Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, June 29, 2013

Một Hình Thái Nhẹ Nhõm

NG210.gif

Có một mục sư đã nói rằng: không phải hễ ai bước vào nhà thờ đều là Cơ-đốc-nhân. Dựa vào nhận định đó, nếu chúng ta để ý quan sát cách sống của những người gọi là "tín đồ" chung quanh chúng ta, chúng ta phải tự hỏi những người này có thực sự tin Chúa hay không? tại sao họ không biết áp dụng nguyên tắc giảng dạy trong Kinh Thánh vào đời sống của họ. Một trong những cách sống của một người tín đồ biết sống đẹp lòng Chúa được Đức Thánh Linh bày tỏ qua cách diễn đạt của sứ đồ Gia-cơ trong Gia-Cơ 1: 19-20, "Thưa anh chị em yêu dấu, anh chị em phải biết điều nầy: mỗi người phải mau nghe, chậm nói, và chậm giận; vì cơn giận của người ta không đem lại công lý của Đức Chúa Trời."



Bạn đã bao giờ nói một cái gì đó do sự tức giận mà bạn chỉ muốn bạn có thể "rút lại lời nói" và cho mình có thời gian để suy nghĩ trước khi nói? Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều có trãi qua kinh nghiệm đó! Câu kinh thánh trong Gia-cơ 1: 19-20 chắc chắn giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng cắn rứt tâm tư vì lời ăn tiếng nói của mình.

Nếu chúng ta không biết áp dụng câu kinh thánh trên vào đời sống của mình, chắc chắn chúng 
AA030895.jpg
ta có những "vết bẩn" thuộc linh trong đời sống chúng ta. "Những vết bẩn" không những làm chúng ta hối hận mà làm cho người khác đau lòng. Những vết bẩn thuộc linh làm cho người khác nghĩ xấu về tư cách "tín đồ" của chúng ta dầu chúng ta có cố gắng phản ảnh nó một cách tốt đẹp. Câu kinh thánh nói một cách rõ ràng chúng ta phải "mau nghe chậm nói  chậm giận" nghe có vẻ dễ dàng nhưng làm sao để áp dụng?  Có một vài nguyên tắc giúp chúng ta thực hành được câu Kinh Thánh đó: Suy nghĩ kỷ trước khi nói :
_Sự việc xãy ra có thật không?

_Nó có hữu ích hay không?
_Nó có tác động hay khích lệ cho chúng ta hay cho người khác hay không?
_Nó có cần thiết hay không?        
_ Nó có tình nhân ái trong đó hay không?
Bạn có bao giờ tự hỏi Chúa Giêsu có bao giờ nổi giận hay không? Có một số trường hợp trong Kinh Thánh khi Chúa Giêsu trở nên giận dữ. Trong Mathiơ 21: 12-13, Chúa Giêsu đã giận dữ với tất cả những người mua bán trong đền thờ, và trong Mác 3: 5, tại nhà hội Capernaum, Chúa đã tức giận về sự thiếu niềm tin của người Pha-ri-si. Sự tức giận của Chúa là tinh khiết và hoàn toàn hợp lý bởi vì nó là mối quan tâm cho sự thánh thiện và thờ phượng Thiên Chúa.  



Đôi khi có những lý do tốt để tức giận, nhưng tôi tin rằng Gia-cơ nhắc nhở chúng ta phải xem xét những lý do này một cách cẩn thận và không để "nó ra khỏi sự kiềm chế" của chúng ta như là loại giận dữ không mang lại cuộc sống công chính mà Thiên Chúa mong muốn chúng ta phải hành xử.

Đức tính "lắng nghe trước khi nói" không phải tự nhiên mà đến cho mỗi người chúng ta, theo Gia-cơ 1:19-20 đó là một mệnh lệnh cách (imperative mode), nó đòi hỏi một sự rèn luyện cá nhân và phải mất nhiều năm nỗ lực để tập luyện!  Khi bạn đạt được trình độ "lắng nghe trước khi nói", bạn cũng đã trưởng thành thuộc linh vì bạn không còn sống trong con người xác thịt của mình nữa; nhưng, bạn đã để Chúa ban phán ý chỉ của Ngài cho bạn. Khi bạn nói mà bạn chịu không lắng nghe, bạn không chỉ không lắng nghe người khác nhưng bạn cũng không lắng nghe Chúa. Điều này mang lại một số câu kinh thánh mà tôi yêu thích, Châm ngôn 10:19 - "Người nói nhiều sẽ không thiếu điều vấp phạm, Còn người khôn ngoan thận trọng trong lời nói của mình." Hoặc, Châm ngôn 12:18 - "Lời bừa bãi như gươm đâm quàng chém bậy; Lưỡi người khôn mang lại sự chữa lành."Và, Châm ngôn 13:03 -"Ai giữ miệng mình sẽ giữ được mạng sống mình, Kẻ nói nhiều ắt sẽ bại hoại chẳng sai.".  Có phải Gia-cơ nói rằng sự tức giận là sai? Tôi không nghĩ vậy. Nó là một cảm xúc mà chúng ta không thể không tuôn trào ra khỏi con người xác thịt của chúng ta, nhưng chúng ta có thể kiềm chế kiểm soát nó. Tức giận, như chúng ta đã biết, có thể dẫn đến tội lỗi và sự hung ác. Những lời nói tuôn trào trong lúc giận dữ có thể phá bỏ một mối quan hệ chỉ trong vài giây.  



Thú  thật với quý vị tôi không thích nghe người ta nói, "xin lỗi." Nói xin lỗi không làm được điều gì hết.  Biết bao lần tôi nghe và chắc bạn cũng nghe nói "xin lỗi", rồi chuyện đâu vào đấy. Người phạm lỗi lại tiếp tục tái phạm.  Như vậy nói xin lỗi làm gì, nếu làm như vậy có phải là mình tự dối mình không? Ai nói xin lỗi với tôi, tôi sẽ nói, say "sorry" will not change a thing. Nói "xin lỗi" không phải lúc nào cũng đão ngược lại những lời mình nói ra trong lúc giận dữ. Đôi khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta nhìn thấy những cách khác để xử lý một tình huống xấu. Nhớ những câu này?

Châm ngôn 14:17 - "Kẻ nhạy giận dễ hành động điên rồ, Kẻ toan tính chuyện ác không thể nào tránh bị người ta ghét.Châm ngôn 29:22 - "Ai để cho cơn giận của mình điều khiển sẽ dễ gây xung đột, Người nóng tánh nhạy giận phạm lầm lỗi nhiều thay.Tôi nghĩ rằng Gia-cơ nói rằng những gì bạn không nói là quan trọng hơn những gì bạn nói. Hành động của bạn là bằng chứng mạnh-mẽ hơn lời nói của bạn. Tác  giả Thánh Vịnh 32: 1-2 mô tả niềm vui của người được tha thứ:




Phước cho người được tha sự vi phạm mình, 
Được khỏa lấp tội lỗi mình! 
Phước cho người được CHÚA không kể tội của mình,
Và trong lòng không có điều chi gian dối!   


Trong hai câu này David bày tỏ vui mừng khôn xiết, tự do cởi mở lòng biết ơn về lòng thương xót của Chúa.  Hãy biết rằng bạn đã được Chúa tha thứ khi bạn tin nhận Ngài làm Cứu Chúa, vậy hãy sống đắc thắng vì Chúa Jêsus đã chiến thắng. Hãy thực tập những lời răn dạy của lời Chúa vì nó giúp bạn gần gũi Ngài hơn. Hãy nhớ những điều này, mau nghe, chậm nói và thậm chí còn chậm hơn để tức giận. Điều này sẽ dẫn bạn đến chỗ trưởng thành thuộc linh.



Anh Châu_TNPA