Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, September 20, 2012

Người Đàn Bà Hạnh Phúc --2


Giỏ Đầy Thứ Hai: NGƯỜI TÔI GẶP NĂM HAI MƯƠI BA TUỔI 

Đường Tới Trại Tị Nạn 
Bình Minh Của Tuổi Hai Mươi Ba 
Bà Điên Từ Seoul Đến 
Một Trái Nhỏ Đường Tới Trại Tị Nạn 
Sau khi sống được ba năm ở Seoul trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên, vào tháng Sáu năm 1950, tôi đi lánh nạn ở Bugok, cách Seoul 25 dặm về phía Nam.
Ngày 31 tháng Mười Hai, 1950, con trai thứ hai của tôi chào đời. Một vài ngày sau, ngày 4 tháng Giêng, tôi phải đi tị nạn vì quân đội Trung Hoa bắt đầu dính líu vào cuộc chiến Triều Tiên. 
Đó là một ngày mùa đông trời rét mướt, và tôi phải ra đi với đứa con mới chào đời được vài ngày của mình. Cha tôi phải ở lại Bugok để chăm sóc bà nội tôi, lúc ấy đã 91 tuổi.


Tất cả những người còn lại trong gia đình đều phải đi tìm chỗ lánh nạn. Khi quân đội Trung Hoa kéo đến Bugok, cha tôi đã làm thông dịch cho cả làng vì ông nói thạo tiếng Trung Quốc; nhờ vậy mà cả làng thoát chết.
Tôi rời khỏi Bugok bằng xe bò. Tôi nung một hòn đá lớn để tôi và hai con ngồi lên cho ấm. Tôi cắm bốn khúc cây ở bốn góc chiếc xe kéo và phủ lên đó một cái mền để che cho bớt lạnh, dầu vậy tuyết vẫn cứ len vào căn lều nhỏ xíu ấy của chúng tôi.
Cha tôi đã khóc lóc thảm thiết vì không có dấu hiệu nào đảm bảo cho sự trở lại của đứa con gái của mình. Cô mới vừa sanh con được vài ngày! Thời tiết tháng Giêng ở Đại Hàn lúc nào cũng giá rét. Trời rét buốt và chúng tôi cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng.
Tôi thấy nhiều xác chết bên đường, hoặc chết vì đạn của quân lính hoặc chết vì lạnh. Có nhiều vết máu trải dài trên tuyết trắng. Tôi ôm chặt lấy đứa con mới được bốn ngày tuổi của mình. Tôi run rẩy trong cái lạnh kinh hồn của mùa đông, còn hàm răng thì đánh lập cập một cách không thể kiểm soát. Dường như chúng tôi đã ngồi trên chiếc xe lắc lư ấy đã lâu lắm.
Rốt cuộc, chúng tôi tới một ngôi làng nhỏ bé tên là Donjitgol, nằm trên đường dẫn tới thành phố Suwol. Tôi muốn dừng lại ở một quán trọ để được sưởi ấm nhưng bị từ chối vì tôi có quá nhiều con nhỏ. Tôi chỉ biết đứng ngoài cửa mà khóc. Rồi thì có ai đó bảo tôi đến xin trọ ở ngôi nhà bán gạo cũng nằm trên con đường đó.
Tôi nài nỉ chủ quán xem chừng mấy đứa con của tôi một lúc để tôi đi đến cửa hàng gạo. Tôi đến và gõ cửa nhưng không thấy ai lên tiếng. Mặt trời mùa đông ngắn ngủi đã sắp sửa khuất bóng. Tôi nghĩ mình sẽ chết cóng cùng với đứa con của mình. Vào chính lúc ấy, đứa con đang ngủ trong lòng tôi thình lình khóc ré lên một cách khác thường. Cánh cửa mà nãy giờ vẫn khóa chặt trước những cú nện thình thịch của tôi cuối cùng đã cót két mở ra. Một bà cụ già ló đầu ra khỏi cánh cửa. Trông bà có vẻ phúc hậu. Bà nói, "Đứa bé mới sinh à? Chị đi tị nạn sao?" "Con dâu tôi cùng cháu tôi cũng đã đi tị nạn. Tôi cứ tưởng như cháu tôi đã quay về."
Rồi bà nói, giọng nghẹn ngào,"Chị hãy vào đây."
Bà nói với tôi rằng bà chưa hề mở cửa cho bất kỳ người tị nạn nào, dù trời có giá lạnh bao nhiêu đi chăng nữa. Tâm hồn của bà cụ lạnh lùng và băng giá cũng giống như mùa đông vậy. Nhưng lần này, ai đã làm cho tấm lòng ấy tan chảy để bà có thể mở cửa nhà mình ra cho tôi?
Tôi bước vào một căn phòng nhỏ, ấm áp và đặt con tôi nằm trên một cái mền. Nó thôi khóc và ngủ thiếp đi. Bà cụ đem cho tôi bữa ăn tối nhưng tôi không thể ăn vì mãi lo cho hai đứa con mà tôi đã để lại quán trọ. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện cho bà cụ nghe và bà nói, "Chị đem mấy đứa kia lại đây luôn đi." Tức thì, tôi phóng ra cửa và chạy tới quán trọ. Có đến hơn ba mươi người đang chen chúc trong căn phòng chật hẹp. Tôi thấy hai con tôi đang đứng ở góc phòng trong nước mắt và sợ hãi. Tôi đưa chúng về nhà bà cụ.
Không biết bao nhiêu người đã bị chết cóng. Nhưng ai đã quan tâm săn sóc tôi? Ngôi nhà này vốn là nơi bán gạo trước khi chiến tranh bùng nổ, vì thế bà cụ luôn có đủ gạo để ăn, còn căn phòng thì lúc nào cũng ấm cúng. Tôi cứ luôn tự hỏi ai đang chăm sóc tôi giữa một nơi bị chiến tranh tàn phá như thế này.
Tôi ở lại nhà bà cụ trong nhiều ngày. Tôi sửa soạn nhanh những buổi cơm trưa cho những người lính đi ngang qua nhà. Tôi trở nên giống như con dâu của bà cụ. Tôi chăm sóc bà và trông coi nhà cửa với tất cả tấm lòng của mình. Tôi còn may đồ cho bà bằng chiếc máy may mà một người tị nạn đã đưa cho bà để đổi lấy gạo và lúa mạch. Bà cụ rất sung sướng khi thấy bộ đồ tôi may cho bà.
Mùa xuân đến cũng là lúc hòa bình trở lại mang theo những tin tức về việc ngừng bắn. Tôi muốn rời khỏi nhà bà cụ đã tiếp đãi tôi cùng các con tôi vô cùng tử tế. Nhưng tôi không thể ra đi cùng hai con nhỏ và đứa bé mới sinh trên lưng. Mỗi ngày trôi qua, tôi lại thở dài và nôn nóng về nhà. Và đến một ngày, một bàn tay cứu giúp xuất hiện. Đó là những người lính mà nhiều lần tôi đã nấu cơm trưa cho họ ăn. Họ vui mừng được trả ơn tôi bằng cách cõng hai đứa con tôi trên lưng.
Ngày khởi hành đã tới. Bà cụ rất buồn khi thấy chúng tôi ra đi nên xin chúng tôi nán lại thêm một ngày nữa. Tôi không thể nói lời từ chối với bà và để bà lại một mình nên chúng tôi ở lại nhà bà thêm một đêm nữa.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi từ giã bà cụ đáng mến ở làng Dongjitol để trở về Bugok. Đi bộ được nửa ngày thì chúng tôi đến chợ Balahn. Chúng tôi để ý dường như nó bị bỏ trống và không có một bóng người nào ở đó cả. Một ông cụ trong làng đã rướm nước mắt khi cho chúng tôi hay là tất cả phụ nữ trong làng đều đã bị quân địch hãm hiếp khi chúng rút quân. Tôi thấy những chiếc ủng cao su phụ nữ nằm rải rác trên mặt đất. Một lần nữa, tôi dâng lên những lời cảm tạ đầy nước mắt.
Nếu tôi đi khỏi làng sớm hơn một ngày, thì tôi đã trở thành một trong những nạn nhân rồi. Tôi ở lại làng một đêm để bình tĩnh trở lại. Tôi lại đặt câu hỏi, "Ai đã luôn bảo vệ và cứu giúp tôi trong những hoàn cảnh hiểm nguy và kinh khiếp này?" Tôi cứ trằn trọc suốt đêm với câu hỏi ấy và đến gần sáng mới có thể chợp mắt được.
Khi chúng tôi về tới con đường làng của Bugok, một người đàn bà biết tôi đã chạy đến nhà cha tôi và hét ầm lên, "Ang Son đang về đến, cô ấy và lũ trẻ vẫn còn sống."
Cha tôi nghĩ tôi và các con tôi đã chết trên đường đi lánh nạn. Ông chạy chân không đến và giang tay ôm chầm lấy tôi; ông khóc như một đứa trẻ. Ông không thể nào tin rằng không một ai trong chúng tôi bị thương và chúng tôi đều còn sống khoẻ mạnh. Chồng tôi, trước đó chia tay chúng tôi để đi lánh nạn, giờ đây từ Busan đã trở về. Hai tháng sau, chồng, chú và cha tôi cùng lên Seoul để phát triển dự án xây dựng một Trường Đại Học. Tôi ở lại Bugok với các con vì Seoul vẫn còn là một thành phố hoang tàn và đổ nát do hậu quả của chiến tranh. 

Buổi Bình Minh Của Tuổi Hai Mươi Ba 
Một ngày đầu hè, khi tôi đang ngồi nghỉ trên đồng lúa thì có một người phụ nữ trẻ đến gần. Bà mặc một chiếc áo jogori trắng (áo truyền thống Đại Hàn của nữ giới) và một chiếc chima đen (loại váy đặc thù của Đại Hàn.) Quần áo của bà trông gọn gàng và sạch sẽ, bà không giống như một phụ nữ nhà quê. Bà ngồi xuống cạnh tôi và bắt đầu nói về những chuyện lặt vặt. Rồi bà hỏi tôi có biết bài hát, "Tôi nghe Chúa Cứu Thế phán sức lực của con thật nhỏ mọn thay" hay không? Tôi ghét cay ghét đắng sự nhã nhặn của bà ấy. Dẫu đang sống tị nạn ở nông thôn, nhưng từ nhỏ tôi đã đi nhà thờ và thậm chí đã tốt nghiệp Đại Học (vốn là một điều hiếm thấy, nhất là đối với phụ nữ vào thời ấy.) Tôi không hề giống như những phụ nữ quê mùa như bà ấy nghĩ. Nhưng vì phép lịch sự, tôi đã hát bài Thánh ca đó.
Bà ấy quan sát tôi một cách tỉ mỉ và xin tôi hát lại một lần nữa, và trong lúc hát thì suy nghĩ về ý nghĩa của lời bài hát. Tôi tự nhủ, "Tại sao bà ấy lại yêu cầu mình làm việc này nhỉ?" Hát là hát chứ có khác gì đâu. Tôi cố che giấu lòng kiêu hãnh của mình. Nhưng có một cảm giác không thể cưỡng lại được đã khiến tôi mở miệng hát và chiêm nghiệm ý nghĩa của bài hát đó. Tôi hát nhiều lần liên tục và một lúc lâu sau, niềm kiêu hãnh của tôi bị chế ngự, nước mắt tôi bắt đầu lăn dài trên má.
Tôi suy nghĩ đến đất nước đang đau khổ vì chiến tranh. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu ớt giữa tất cả những nỗi đau thương này. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi, nhiều lần cái chết chỉ cách tôi trong gang tấc. Tôi suy nghĩ và biết rằng tôi không còn ở đây nếu không có một người nào đó ra tay giúp đỡ. Tôi sẽ không còn ngồi đây nếu bàn tay ấy không đưa dắt tôi qua thung lũng của bóng chết.
Tiếng khóc thổn thức của tôi dần dần trở nên to hơn. Tôi đau đớn vô cùng khi nhìn lại cuộc đời đầy những gian nan của mình. Và người phụ nữ ấy bảo tôi phải ăn năn. Thế là cơn giận của tôi bắt đầu nổi lên. Tôi nghĩ, "Bà ấy là ai mà dám nói với mình như thế?"
"Tại sao mình phải bối rối trước người phụ nữ này?" Trong cơn tức giận, tôi đã đáp rằng, "Tôi không phải là một tội nhân. Tôi không phạm tội gì cả. Đừng có sỉ nhục tôi như thế. Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có. Tôi chỉ giúp người khác chứ chưa hề lấy của ai, thậm chí một cây bút chì cũng không. Tôi chưa hề đắm đuối khuôn mặt của người đàn ông nào ngoài chồng tôi ra. Trong đời mình, tôi chưa hề phạm tội bao giờ."
Người phụ nữ ấy chỉ lắng nghe trong yên lặng. Sau đó, bà cười và nói với tôi, "Trong thành phố có nhà thờ Giám Lý Bugok. Nhà thờ đã bị hư hại nhiều vì chiến tranh nhưng cô có thể đến và nhóm với chúng tôi."
Người phụ nữ ấy đã không đáp trả lại những câu nói ngây ngô của tôi. Bà đứng dậy và đi khỏi cánh đồng. Tôi về nhà lòng buồn bực. Suốt đêm tôi không ngừng suy nghĩ về người phụ nữ lạ mặt mà tôi đã gặp hồi sáng. "Người đàn bà ấy là ai? Tại sao lại bảo mình phải ăn năn?"
Vài ngày sau, tôi thức dậy vào lúc rạng đông. Tôi để những củ khoai tây cùng những trái bắp luộc cạnh gối của các con tôi lúc chúng vẫn còn say giấc. Tôi ra khỏi phòng và chặn một hòn đá lớn trước cửa. Tôi đi đến nhà thờ với đứa con út trên lưng. Nhà thờ cách khoảng chừng bốn dặm về phía bên kia đường rày. Tôi bước vào ngôi nhà thờ không một bóng người và quỳ xuống nền nhà. Những lời đầu tiên của tôi là, "Chúa yêu dấu của con, bà ấy bảo con phải ăn năn nhưng con không nghĩ ra được mình đã phạm lỗi gì. Nhưng nếu Ngài nghĩ con là tội nhân, thì xin hãy chỉ cho con biết."
Tôi ngồi một mình trong nhà thờ và cầu nguyện; nhưng vẫn không nghĩ ra được một tội nào. Tôi cõng con tôi trở về nhà. Tôi lập lại việc này trong vòng một tuần. Vào rạng sáng ngày thứ bảy, tôi lại ra khỏi nhà và đặt đứa con nhỏ trên sàn nhà bên cạnh tôi. Tôi lặp lại cùng một lời cầu nguyện, "Lạy Chúa yêu dấu, xin hãy chỉ cho con biết tội của mình." Và khi lời cầu nguyện chưa kết thúc thì tôi đã thấy một khải tượng bằng chính mắt của mình.
Khải tượng đầu tiên tôi nhìn thấy là khi tôi học Tiểu học. Mẹ tôi may cho tôi một bộ đồ lót bằng vải hoa rất đẹp nhưng tôi không thích. Tôi cởi ra và quẳng xuống cánh đồng lúa. Mẹ tôi nhặt bộ đồ lên và đi theo tôi đến Trường vì sợ rằng tôi sẽ bị cảm lạnh. Nhưng tôi đã nổi giận với bà về việc ấy.
Trong khải tượng kế tiếp, tôi thấy mẹ tôi đem hộp cơm trưa đến Trường cho tôi (vì đang là mùa đông nên nếu bỏ cơm sẵn vào cặp thì đến trưa cơm sẽ trở nên nguội lạnh); bà đứng đợi trước lớp học tay cầm hộp cơm. Thế mà tôi đã cáu gắt với bà vì bà đã làm tôi ngượng ngùng trước đám bạn của tôi. Bà đã xin lỗi tôi.
Rồi sau đó, tôi thấy mình đang chơi đùa với các bạn. Tôi thường hất tung tấm trải lên rồi bỏ đi khi tôi không thích chơi những trò chơi đó. Nếu tôi gây lộn với các bạn tôi thì không bao giờ tôi muốn làm hòa mà biến chúng thành kẻ thù của tôi. Lúc đã lập gia đình, có lần chồng tôi nhờ tôi khâu lại mấy cái nút bị lỏng, tôi đã đáp trả chồng tôi,"Sao anh lại kêu em? Anh làm hư thì bây giờ hãy tự mình khâu lại đi." Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã đối xử thô lỗ với chồng tôi và nhiều người khác. Tôi thấy từng tội lỗi tôi đã phạm trong hai mươi ba năm của cuộc đời mình chạy qua như phim đèn chiếu. Tâm hồn tôi đau đớn tột cùng. Tôi thấy mình đầy tội lỗi và vô cùng xấu xa, thế mà tôi đã chối những tội lỗi ấy. Tôi hổ thẹn vì con người mình. Lần này, tôi khóc trong sự thống hối sâu xa về những tội lỗi ấy. Tôi đấm ngực với lòng ăn năn chân thành. Và việc ấy bắt đầu từ buổi bình minh kéo dài cho đến khi mặt trời lặn. 
Người phụ nữ ấy đã đem con tôi ra ngoài và chăm sóc nó, nhưng thậm chí tôi cũng không hề biết. Tôi bò lê, lăn lộn, khóc lóc và ăn năn tội lỗi mình. "Chúa có thể tha thứ cho một người đàn bà vô dụng như con chăng? Con thật sự ăn năn, Chúa ôi. Xin hãy tha thứ cho sự kiêu ngạo, sự bướng bỉnh, tính ích kỷ và trái tim không có tình thương của con."
Từ trên trời cao, Ngài đã nghe thấy tiếng khóc của tâm hồn tôi. Bằng giọng nói thật dịu dàng và đầy lòng thương xót, Ngài đã gọi tôi và phán rằng, "Ang Son, con yêu dấu của Ta, Ta đã chết cho tội lỗi của con rồi." Lúc tôi đang khóc và ăn năn tội mình, tôi quay đầu nhìn về nơi phát ra tiếng nói. Tôi lẩm nhẩm, "Ôi, Chúa tôi!" Tôi thấy Ngài bị hành hình trên thập tự giá vì tội lỗi của tôi. Chính mắt tôi đã trông thấy rõ ràng.
Ngài bị treo trên cây thập tự. Chiếc mão gai Ngài đội khiến cho đầu Ngài chảy máu. Máu tuôn lai láng từ trán Ngài, ướt đẫm khuôn mặt của Ngài. Tôi thấy những vết thương sâu huắm do bị gai đâm. Thân thể Ngài rã rời và đau đớn cùng cực ở từng chiếc xương và từng khớp nối. Bàn tay, bàn chân Ngài đầy những vết máu khô đỏ sậm. Hông Ngài bị toát ra vì giáo đâm. Máu từ vết thương vẫn còn chảy. Toàn thân Ngài rách nát và đầy máu vì bị đánh bởi roi da. Không có sự chết nào dã man và rùng rợn hơn thế. Tôi nhắm mắt lại vì không còn đủ can đảm để tiếp tục nhìn thấy cảnh tượng ấy.
Nhưng ngay cả khi tôi nhắm mắt lại, hình ảnh Ngài chịu khổ trên cây thập giá vẫn không hề biến mất. Tôi thét lớn vì ghê tởm tội lỗi của mình và vì tình yêu vĩ đại và lòng thương xót vô biên mà Ngài đã dành cho tôi.
"Chúa ôi, chính con đã khiến Chúa phải chết thảm thương trên thập hình như thế. Ôi Chúa của con, xin hãy tha thứ cho con, con xin Ngài."
Tôi ăn năn tội mình rất lâu. Sự ngạo mạn, sự ích kỷ và sự công bình của tôi, tất cả đều vỡ vụn ra trước mặt Ngài. Chính trong ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Bugok ấy, một người đàn bà tội lỗi đã được tái sinh. Quỳ trên tấm thảm rơm trải sàn, tôi khóc như một đứa trẻ. Tôi đã đối diện với thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Tôi đã không biết chính Ngài là Đấng đã dẫn dắt và đem tôi ra khỏi những giờ phút nguy nan khi tôi đi trong trũng bóng chết. Tôi vô cùng hổ thẹn trước mặt Ngài. Tôi úp mặt xuống đất và không tài nào dịch chuyển khỏi tư thế ấy.
Chính ngày hôm ấy, tôi đã quyết định hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa. "Con chỉ là một người vợ, một người mẹ của ba đứa con, nhưng giờ đây con sẽ trở nên một đầy tớ trung tín của Ngài." Tôi giơ cao tay lên và hứa nguyện dâng mình cho Chúa. 

Bà Điên Từ Seoul Đến 
"Bà điên từ Seoul đến ấy là ai vậy?" Mọi người trong thành phố hỏi nhau. Đó là biệt danh mà người dân Bugok gán cho tôi. Họ có lý do khi gọi tôi là "bà điên."
Mỗi ngày họ thấy tôi xuất hiện vào lúc bình minh, cõng con trên lưng và hướng về nhà thờ. Con đường dẫn tới nhà thờ thì hẹp và tối. Đó là một con đường rùng rợn và đáng sợ. Thỉnh thoảng, có vài thây người chết được tìm thấy trên con đường ấy. Nhưng tôi không hề run sợ và kinh khủng. Họ nghĩ tôi khùng mới dám băng qua cái nghĩa địa ấy mỗi ngày.
Chồng tôi từ Seoul trở về nói mọi việc đã đâu vào đấy. Ông bảo tôi và ba con lên Seoul. Nhưng tôi không thể dễ dàng bỏ đi, vì chính tại nơi ấy, vào một buổi bình minh, tôi đã gặp Ngài một cách thật sống động và rõ ràng.
Người phụ nữ gặp tôi trên cánh đồng lúa là bà Mục sư Myung Hwa Young. Bà làm Mục sư Phụ tá cho Mục sư Yoo Jaehun, đang phục vụ trên một ngọn núi cầu nguyện. Vì vậy, bà được bổ nhiệm về Hội Thánh Giám Lý Thứ Nhất ở Bugok. Hàng ngày, tôi theo chân Mục sư Myung, học cách yêu thương và phục vụ người khác trong đời sống. Cùng đi với chúng tôi có bà Lee, cũng là một thuộc viên của Hội Thánh. Bà xuất thân từ một gia đình nghèo và thường bị chồng chửi rủa, đánh đập. Tuy vậy, bà vẫn cố gắng đi nhóm vào ngày Chúa nhật.
Bà Lee chở con mình đến nhà thờ bằng xe đạp. Mục sư Myung dành sự quan tâm đặc biệt cho người đàn bà ấy và dường như không đoái hoài gì đến tôi. Tôi là người tín hữu tận tụy với bà nhất, vậy mà bà chỉ chú ý đến bà Lee. Tôi bỏ về nhà, vô cùng tức tối và nghĩ rằng mình sẽ không đi nhà thờ nữa.
Đến một buổi trưa nọ, con trai tôi bị sốt cao. Tôi cầu nguyện và đặt túi chườm lên đầu thằng bé, nhưng nó vẫn không hạ sốt chút nào. Tôi sợ hãi cõng con chạy đến nhà thờ. Tôi mở cửa nhà thờ và thấy Mục sư Myung đang quỳ gối cầu nguyện trước tòa giảng. Tôi rón rén lại gần, trong lòng sợ rằng bà sẽ nổi giận với tôi vì việc tôi bỏ về sớm ngày hôm ấy. Rồi lời cầu nguyện của bà đến tai tôi, "Chúa yêu dấu của con, xin Ngài tha thứ cho cô ấy. Cô ấy vẫn còn là một đứa trẻ trong đức tin của mình. Xin Ngài hãy đem cô ấy đến với nhà thờ một lần nữa." Tôi cảm thấy hối hận và hổ thẹn khi nghe lời cầu nguyện ấy.
Bà Mục sư thấy tôi và vui mừng bắt tay tôi. Tôi khóc và nói với bà rằng con tôi bị sốt rất cao. Bà đặt tay lên trán con tôi và khẩn thiết cầu nguyện. Ngay tức khắc, nhiệt độ con tôi trở lại bình thường. Sự việc này làm tôi ngại ngùng trong một thời gian khá lâu. Tuy nhiên, câu chuyện này sau đó đã trở nên một bài làm chứng tuyệt vời cho những thành viên nữ trong chức vụ của tôi như là một bài học về hậu quả của sự ganh tị và lòng đố kỵ. 

Một Trái Nhỏ 
"Cô à, tôi sẽ trả lương cho cô như thế nào đây?" vợ của ông Cảnh sát trưởng địa phương hỏi tôi khi tôi đang giặt tã cho con của bà ở gần máy bơm nước. "Hãy lên đây ăn trưa với tôi trước khi về nhà." Bà ấy nổi tiếng khắp vùng vì tính tình hung tợn, bà thường chửi bới và nắm tóc chồng mình. Khi tôi tiếp xúc với bà lần đầu tiên, tôi muốn biến người phụ nữ bất hạnh nhất vùng ấy thành một người hạnh phúc bằng cách nói cho bà nghe về Chúa Giê-xu. Tôi muốn chia sẻ với bà tình yêu của Ngài và niềm hạnh phúc thật mà tôi đã từng trải. Nhưng không một người phụ nữ nào dám đến gần bà vì tính tình của bà. Thậm chí, họ còn tránh chào hỏi bà.
Vậy là tôi quyết định tiếp cận bà. Một ngày nọ, tôi gõ cửa nhà bà. Bà nghĩ tôi là một người tị nạn lao động chân tay muốn xin thức ăn nên bà không ngần ngại mở cửa. Hằng ngày, tôi đến nhà bà giặt tã lót và quần áo cho đứa con nhỏ của bà. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng bà hỏi tôi, "Tại sao cô làm việc cho tôi mà không hề nhận tiền công? Thậm chí cô cũng không nhận lời mời ăn bữa trưa với tôi. Lý do nào khiến cô đến đây mỗi ngày và làm việc không công?" Câu hỏi của bà khiến tôi vô cùng sung sướng. Tôi đáp, "Tôi không muốn bất cứ điều gì cả, nhưng chỉ mong bà giúp cho một chuyện. Tôi muốn bà đến nhà thờ, dù chỉ một lần." Bà nói, "Chỉ thế thôi sao? Vậy thì tôi có thể đi đến đó một lần."
Vậy là cuối cùng, vợ của ông Cảnh sát trưởng địa phương đã đến nhà thờ! Nhưng rõ ràng bà không cảm thấy thoải mái, suốt buổi nhóm, bà trông có vẻ sợ sệt. Niềm hy vọng và sự mong chờ của tôi tan biến. Trông bà thật lạnh lùng, không một chút cảm động. Sau buổi nhóm, bà lặng lẽ ra về.
Tôi hơi do dự nhưng tự hỏi mình rằng, "Mình có nên dừng ở đây hay là thử hỏi bà ấy thêm một lần nữa?" Tôi cầu xin Chúa ban cho tôi sự mạnh dạn, và tôi quyết định quay trở lại nhà người phụ nữ ấy. Tôi lại đến nhà bà mỗi ngày để giặt tã lót và quần áo cho con của bà. 
"Cô à, lần này cô muốn gì ở tôi?" Tôi nói, "Nếu bà đến nhà thờ một lần nữa thì đó là tiền công mà bà trả cho tôi." Bà đáp, "Điều ấy không khó. Và tôi không mất gì cả." Nhưng bà lại trở về nhà mà không được cảm động hay biến đổi một chút nào cả. Sự việc này lặp lại một vài lần cho đến một ngày Chúa Nhật nọ, tôi để ý thấy bà đưa tay lên mặt nhiều lần, và sau đó đôi vai bà rung lên.
Buổi nhóm đã kết thúc, nhưng bà vẫn ngồi yên tại chỗ. Bà đang lau nước mắt của mình. Cuối cùng tia sáng tình yêu của Chúa đã làm tan chảy trái tim lạnh giá và vô cảm của bà. Tia sáng đến từ Đức Chúa Trời đã làm bà biến đổi. Từ một người bất hạnh, bà đã trở thành một người đàn bà hạnh phúc.
Một ngày kia, ông Cảnh sát trưởng gửi lá thư nói rằng ông muốn gặp chúng tôi. Mục sư Myung cùng tôi đi đến Sở Cảnh sát của thị trấn. Ông chào hỏi chúng tôi với một lòng biết ơn sâu xa vì vợ ông nay đã là một con người được đổi mới hoàn toàn. Để đền đáp lại việc này, ông hỏi liệu ông có thể giúp gì cho chúng tôi. Vào thời điểm đó, chúng tôi đang cầu nguyện cho ngôi nhà thờ bị hư hại nặng nề của chúng tôi. Ông nói một cách thận trọng, "Chúng tôi tìm thấy thi thể của một người lính ngoài chiến trường. Chúng tôi đã lục soát người anh ta để xem có họ hàng thân thích gì không. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ giấy tờ gì, nhưng chúng tôi phát hiện một túi vàng cục được cột chặt vào miếng băng quấn ngang hông của anh ta. Nếu số vàng có thể giúp gì cho các cô, thì tôi muốn các cô dùng chỗ này cho nhà thờ; vì nếu tôi có thuật lại việc này cho chính quyền thì một ai đó ở cấp trên cũng sẽ giữ lấy số vàng này làm của riêng. Chẳng thà tôi thấy số vàng này được sử dụng cho một mục đích tốt."
Chúng tôi cảm ơn ông Cảnh sát trưởng và dùng số vàng để mua vật liệu xây dựng cần thiết. Cứ mỗi sáng, những người phụ nữ trong nhà thờ được chia vào từng nhóm và bắt đầu công việc kiến thiết nhà thờ. Một hôm, khi tôi ở công trường và đang đẩy một chiếc xe goòng cũ kỹ chất đầy gạch thì bỗng nhiên một cái báng xe rớt ra khỏi càng xe. Thế là cả chiếc xe cùng với số gạch chất trên đó nghiêng qua và đổ lên bàn chân trái của tôi.
Tôi nghe tiếng rắc nơi chân trái, cùng tiếng xương gãy. Tôi té xuống trong sự đau đớn dữ dội. 
"Ôi Chúa ôi!" Tôi cất tiếng khóc. Trong đầu tôi hiện lên khuôn mặt của chồng tôi bảo tôi lên Seoul.
Tôi sẽ giải thích với chồng tôi việc này như thế nào đây? Tôi hình dung hình ảnh tôi bước về nhà với cái chân trái bị thương. Mục sư Myung hoảng hốt chạy đến và giúp tôi trấn tĩnh lại. Bà đem cái xe và lượm từng viên gạch ra khỏi chân tôi. Cái chân trái của tôi đong đưa vì xương bị gãy. Tôi khóc trong sự hốt hoảng và run rẩy. Bà đặt tôi nằm xuống đất, nhẹ nhàng đặt tay lên chân trái của tôi và bắt đầu cầu nguyện khẩn thiết. Bà xin Chúa cất khỏi tôi sự đau đớn và chữa lành cái chân gãy của tôi, hầu sự vinh hiển được quy về danh Chúa. Trong lúc bà cầu nguyện, những giọt nước mắt của bà rơi xuống chân tôi. Và trong chính khoảnh khắc ấy, tôi nghe một tiếng rắc ở chân trái và cơn đau lập tức biến mất. Tôi kinh ngạc vô cùng! Tôi nhìn xuống chân mình và thử sờ nắn. Nó đã lành hẳn và tôi không còn cảm thấy đau đớn gì cả! Điều duy nhất còn lại là một vết thâm trên chân nơi cái xương bị gãy.
Chúng tôi đồng thanh thốt lên trong niềm hân hoan, "Chính Ngài đã làm điều đó!" Ngài đã đến với tôi khi tôi ở trong tình trạng nguy kịch. Bàn tay bị đinh đóng đầy máu của Ngài đã chạm vào tôi. Tôi đứng dậy và chạy. Các chị em đứng quanh tôi đều vỗ tay tung hô Chúa. Ngài đã luôn hiện diện khi tôi cần Ngài. Tôi quì gối xuống và dâng lên Ngài lời cảm tạ và ngợi khen chân thành của mình. 
Nhà thờ Giám Lý Bugok gần nhà ga xe lửa, xây bằng xi-măng trải qua bốn mươi lăm năm vẫn còn đứng đó. Dĩ nhiên là nhà thờ không thể nói được, nhưng chắc chắn là chúng tôi biết và nhớ tất cả những điều lạ lùng đã xảy ra ở đó.


Đường Tới Trại Tị Nạn 

Bình Minh Của Tuổi Hai Mươi Ba 


Bà Điên Từ Seoul Đến 


Một Trái Nhỏ Đường Tới Trại Tị Nạn


Sau khi sống được ba năm ở Seoul trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên, vào tháng Sáu năm 1950, tôi đi lánh nạn ở Bugok, cách Seoul 25 dặm về phía Nam.
Ngày 31 tháng Mười Hai, 1950, con trai thứ hai của tôi chào đời. Một vài ngày sau, ngày 4 tháng Giêng, tôi phải đi tị nạn vì quân đội Trung Hoa bắt đầu dính líu vào cuộc chiến Triều Tiên. 
Đó là một ngày mùa đông trời rét mướt, và tôi phải ra đi với đứa con mới chào đời được vài ngày của mình. Cha tôi phải ở lại Bugok để chăm sóc bà nội tôi, lúc ấy đã 91 tuổi.
Tất cả những người còn lại trong gia đình đều phải đi tìm chỗ lánh nạn. Khi quân đội Trung Hoa kéo đến Bugok, cha tôi đã làm thông dịch cho cả làng vì ông nói thạo tiếng Trung Quốc; nhờ vậy mà cả làng thoát chết.


Tôi rời khỏi Bugok bằng xe bò. Tôi nung một hòn đá lớn để tôi và hai con ngồi lên cho ấm. Tôi cắm bốn khúc cây ở bốn góc chiếc xe kéo và phủ lên đó một cái mền để che cho bớt lạnh, dầu vậy tuyết vẫn cứ len vào căn lều nhỏ xíu ấy của chúng tôi.
Cha tôi đã khóc lóc thảm thiết vì không có dấu hiệu nào đảm bảo cho sự trở lại của đứa con gái của mình. Cô mới vừa sanh con được vài ngày! Thời tiết tháng Giêng ở Đại Hàn lúc nào cũng giá rét. Trời rét buốt và chúng tôi cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng.
Tôi thấy nhiều xác chết bên đường, hoặc chết vì đạn của quân lính hoặc chết vì lạnh. Có nhiều vết máu trải dài trên tuyết trắng. Tôi ôm chặt lấy đứa con mới được bốn ngày tuổi của mình. Tôi run rẩy trong cái lạnh kinh hồn của mùa đông, còn hàm răng thì đánh lập cập một cách không thể kiểm soát. Dường như chúng tôi đã ngồi trên chiếc xe lắc lư ấy đã lâu lắm.


Rốt cuộc, chúng tôi tới một ngôi làng nhỏ bé tên là Donjitgol, nằm trên đường dẫn tới thành phố Suwol. Tôi muốn dừng lại ở một quán trọ để được sưởi ấm nhưng bị từ chối vì tôi có quá nhiều con nhỏ. Tôi chỉ biết đứng ngoài cửa mà khóc. Rồi thì có ai đó bảo tôi đến xin trọ ở ngôi nhà bán gạo cũng nằm trên con đường đó.
Tôi nài nỉ chủ quán xem chừng mấy đứa con của tôi một lúc để tôi đi đến cửa hàng gạo. Tôi đến và gõ cửa nhưng không thấy ai lên tiếng. Mặt trời mùa đông ngắn ngủi đã sắp sửa khuất bóng. Tôi nghĩ mình sẽ chết cóng cùng với đứa con của mình. Vào chính lúc ấy, đứa con đang ngủ trong lòng tôi thình lình khóc ré lên một cách khác thường. Cánh cửa mà nãy giờ vẫn khóa chặt trước những cú nện thình thịch của tôi cuối cùng đã cót két mở ra. Một bà cụ già ló đầu ra khỏi cánh cửa. Trông bà có vẻ phúc hậu. Bà nói, "Đứa bé mới sinh à? Chị đi tị nạn sao?" "Con dâu tôi cùng cháu tôi cũng đã đi tị nạn. Tôi cứ tưởng như cháu tôi đã quay về."
Rồi bà nói, giọng nghẹn ngào,"Chị hãy vào đây."


Bà nói với tôi rằng bà chưa hề mở cửa cho bất kỳ người tị nạn nào, dù trời có giá lạnh bao nhiêu đi chăng nữa. Tâm hồn của bà cụ lạnh lùng và băng giá cũng giống như mùa đông vậy. Nhưng lần này, ai đã làm cho tấm lòng ấy tan chảy để bà có thể mở cửa nhà mình ra cho tôi?


Tôi bước vào một căn phòng nhỏ, ấm áp và đặt con tôi nằm trên một cái mền. Nó thôi khóc và ngủ thiếp đi. Bà cụ đem cho tôi bữa ăn tối nhưng tôi không thể ăn vì mãi lo cho hai đứa con mà tôi đã để lại quán trọ. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện cho bà cụ nghe và bà nói, "Chị đem mấy đứa kia lại đây luôn đi." Tức thì, tôi phóng ra cửa và chạy tới quán trọ. Có đến hơn ba mươi người đang chen chúc trong căn phòng chật hẹp. Tôi thấy hai con tôi đang đứng ở góc phòng trong nước mắt và sợ hãi. Tôi đưa chúng về nhà bà cụ.
Không biết bao nhiêu người đã bị chết cóng. Nhưng ai đã quan tâm săn sóc tôi? Ngôi nhà này vốn là nơi bán gạo trước khi chiến tranh bùng nổ, vì thế bà cụ luôn có đủ gạo để ăn, còn căn phòng thì lúc nào cũng ấm cúng. Tôi cứ luôn tự hỏi ai đang chăm sóc tôi giữa một nơi bị chiến tranh tàn phá như thế này.


Tôi ở lại nhà bà cụ trong nhiều ngày. Tôi sửa soạn nhanh những buổi cơm trưa cho những người lính đi ngang qua nhà. Tôi trở nên giống như con dâu của bà cụ. Tôi chăm sóc bà và trông coi nhà cửa với tất cả tấm lòng của mình. Tôi còn may đồ cho bà bằng chiếc máy may mà một người tị nạn đã đưa cho bà để đổi lấy gạo và lúa mạch. Bà cụ rất sung sướng khi thấy bộ đồ tôi may cho bà.


Mùa xuân đến cũng là lúc hòa bình trở lại mang theo những tin tức về việc ngừng bắn. Tôi muốn rời khỏi nhà bà cụ đã tiếp đãi tôi cùng các con tôi vô cùng tử tế. Nhưng tôi không thể ra đi cùng hai con nhỏ và đứa bé mới sinh trên lưng. Mỗi ngày trôi qua, tôi lại thở dài và nôn nóng về nhà. Và đến một ngày, một bàn tay cứu giúp xuất hiện. Đó là những người lính mà nhiều lần tôi đã nấu cơm trưa cho họ ăn. Họ vui mừng được trả ơn tôi bằng cách cõng hai đứa con tôi trên lưng.
Ngày khởi hành đã tới. Bà cụ rất buồn khi thấy chúng tôi ra đi nên xin chúng tôi nán lại thêm một ngày nữa. Tôi không thể nói lời từ chối với bà và để bà lại một mình nên chúng tôi ở lại nhà bà thêm một đêm nữa.


Sáng sớm hôm sau, chúng tôi từ giã bà cụ đáng mến ở làng Dongjitol để trở về Bugok. Đi bộ được nửa ngày thì chúng tôi đến chợ Balahn. Chúng tôi để ý dường như nó bị bỏ trống và không có một bóng người nào ở đó cả. Một ông cụ trong làng đã rướm nước mắt khi cho chúng tôi hay là tất cả phụ nữ trong làng đều đã bị quân địch hãm hiếp khi chúng rút quân. Tôi thấy những chiếc ủng cao su phụ nữ nằm rải rác trên mặt đất. Một lần nữa, tôi dâng lên những lời cảm tạ đầy nước mắt.


Nếu tôi đi khỏi làng sớm hơn một ngày, thì tôi đã trở thành một trong những nạn nhân rồi. Tôi ở lại làng một đêm để bình tĩnh trở lại. Tôi lại đặt câu hỏi, "Ai đã luôn bảo vệ và cứu giúp tôi trong những hoàn cảnh hiểm nguy và kinh khiếp này?" Tôi cứ trằn trọc suốt đêm với câu hỏi ấy và đến gần sáng mới có thể chợp mắt được.
Khi chúng tôi về tới con đường làng của Bugok, một người đàn bà biết tôi đã chạy đến nhà cha tôi và hét ầm lên, "Ang Son đang về đến, cô ấy và lũ trẻ vẫn còn sống."
Cha tôi nghĩ tôi và các con tôi đã chết trên đường đi lánh nạn. Ông chạy chân không đến và giang tay ôm chầm lấy tôi; ông khóc như một đứa trẻ. Ông không thể nào tin rằng không một ai trong chúng tôi bị thương và chúng tôi đều còn sống khoẻ mạnh. Chồng tôi, trước đó chia tay chúng tôi để đi lánh nạn, giờ đây từ Busan đã trở về. Hai tháng sau, chồng, chú và cha tôi cùng lên Seoul để phát triển dự án xây dựng một Trường Đại Học. Tôi ở lại Bugok với các con vì Seoul vẫn còn là một thành phố hoang tàn và đổ nát do hậu quả của chiến tranh.


Buổi Bình Minh Của Tuổi Hai Mươi Ba

Một ngày đầu hè, khi tôi đang ngồi nghỉ trên đồng lúa thì có một người phụ nữ trẻ đến gần. Bà mặc một chiếc áo jogori trắng (áo truyền thống Đại Hàn của nữ giới) và một chiếc chima đen (loại váy đặc thù của Đại Hàn.) Quần áo của bà trông gọn gàng và sạch sẽ, bà không giống như một phụ nữ nhà quê. Bà ngồi xuống cạnh tôi và bắt đầu nói về những chuyện lặt vặt. Rồi bà hỏi tôi có biết bài hát, "Tôi nghe Chúa Cứu Thế phán sức lực của con thật nhỏ mọn thay" hay không? Tôi ghét cay ghét đắng sự nhã nhặn của bà ấy. Dẫu đang sống tị nạn ở nông thôn, nhưng từ nhỏ tôi đã đi nhà thờ và thậm chí đã tốt nghiệp Đại Học (vốn là một điều hiếm thấy, nhất là đối với phụ nữ vào thời ấy.) Tôi không hề giống như những phụ nữ quê mùa như bà ấy nghĩ. Nhưng vì phép lịch sự, tôi đã hát bài Thánh ca đó.

Bà ấy quan sát tôi một cách tỉ mỉ và xin tôi hát lại một lần nữa, và trong lúc hát thì suy nghĩ về ý nghĩa của lời bài hát. Tôi tự nhủ, "Tại sao bà ấy lại yêu cầu mình làm việc này nhỉ?" Hát là hát chứ có khác gì đâu. Tôi cố che giấu lòng kiêu hãnh của mình. Nhưng có một cảm giác không thể cưỡng lại được đã khiến tôi mở miệng hát và chiêm nghiệm ý nghĩa của bài hát đó. Tôi hát nhiều lần liên tục và một lúc lâu sau, niềm kiêu hãnh của tôi bị chế ngự, nước mắt tôi bắt đầu lăn dài trên má.
Tôi suy nghĩ đến đất nước đang đau khổ vì chiến tranh. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu ớt giữa tất cả những nỗi đau thương này. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi, nhiều lần cái chết chỉ cách tôi trong gang tấc. Tôi suy nghĩ và biết rằng tôi không còn ở đây nếu không có một người nào đó ra tay giúp đỡ. Tôi sẽ không còn ngồi đây nếu bàn tay ấy không đưa dắt tôi qua thung lũng của bóng chết.


Tiếng khóc thổn thức của tôi dần dần trở nên to hơn. Tôi đau đớn vô cùng khi nhìn lại cuộc đời đầy những gian nan của mình. Và người phụ nữ ấy bảo tôi phải ăn năn. Thế là cơn giận của tôi bắt đầu nổi lên. Tôi nghĩ, "Bà ấy là ai mà dám nói với mình như thế?"
"Tại sao mình phải bối rối trước người phụ nữ này?" Trong cơn tức giận, tôi đã đáp rằng, "Tôi không phải là một tội nhân. Tôi không phạm tội gì cả. Đừng có sỉ nhục tôi như thế. Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có. Tôi chỉ giúp người khác chứ chưa hề lấy của ai, thậm chí một cây bút chì cũng không. Tôi chưa hề đắm đuối khuôn mặt của người đàn ông nào ngoài chồng tôi ra. Trong đời mình, tôi chưa hề phạm tội bao giờ."
Người phụ nữ ấy chỉ lắng nghe trong yên lặng. Sau đó, bà cười và nói với tôi, "Trong thành phố có nhà thờ Giám Lý Bugok. Nhà thờ đã bị hư hại nhiều vì chiến tranh nhưng cô có thể đến và nhóm với chúng tôi."


Người phụ nữ ấy đã không đáp trả lại những câu nói ngây ngô của tôi. Bà đứng dậy và đi khỏi cánh đồng. Tôi về nhà lòng buồn bực. Suốt đêm tôi không ngừng suy nghĩ về người phụ nữ lạ mặt mà tôi đã gặp hồi sáng. "Người đàn bà ấy là ai? Tại sao lại bảo mình phải ăn năn?"


Vài ngày sau, tôi thức dậy vào lúc rạng đông. Tôi để những củ khoai tây cùng những trái bắp luộc cạnh gối của các con tôi lúc chúng vẫn còn say giấc. Tôi ra khỏi phòng và chặn một hòn đá lớn trước cửa. Tôi đi đến nhà thờ với đứa con út trên lưng. Nhà thờ cách khoảng chừng bốn dặm về phía bên kia đường rày. Tôi bước vào ngôi nhà thờ không một bóng người và quỳ xuống nền nhà. Những lời đầu tiên của tôi là, "Chúa yêu dấu của con, bà ấy bảo con phải ăn năn nhưng con không nghĩ ra được mình đã phạm lỗi gì. Nhưng nếu Ngài nghĩ con là tội nhân, thì xin hãy chỉ cho con biết."
Tôi ngồi một mình trong nhà thờ và cầu nguyện; nhưng vẫn không nghĩ ra được một tội nào. Tôi cõng con tôi trở về nhà. Tôi lập lại việc này trong vòng một tuần. Vào rạng sáng ngày thứ bảy, tôi lại ra khỏi nhà và đặt đứa con nhỏ trên sàn nhà bên cạnh tôi. Tôi lặp lại cùng một lời cầu nguyện, "Lạy Chúa yêu dấu, xin hãy chỉ cho con biết tội của mình." Và khi lời cầu nguyện chưa kết thúc thì tôi đã thấy một khải tượng bằng chính mắt của mình.


Khải tượng đầu tiên tôi nhìn thấy là khi tôi học Tiểu học. Mẹ tôi may cho tôi một bộ đồ lót bằng vải hoa rất đẹp nhưng tôi không thích. Tôi cởi ra và quẳng xuống cánh đồng lúa. Mẹ tôi nhặt bộ đồ lên và đi theo tôi đến Trường vì sợ rằng tôi sẽ bị cảm lạnh. Nhưng tôi đã nổi giận với bà về việc ấy.
Trong khải tượng kế tiếp, tôi thấy mẹ tôi đem hộp cơm trưa đến Trường cho tôi (vì đang là mùa đông nên nếu bỏ cơm sẵn vào cặp thì đến trưa cơm sẽ trở nên nguội lạnh); bà đứng đợi trước lớp học tay cầm hộp cơm. Thế mà tôi đã cáu gắt với bà vì bà đã làm tôi ngượng ngùng trước đám bạn của tôi. Bà đã xin lỗi tôi.


Rồi sau đó, tôi thấy mình đang chơi đùa với các bạn. Tôi thường hất tung tấm trải lên rồi bỏ đi khi tôi không thích chơi những trò chơi đó. Nếu tôi gây lộn với các bạn tôi thì không bao giờ tôi muốn làm hòa mà biến chúng thành kẻ thù của tôi. Lúc đã lập gia đình, có lần chồng tôi nhờ tôi khâu lại mấy cái nút bị lỏng, tôi đã đáp trả chồng tôi,"Sao anh lại kêu em? Anh làm hư thì bây giờ hãy tự mình khâu lại đi." Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã đối xử thô lỗ với chồng tôi và nhiều người khác. Tôi thấy từng tội lỗi tôi đã phạm trong hai mươi ba năm của cuộc đời mình chạy qua như phim đèn chiếu. Tâm hồn tôi đau đớn tột cùng. Tôi thấy mình đầy tội lỗi và vô cùng xấu xa, thế mà tôi đã chối những tội lỗi ấy. Tôi hổ thẹn vì con người mình. Lần này, tôi khóc trong sự thống hối sâu xa về những tội lỗi ấy. Tôi đấm ngực với lòng ăn năn chân thành. Và việc ấy bắt đầu từ buổi bình minh kéo dài cho đến khi mặt trời lặn. 


Người phụ nữ ấy đã đem con tôi ra ngoài và chăm sóc nó, nhưng thậm chí tôi cũng không hề biết. Tôi bò lê, lăn lộn, khóc lóc và ăn năn tội lỗi mình. "Chúa có thể tha thứ cho một người đàn bà vô dụng như con chăng? Con thật sự ăn năn, Chúa ôi. Xin hãy tha thứ cho sự kiêu ngạo, sự bướng bỉnh, tính ích kỷ và trái tim không có tình thương của con."


Từ trên trời cao, Ngài đã nghe thấy tiếng khóc của tâm hồn tôi. Bằng giọng nói thật dịu dàng và đầy lòng thương xót, Ngài đã gọi tôi và phán rằng, "Ang Son, con yêu dấu của Ta, Ta đã chết cho tội lỗi của con rồi." Lúc tôi đang khóc và ăn năn tội mình, tôi quay đầu nhìn về nơi phát ra tiếng nói. Tôi lẩm nhẩm, "Ôi, Chúa tôi!" Tôi thấy Ngài bị hành hình trên thập tự giá vì tội lỗi của tôi. Chính mắt tôi đã trông thấy rõ ràng.
Ngài bị treo trên cây thập tự. Chiếc mão gai Ngài đội khiến cho đầu Ngài chảy máu. Máu tuôn lai láng từ trán Ngài, ướt đẫm khuôn mặt của Ngài. Tôi thấy những vết thương sâu huắm do bị gai đâm. Thân thể Ngài rã rời và đau đớn cùng cực ở từng chiếc xương và từng khớp nối. Bàn tay, bàn chân Ngài đầy những vết máu khô đỏ sậm. Hông Ngài bị toát ra vì giáo đâm. Máu từ vết thương vẫn còn chảy. Toàn thân Ngài rách nát và đầy máu vì bị đánh bởi roi da. Không có sự chết nào dã man và rùng rợn hơn thế. Tôi nhắm mắt lại vì không còn đủ can đảm để tiếp tục nhìn thấy cảnh tượng ấy.
Nhưng ngay cả khi tôi nhắm mắt lại, hình ảnh Ngài chịu khổ trên cây thập giá vẫn không hề biến mất. Tôi thét lớn vì ghê tởm tội lỗi của mình và vì tình yêu vĩ đại và lòng thương xót vô biên mà Ngài đã dành cho tôi.


"Chúa ôi, chính con đã khiến Chúa phải chết thảm thương trên thập hình như thế. Ôi Chúa của con, xin hãy tha thứ cho con, con xin Ngài."
Tôi ăn năn tội mình rất lâu. Sự ngạo mạn, sự ích kỷ và sự công bình của tôi, tất cả đều vỡ vụn ra trước mặt Ngài. Chính trong ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Bugok ấy, một người đàn bà tội lỗi đã được tái sinh. Quỳ trên tấm thảm rơm trải sàn, tôi khóc như một đứa trẻ. Tôi đã đối diện với thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu.


Tôi đã không biết chính Ngài là Đấng đã dẫn dắt và đem tôi ra khỏi những giờ phút nguy nan khi tôi đi trong trũng bóng chết. Tôi vô cùng hổ thẹn trước mặt Ngài. Tôi úp mặt xuống đất và không tài nào dịch chuyển khỏi tư thế ấy.
Chính ngày hôm ấy, tôi đã quyết định hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa. "Con chỉ là một người vợ, một người mẹ của ba đứa con, nhưng giờ đây con sẽ trở nên một đầy tớ trung tín của Ngài." Tôi giơ cao tay lên và hứa nguyện dâng mình cho Chúa.


Bà Điên Từ Seoul Đến

"Bà điên từ Seoul đến ấy là ai vậy?" Mọi người trong thành phố hỏi nhau. Đó là biệt danh mà người dân Bugok gán cho tôi. Họ có lý do khi gọi tôi là "bà điên."
Mỗi ngày họ thấy tôi xuất hiện vào lúc bình minh, cõng con trên lưng và hướng về nhà thờ. Con đường dẫn tới nhà thờ thì hẹp và tối. Đó là một con đường rùng rợn và đáng sợ. Thỉnh thoảng, có vài thây người chết được tìm thấy trên con đường ấy. Nhưng tôi không hề run sợ và kinh khủng. Họ nghĩ tôi khùng mới dám băng qua cái nghĩa địa ấy mỗi ngày.
Chồng tôi từ Seoul trở về nói mọi việc đã đâu vào đấy. Ông bảo tôi và ba con lên Seoul. Nhưng tôi không thể dễ dàng bỏ đi, vì chính tại nơi ấy, vào một buổi bình minh, tôi đã gặp Ngài một cách thật sống động và rõ ràng.


Người phụ nữ gặp tôi trên cánh đồng lúa là bà Mục sư Myung Hwa Young. Bà làm Mục sư Phụ tá cho Mục sư Yoo Jaehun, đang phục vụ trên một ngọn núi cầu nguyện. Vì vậy, bà được bổ nhiệm về Hội Thánh Giám Lý Thứ Nhất ở Bugok. Hàng ngày, tôi theo chân Mục sư Myung, học cách yêu thương và phục vụ người khác trong đời sống. Cùng đi với chúng tôi có bà Lee, cũng là một thuộc viên của Hội Thánh. Bà xuất thân từ một gia đình nghèo và thường bị chồng chửi rủa, đánh đập. Tuy vậy, bà vẫn cố gắng đi nhóm vào ngày Chúa nhật.


Bà Lee chở con mình đến nhà thờ bằng xe đạp. Mục sư Myung dành sự quan tâm đặc biệt cho người đàn bà ấy và dường như không đoái hoài gì đến tôi. Tôi là người tín hữu tận tụy với bà nhất, vậy mà bà chỉ chú ý đến bà Lee. Tôi bỏ về nhà, vô cùng tức tối và nghĩ rằng mình sẽ không đi nhà thờ nữa.


Đến một buổi trưa nọ, con trai tôi bị sốt cao. Tôi cầu nguyện và đặt túi chườm lên đầu thằng bé, nhưng nó vẫn không hạ sốt chút nào. Tôi sợ hãi cõng con chạy đến nhà thờ. Tôi mở cửa nhà thờ và thấy Mục sư Myung đang quỳ gối cầu nguyện trước tòa giảng. Tôi rón rén lại gần, trong lòng sợ rằng bà sẽ nổi giận với tôi vì việc tôi bỏ về sớm ngày hôm ấy. Rồi lời cầu nguyện của bà đến tai tôi, "Chúa yêu dấu của con, xin Ngài tha thứ cho cô ấy. Cô ấy vẫn còn là một đứa trẻ trong đức tin của mình. Xin Ngài hãy đem cô ấy đến với nhà thờ một lần nữa." Tôi cảm thấy hối hận và hổ thẹn khi nghe lời cầu nguyện ấy.


Bà Mục sư thấy tôi và vui mừng bắt tay tôi. Tôi khóc và nói với bà rằng con tôi bị sốt rất cao. Bà đặt tay lên trán con tôi và khẩn thiết cầu nguyện. Ngay tức khắc, nhiệt độ con tôi trở lại bình thường. Sự việc này làm tôi ngại ngùng trong một thời gian khá lâu. Tuy nhiên, câu chuyện này sau đó đã trở nên một bài làm chứng tuyệt vời cho những thành viên nữ trong chức vụ của tôi như là một bài học về hậu quả của sự ganh tị và lòng đố kỵ.


Một Trái Nhỏ

"Cô à, tôi sẽ trả lương cho cô như thế nào đây?" vợ của ông Cảnh sát trưởng địa phương hỏi tôi khi tôi đang giặt tã cho con của bà ở gần máy bơm nước. "Hãy lên đây ăn trưa với tôi trước khi về nhà." Bà ấy nổi tiếng khắp vùng vì tính tình hung tợn, bà thường chửi bới và nắm tóc chồng mình. Khi tôi tiếp xúc với bà lần đầu tiên, tôi muốn biến người phụ nữ bất hạnh nhất vùng ấy thành một người hạnh phúc bằng cách nói cho bà nghe về Chúa Giê-xu. Tôi muốn chia sẻ với bà tình yêu của Ngài và niềm hạnh phúc thật mà tôi đã từng trải. Nhưng không một người phụ nữ nào dám đến gần bà vì tính tình của bà. Thậm chí, họ còn tránh chào hỏi bà.

Vậy là tôi quyết định tiếp cận bà. Một ngày nọ, tôi gõ cửa nhà bà. Bà nghĩ tôi là một người tị nạn lao động chân tay muốn xin thức ăn nên bà không ngần ngại mở cửa. Hằng ngày, tôi đến nhà bà giặt tã lót và quần áo cho đứa con nhỏ của bà. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng bà hỏi tôi, "Tại sao cô làm việc cho tôi mà không hề nhận tiền công? Thậm chí cô cũng không nhận lời mời ăn bữa trưa với tôi. Lý do nào khiến cô đến đây mỗi ngày và làm việc không công?" Câu hỏi của bà khiến tôi vô cùng sung sướng. Tôi đáp, "Tôi không muốn bất cứ điều gì cả, nhưng chỉ mong bà giúp cho một chuyện. Tôi muốn bà đến nhà thờ, dù chỉ một lần." Bà nói, "Chỉ thế thôi sao? Vậy thì tôi có thể đi đến đó một lần."


Vậy là cuối cùng, vợ của ông Cảnh sát trưởng địa phương đã đến nhà thờ! Nhưng rõ ràng bà không cảm thấy thoải mái, suốt buổi nhóm, bà trông có vẻ sợ sệt. Niềm hy vọng và sự mong chờ của tôi tan biến. Trông bà thật lạnh lùng, không một chút cảm động. Sau buổi nhóm, bà lặng lẽ ra về.
Tôi hơi do dự nhưng tự hỏi mình rằng, "Mình có nên dừng ở đây hay là thử hỏi bà ấy thêm một lần nữa?" Tôi cầu xin Chúa ban cho tôi sự mạnh dạn, và tôi quyết định quay trở lại nhà người phụ nữ ấy. Tôi lại đến nhà bà mỗi ngày để giặt tã lót và quần áo cho con của bà. 
"Cô à, lần này cô muốn gì ở tôi?" Tôi nói, "Nếu bà đến nhà thờ một lần nữa thì đó là tiền công mà bà trả cho tôi." Bà đáp, "Điều ấy không khó. Và tôi không mất gì cả." Nhưng bà lại trở về nhà mà không được cảm động hay biến đổi một chút nào cả. Sự việc này lặp lại một vài lần cho đến một ngày Chúa Nhật nọ, tôi để ý thấy bà đưa tay lên mặt nhiều lần, và sau đó đôi vai bà rung lên.


Buổi nhóm đã kết thúc, nhưng bà vẫn ngồi yên tại chỗ. Bà đang lau nước mắt của mình. Cuối cùng tia sáng tình yêu của Chúa đã làm tan chảy trái tim lạnh giá và vô cảm của bà. Tia sáng đến từ Đức Chúa Trời đã làm bà biến đổi. Từ một người bất hạnh, bà đã trở thành một người đàn bà hạnh phúc.


Một ngày kia, ông Cảnh sát trưởng gửi lá thư nói rằng ông muốn gặp chúng tôi. Mục sư Myung cùng tôi đi đến Sở Cảnh sát của thị trấn. Ông chào hỏi chúng tôi với một lòng biết ơn sâu xa vì vợ ông nay đã là một con người được đổi mới hoàn toàn. Để đền đáp lại việc này, ông hỏi liệu ông có thể giúp gì cho chúng tôi. Vào thời điểm đó, chúng tôi đang cầu nguyện cho ngôi nhà thờ bị hư hại nặng nề của chúng tôi. Ông nói một cách thận trọng, "Chúng tôi tìm thấy thi thể của một người lính ngoài chiến trường. Chúng tôi đã lục soát người anh ta để xem có họ hàng thân thích gì không. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ giấy tờ gì, nhưng chúng tôi phát hiện một túi vàng cục được cột chặt vào miếng băng quấn ngang hông của anh ta. Nếu số vàng có thể giúp gì cho các cô, thì tôi muốn các cô dùng chỗ này cho nhà thờ; vì nếu tôi có thuật lại việc này cho chính quyền thì một ai đó ở cấp trên cũng sẽ giữ lấy số vàng này làm của riêng. Chẳng thà tôi thấy số vàng này được sử dụng cho một mục đích tốt."


Chúng tôi cảm ơn ông Cảnh sát trưởng và dùng số vàng để mua vật liệu xây dựng cần thiết. Cứ mỗi sáng, những người phụ nữ trong nhà thờ được chia vào từng nhóm và bắt đầu công việc kiến thiết nhà thờ. Một hôm, khi tôi ở công trường và đang đẩy một chiếc xe goòng cũ kỹ chất đầy gạch thì bỗng nhiên một cái báng xe rớt ra khỏi càng xe. Thế là cả chiếc xe cùng với số gạch chất trên đó nghiêng qua và đổ lên bàn chân trái của tôi.
Tôi nghe tiếng rắc nơi chân trái, cùng tiếng xương gãy. Tôi té xuống trong sự đau đớn dữ dội. 
"Ôi Chúa ôi!" Tôi cất tiếng khóc. Trong đầu tôi hiện lên khuôn mặt của chồng tôi bảo tôi lên Seoul.


Tôi sẽ giải thích với chồng tôi việc này như thế nào đây? Tôi hình dung hình ảnh tôi bước về nhà với cái chân trái bị thương. Mục sư Myung hoảng hốt chạy đến và giúp tôi trấn tĩnh lại. Bà đem cái xe và lượm từng viên gạch ra khỏi chân tôi. Cái chân trái của tôi đong đưa vì xương bị gãy. Tôi khóc trong sự hốt hoảng và run rẩy. Bà đặt tôi nằm xuống đất, nhẹ nhàng đặt tay lên chân trái của tôi và bắt đầu cầu nguyện khẩn thiết. Bà xin Chúa cất khỏi tôi sự đau đớn và chữa lành cái chân gãy của tôi, hầu sự vinh hiển được quy về danh Chúa. Trong lúc bà cầu nguyện, những giọt nước mắt của bà rơi xuống chân tôi. Và trong chính khoảnh khắc ấy, tôi nghe một tiếng rắc ở chân trái và cơn đau lập tức biến mất. Tôi kinh ngạc vô cùng! Tôi nhìn xuống chân mình và thử sờ nắn. Nó đã lành hẳn và tôi không còn cảm thấy đau đớn gì cả! Điều duy nhất còn lại là một vết thâm trên chân nơi cái xương bị gãy.


Chúng tôi đồng thanh thốt lên trong niềm hân hoan, "Chính Ngài đã làm điều đó!" Ngài đã đến với tôi khi tôi ở trong tình trạng nguy kịch. Bàn tay bị đinh đóng đầy máu của Ngài đã chạm vào tôi. Tôi đứng dậy và chạy. Các chị em đứng quanh tôi đều vỗ tay tung hô Chúa. Ngài đã luôn hiện diện khi tôi cần Ngài. Tôi quì gối xuống và dâng lên Ngài lời cảm tạ và ngợi khen chân thành của mình. 


Nhà thờ Giám Lý Bugok gần nhà ga xe lửa, xây bằng xi-măng trải qua bốn mươi lăm năm vẫn còn đứng đó. Dĩ nhiên là nhà thờ không thể nói được, nhưng chắc chắn là chúng tôi biết và nhớ tất cả những điều lạ lùng đã xảy ra ở đó.