Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, October 18, 2012

Giải thưởng Nobel về Y học năm 2012 dành cho các đột phá trong nghiên cứu về tế bào gốc



Hai nhà khoa học Anh và Nhật vừa được trao giải thưởng cao qúy Nobel vể Y học nhờ vào cùng  môt phát hiện lớn lao của  họ ở vào hai thời điểm cách nhau bốn mươi bốn năm.



Công trình nghiên cứu riêng rẽ của Giáo sư John B. Gurdon , 79 tuổi thuộc Viện Gurdon Institute, Cambridge và Giáo sư Shinya Yamanaka ,50 tuổi, thuộc Dai học  Kyoto University  là một bước đột phá trong lãnh vực nghiên cứu tế bào gốc. Nghiên cứu tiền phong của hai nhà khoa hoc  này trên các tế bào tạo hình sự sống ( life-shaping cells) đã chứng tỏ là các tế bào này có thễ đuợc tái-chương-trình để tạo ra bất cứ loại mô( tissue) nào trong cơ thề.
Dưới đây là tóm lược các đóng góp của hai giáo sư Gurdon và Yamanaka vào lãnh vự y học

Nhờ đâu hai nhà khoa học đã được vinh dư lảnh giải thưởng Nobel 2012

Phát hiện khoa học của cả hai giáo sư Gurdon và Yamanaka đều có quan hệ tới việc thao tác các tế bào sống chủ yếu trong kỹ thuật nhân bản các đông vật (cloning animals) và trong việc chữa trị một giải rộng các căn bệnh bao gốm cả các bệnh Parkinson và Alzheimer. Các “tế bào ban sơ” (primary cells) hết sức dễ “nhào nặn” (malleable) và có thễ được chượng trình hóa (prohrammed) để khi trưởng thành trở thành những mô khác nhau như da, các bộ phận trọng yếu trong cơ thể…

Các tế bào gốc thường từ đâu mà có?

Các tế bào gốc phôi thông thường được lấy từ các phôi người ở giai đoan phát triển ban đầu, nên sau đó phôi bị hủy diệt. Chính vỉ lẽ này mà việc nghiên cứu tế bào phôi đã làm dấy động nhiều vấn đề tôn giáo và đao đức , với những chỉ trích cho rẵng các nhà khoa học đã vươt quyền Thượng đế khi thao tác trên các tế bào gốc.
Các nhà khảo cứu thuộc thế hệ sau, sẽ có thể dựa vào công trình nghiên cứu của hai giáo sư Gurdon và Yamanaka để tìm kiếm những kỹ thuât mới sử dụng các tế bào gốc lấy từ những nguồn cung cấp khác và như thế tránh né được những khó khăn về mặt đạo đức

Sự đóng góp cũa giáo sư Gurdon là như thế nào?

Vào năm 1962 ( năm mà GS Yamanaka mới chào đời) giáo sư Gurdon đã chứng minh là DNA lấy từ mô của ếch có thể được sử dụng để sản sinh ra hàng loat nhửng con nòng nọc. Giáo sư Gurdon đã lấy các nhiễm sắc thể cũa ếch ( frog’s cgromosomes) từ tế bào ruột của ếch đã trưởng thành rồi đem chích chúng vào trong một trứng ếch rỗng. Nhờ tiến trình tái chương trình hóa (reprogram) này mà nhân tế bào mới đãchuyển đổi chỉ thị sang việc  tao sinh nòng nọc. Vào thời kỳ đó công trình nghiên cứu của ông Gurdon chỉ được đón nhận một cách hoài nghi bởi vì nó mâu thuẫn với các điều giảng dạy trong sách giáo khoa cho rằng “ các tế bào trưởng thành có những chức năng định rõ không thể thay đổi “. Phải chờ mãi tới 40 năm sau, sự thật đằng sau tiến trình “tái chương trinh hóa” của giáo sư Gurdon mới được sáng tỏ nhờ vào công trình nghiên cứu của Giáo sư Yamanaka

Và phần đóng góp cũa giáo sư Yamanaka là gì?

Vào năm 2006, nghiên cứu của giáo sư Yamanaka  đã cho thấy là có bốn gien chuyên biệt kiểm tra các tác nhân trong trứng. Làm thí nghiệm trên chuột, giáo sư Yamanaka đã phát hiên  là các tế bào da trưởng thành (mature skin cells) có thể được “tái chượng trình” để trở thành bất cứ loại tế bào nào. Ông đã đặt tên các tế bào đã được tái chương trình này là những tế bào đa năng do cảm ứng (induced pluripotent cells- iPS)  Về  căn bản các tế  bào iPS tượng đượng với các tế gốc của phôi và có thểđược lấy từ các tế bào trưởng thành (mature cels) cũa thần kinh, tim hay gan. Như vậy khác với các tế bào gốc cũa phôi các tế  bào iPS  có thể lấy đươc mà không cần phải hủy diệt các phôi người

Phát hiện trên có lợi gì cho giới khoa học?

Công trình nghiên cứu cũa hai giáo sư Gurdon và Yamanaka đã cách mạng hóa sự hiểu biết của giới khoa học vể cách mà các tế bào và các sinh vật phát triển. Duợc phỏng vấn, giáo sư Yamanaka cho biết “ Muc đích của cả đời tôi là đem kỹ thuật này..tới bên các giưởng bệnh, các bệnh nhân , các y viện”.  Viện Gurdon Institute bày tỏ hi vọng sẽ có thể cung cấp đủ loại c ác tế bào thay thế (replacement cells). Giáo sư Gordon nói “ Chúng tôi mong muốn có thể tìm ra cách tạo được từ  các tế bào da hay máu những tế bào tim hay não dư trữ (spare heart or brain cells) Diều quan trong nhất là các tế bào thay thế này phải từ chính người bệnh để tránh cơ thể bệnh nhân loại bỏ chúng và do dó không cần phải ức chế hệ miễn dịch (immunosuppression