Có Đức Chúa Trời Mẹ không?
Một số điểm cho rằng A-sê-ra (Asherah) là một ví dụ về một vị thần mẹ được người Israel/Do Thái cổ đại chấp nhận. Người ta nói rằng A-sê-ra không chỉ là một nữ thần mà còn là phối ngẫu của Yahweh/Đức Giê-hô-va. Quan điểm như vậy là một sự đúc kết lại đơn giản hóa việc thờ cúng thần Ba-anh, dựa trên giả định rằng người Israel đã xây dựng tôn giáo tập trung vào Đức Giê-hô-va của họ từ những nguyên liệu thô của việc thờ phượng thần Ba-anh. Trong thần thoại của người Ca-na-an, A-sê-ra là phối ngẫu của Ba-anh, nhưng Luật pháp Môi-se nghiêm cấm việc thờ phượng A-sê-ra (Phục truyền luật lệ ký 16:21). Việc Israel thờ phượng thêm/bổ sung A-sê-ra bị coi là phản nghịch và bị phán xét là tội lỗi (xin xem 1 Các Vua 15:13 ; 2 Sử Ký 15:13 ).
Một số coi Sophia như một vị thần mẹ vì Sự khôn ngoan được nhân cách hóa thành một người phụ nữ trong Châm ngôn 8. Trong các câu 27–31, Sự khôn ngoan nói theo cách dường như cho thấy bà là bạn đồng hành với Đức Chúa Trời tạo hoá. Tuy nhiên, sách Châm ngôn đầy chất thơ và mang tính tượng trưng cao. Sự khôn ngoan rõ ràng là một nhân cách hóa, không phải là một con người thực tế. “Sophia” không phải là một con người thực tế, càng không phải là một người phụ nữ đồng hành hoặc đối trọng với Đức Chúa Cha.
Tương tự như vậy, Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới (the World Mission Society Church of God), bằng cách kết hợp Ga-la-ti 4:26 với một số khái niệm về Jerusalem Mới, đã dạy rằng Đức Chúa Trời có một cô dâu, người mẹ trên trời. Trong Tân Ước, hội thánh với tư cách là một nhóm được cứu chuộc được gọi là cô dâu của Đấng Christ/Chúa Kitô, chứ không phải là một vị thần mẹ.
Một số người coi bà Mary/Ma-ri-a là Nữ vương trên trời và gần như tôn thờ bà. Tuy nhiên, những người làm thế không có quan điểm từ Kinh Thánh. Bản thân bà Mary đã dập tắt mọi quan niệm rằng bà là một vị thần mẹ, trong Lu-ca 1:47 công nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Rỗi của bà. Mary là một con người phàm trần, một tội nhân cần được cứu rỗi giống như mọi con người khác.
Ngoài những nỗ lực trên để tìm kiếm một “nữ thần mẹ (mother goddess)” trong Kinh Thánh, còn có nhiều tôn giáo ngoại giáo có đầy rẫy các nữ thần. Giê-rê-mi 7:18 và 44:17–25 đề cập đến việc thờ cúng “ Nữ vương trên trời,” một vị thần ngoại giáo. Giê-rê-mi không tán thành thần học ngoại giáo; đúng hơn, ông lên án việc tuân thủ các nghi lễ liên quan đến Nữ vương trên trời, gọi bà bằng danh hiệu chung.
Một nữ thần khác đang trở nên nổi tiếng khi mọi người trở nên có ý thức hơn về môi trường là Gaia (hay Gaea), nữ thần của trái đất. Gaia chỉ đơn giản là tàn dư của thần thoại Hy Lạp, trong một số trường hợp đã được kết hợp với khái niệm tiến hóa của Mẹ Trái đất. Trong thần thoại Hy Lạp, Gaia có thể được coi là một con người thực tế, nhưng khái niệm tiến hóa hiện đại hơn coi bà là hiện thân của vật chất mà từ đó chúng ta và vũ trụ đều được sinh ra.
Một số người ủng hộ ý tưởng về một thần mẹ cho rằng Kinh Thánh mâu thuẫn: ở một số chỗ, Kinh Thánh nói rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, nhưng ở những chỗ khác, Kinh Thánh lại nói về các vị thần khác. Phao-lô đặt nó trong quan điểm trong 1 Cô-rinh-tô 8:4–6, “Chúng ta biết rằng 'Thần tượng trong thế gian không thực sự hiện hữu', chỉ có một Đức Chúa Trời chứ không có thần nào khác. Mặc dù người ta cho rằng có các thần ở trên trời hay dưới đất — họ tin có nhiều “thần”, nhiều “chúa” — nhưng với chúng ta thì chỉ có một Đức Chúa Trời là Cha, Đấng tạo dựng muôn vật, và chúng ta sống vì Ngài; cũng chỉ có một Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật nhờ Ngài mà có, chúng ta cũng nhờ Ngài mà hiện hữu." Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời có một và thật, nhưng có nhiều “thần” khác, tức là nhiều thứ khác mà con người tôn thờ. Nhiều người trong số những vị thần được gọi là này là những vị thần nữ.
Bất kể giới tính được ấn định cho bất kỳ vị thần nào, Đức Chúa Trời đã nói rõ rằng Ngài là Đức Chúa Trời Chân chính duy nhất, Đấng Tạo Hóa của Trời và Đất. “Ngoài Ta không có Đấng nào khác. Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác” (Ê-sai 45:6). Không có thần mẹ/đức chúa trời mẹ.