhiên của cha mẹ dành cho con cái và con cái đối với cha mẹ, nhưng nó cũng có thể mô tả một sự dịu dàng triều mến dành cho những người quen biết thân thiết gần gũi.

Eros là những gì thường có nghĩa là "đang yêu" hay đắm chìm ngụp lặn trong tình yêu. Nó nguồn gốc từ hấp dẫn tình dục và mong muốn "trong tình yêu.", Eros (tình ái) được thể hiện trong tình yêu lãng mạn giữa một người nam và một người nữ. Giống như storgē, eros được thiết kế vào bản chất tự nhiên của chúng ta. Lewis lưu ý rằng không có storgē, không ai trong chúng ta sẽ được nuôi nhưng không có tình ái, không ai trong chúng ta đã được sinh ra.

Philia là tình yêu giữa bạn bè, những người bạn - một nhóm "hai và ba" người - tụ họp với nhau vì một mối quan tâm chung. Theo quan điểm tiến hóa, Philia là thứ tình yêu không nhất thiết cần bởi vì, không giống như storgē và eros, nó là không cần thiết cho sự xuất hiện của chúng ta hoặc sống còn của chúng ta. Thay vào đó, Lewis giải thích, "Philia là một thứ tình yêu được ban cho làm cho tình người có giá trị để tồn tại."
Những biểu lộ tình yêu một cách tự nhiên này dành độc quyền cho những người có bản chất đáng yêu bởi đức hạnh của các phả hệ được chia sẻ, sởthích, hoặc hấp dẫn tình dục. Nói một cách tổng quát, họ là một phần của ân sủng chung của Thiên Chúa - Ngài sắm sẳn ban cho để chúng ta có thể sinh soi nẩy nở.

Ngược lại, Agape bao gồm việc tìm kiếm lợi ích cao nhất của người khác bất kể mối quan hệ tự nhiên, công đức, hoặc hấp dẫn bên ngoài. Đặc trưng của thứ tình yêu này là tự hiến và hy sinh, biểu hiện của nó cực đoan nhất là ân điển cứu chuộc do lòng thương xót của Thiên Chúa để khôi phục lại mối tương giao giữa con người và Thượng Đế một cách toàn vẹn. Vì lý do đó, Agape thường phân biệt với các tình yêu thương khác như là "tình yêu Thiên Chúa".

Nếu chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và do đó storgē, eros và philia là một phần của thiết kế tạo nên chúng ta - phải gồm có trong bản chất của Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Anh Châu_TNPA (Còn tiếp)