Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, September 9, 2018

Chân Thật Với Chúa


I Phi-e-rơ 5:6-10
Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài luôn chăm sóc anh em. I Phi-e-rơ 5:7
Tôi cúi đầu, nhắm mắt, đan ngón tay lại với nhau và bắt đầu cầu nguyện: “Lạy Chúa, giờ này con đến với Ngài, con là con của Ngài. Con nhận biết năng quyền và sự tốt lành của Ngài…” Đột nhiên, mắt tôi mở ra. Tôi nhớ ra là con gái tôi chưa làm xong project post cards mà phải nộp vào ngày hôm sau. Tôi nhớ ra cháu có giờ học láy xe sau giờ học, và tôi nghĩ cháu sẽ phải thức tới nửa đêm để làm xong project cho Key club. Điều này khiến tôi lo rằng cháu sẽ bị cảm vì mệt!
Trong cuốn Thư Của Quỷ, C.S. Lewis nói về những sự xao lãng trong khi cầu nguyện. Ông viết rằng khi tâm trí vẩn vơ, chúng ta thường sử dụng sức mạnh ý chí để đưa mình quay lại với việc cầu nguyện. Lewis kết luận rằng thay vì làm thế, sẽ tốt hơn nếu chúng ta chấp nhận rằng “xao lãng chính là nan đề [của mình], rồi [đặt] nan đề đó trước [Chúa] và biến nó trở thành chủ đề chính cho những lời cầu nguyện [của mình].”


Sự lo lắng hay thậm chí là một suy nghĩ tội lỗi làm gián đoạn lời cầu nguyện cũng có thể trở thành trọng tâm của lời trò chuyện giữa chúng ta với Chúa. Chúa muốn chúng ta chân thật khi trò chuyện với Ngài và mở lòng trình dâng lên Ngài những lo lắng, sợ hãi và tranh chiến sâu thẳm nhất của mình. Ngài không ngạc nhiên về bất cứ điều gì chúng ta đề cập. Sự quan tâm của Ngài đối với chúng ta giống như sự quan tâm của người bạn thân. Đó là lý do chúng ta được khích lệ để trao mọi lo lắng và ưu tư của mình lên cho Chúa, bởi vì Ngài hay săn sóc chúng ta (I Phi. 5:7)
Vì Chúa vô cùng quan tâm đến chúng ta nên chúng ta có thể cầu nguyện trình dâng mọi sự cho Ngài (Phil. 4:6-7). Không có gì là quá nhỏ đến nỗi Ngài chẳng quan tâm. Và cũng không có gì là quá lớn đối với Chúa, vì không việc gì Ngài không làm được (Mat. 19:26). Sự cầu nguyện thừa nhận rằng chúng ta yếu đuối và hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Có thể chúng ta không hoàn toàn hiểu được những hoàn cảnh của cuộc đời, nhưng có thể yên nghỉ khi biết rằng Chúa nắm quyền kiểm soát. Ngài ban cho chúng ta sự bình an của Ngài: “Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình an trọn vẹn, vì người tin cậy Ngài” (Ês. 26:3).
Lạy Chúa, Ngài biết những gì đang chiếm hữu tâm trí con. Xin giúp con kinh nghiệm sự bình an khi trình dâng mọi lo lắng cho Ngài . Tạ ơn Chúa
Emmanuel Amen