Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, October 17, 2012

CÓ PHẢI KHỦNG LONG VÀ CON NGƯỜI SỐNG CÙNG THỜI ĐIỂM KHÔNG?


Thuyết tiến hoá dạy rằng loài khủng long đã tiến hoá một cách tình cờ và đã tồn tại cách đây khoảng 2 trăm triệu năm, sau đó bị diệt chủng cách đây 65 triệu năm. Thuyết này chỉ dựa trên sự suy đoán trên vô số giả định, không cho thấy sự chính xác nào để tin rằng khủng long đã thật sự tiến hoá hàng triệu năm trước. 
Hầu hết các Cơ Đốc nhân không gặp vấn đề khi tin rằng con người chỉ tồn tại trong khoảng 6 ngàn năm, nhưng họ khó khăn lắm để chấp nhận việc Đức Chúa Trời dựng nên khủng long cùng thời điểm với loài người và các loài vật khác.



I. TRONG KINH THÁNH KHỦNG LONG ĐƯỢC MÔ TẢ NHƯ THẾ NÀO? 

A. Giop  40:15-24 BEHEMOTH (BRACHIOSAURUS?)


(theo bản Kinh thánh Việt Nam 40:10-19)
10. Nầy, con trâu nước mà ta đã dựng nên luôn với ngươi;
Nó ăn cỏ như con bò. 
11. Hãy xem: sức nó ở nơi lưng,
Mãnh lực nó ở trong gân hông nó. 
12. Nó cong đuôi nó như cây bá hương;
Gân đùi nó tréo xỏ rế. 
13. Các xương nó như ống đồng,
Tứ chi nó như cây sắt. 
14. Nó là công việc khéo nhứt của Đức Chúa Trời;
Đấng dựng nên nó giao cho nó cây gươm của nó. 
15. Các núi non sanh đồng cỏ cho nó ăn,
Là nơi các thú đồng chơi giỡn. 
16. Nó nằm ngủ dưới bông sen,
Trong bụi sậy và nơi bưng. 
17. Bông sen che bóng cho nó,
Và cây liễu của rạch vây quanh nó. 
18. Kìa, sông tràn lên dữ tợn, nhưng nó không sợ hãi gì;
Dầu sông Giô-đanh bủa lên miệng nó, nó cũng ở vững vàng. 
19. Ai bắt được nó trước mặt?
Ai hãm nó trong lưới, rồi xoi mũi nó?
Có một số bản Kinh thánh có ghi chú thêm rằng Behemoth là 1 loài voi hoặc loài trâu nước. Thực ra, nó rất khác với lời Kinh thánh mô tả - behemoth có đuôi “như vây bách” khác hẳn với đuôi voi. Vậy, lời miêu tả của Gíop về Behemoth rất phù hợp với lời miêu tả loài khủng long Brachiosaurus. 


B. GIÓP 41. CON RỒNG THỞ RA LỬA. 
(Bản Kinh thánh Việt Nam Giop  40:20-28, 41:1-25;)
20 Ngươi có thể câu sấu với lưỡi câu,
Và dùng dây mà xỏ lưỡi nó chăng?
21 Có thể xỏ một sợi mây qua mũi nó,
Và xoi hàm nó bằng một cái móc ư?
22 Nó há sẽ cầu ơn nhiều cùng ngươi,
Và nói với ngươi những lời êm ái sao?
23 Nó sẽ lập giao ước với ngươi,
Để ngươi bắt nó làm tôi mọi đời đời chớ?
24 Ngươi há sẽ chơi giỡn với nó như với một con chim,
Cột nó cho các con gái nhỏ mình chơi hay sao?
25 Bọn thợ câu sẽ bán nó không?
Phân phát nó cho các lái buôn chăng?
26 Ngươi có thể lấy cái đọc đâm đầy da nó,
Dùng lao phóng cá mà găm đầy đầu nó chăng?
27 Hãy thử tra tay ngươi trên mình nó:
Về sau khá nhớ việc tranh đấu, - chớ hề làm lại nữa!
28 Kìa, sự trông bắt nó được bèn mất hết;
Chỉ thấy tướng dạng nó, người ta liền rụng rời đi. 


GIÓP 41
1. Chẳng ai đủ gan dám trêu chọc nó;
Vậy, ai sẽ đứng ở trước mặt ta cho nổi?
2. Ai ban cho ta trước đã, mà ta phải trả lại cho?
Phàm vật chi ở dưới trời đều thuộc về ta. 
3. Ta hẳn sẽ nói về các chi thể nó,
Về sức lực nó, và sự tốt đẹp của hình trạng nó. 
4. Có ai lột được áo choàng của nó không?
Có ai vào trong hàm đôi của nó được chăng?
5. Ai sẽ mở cửa họng nó ra?
Sự kinh khủng vây chung quanh răng nó. 
6. Nó có oai hùng vì cớ các hàng khiên của nó,
Bằng thẳng dính khắn nhau như được niêm phong;
7. Cái nầy đụng với cái khác,
Đến đỗi gió chẳng lọt qua được. 
8. Cái nầy hàng lại với cái kia,
Dính với nhau, không hề rời rã. 
9. Sự nhảy mũi nó giăng ánh sáng ra,
Hai con mắt nó khác nào mí mắt của rạng đông. 
10. Những ngọn lửa nhoáng từ miệng nó,
Và các đám lửa phun ra. 
11. Từ lỗ mũi nó khói bay ra,
Như của một nồi sôi, có chụm sậy ở dưới. 
12. Hơi thở nó làm hừng cháy than,
Một ngọn lửa ra từ miệng nó. 
13. Trong cổ nó có mãnh lực,
Và sự kinh khiếp nhảy múa trước mặt nó. 
14. Các yếm thịt nó dính chắc nhau,
Nó như đúc liền trên thân nó, không hề chuyển động. 
15. Trái tim nó cứng như đá,
Cứng khác nào thớt cối dưới,
16. Khi nó chỗi dậy, các kẻ anh hùng đều run sợ;
Vì bắt kinh hãi nên chạy trốn đi. 
17. Khi người ta lấy gươm đâm nó, gươm chẳng hiệu chi,
Dẫu cho giáo, cái đọc, hay là lao phóng cũng vậy. 
18. Nó coi sắt khác nào rơm cỏ,
Và đồng như thể cây mục,
19. Mũi tên không làm cho nó chạy trốn;
Đá trành với nó khác nào cây rạ,
20. Nó cũng xem gậy như rạ,
Cười nhạo tiếng vo vo của cây giáo. 
21. Dưới bụng nó có những miểng nhọn,
Nó dường như trương bừa trên đất bùn. 
22. Nó làm cho vực sâu sôi như một cái nồi;
Khiến biển trở thành như hũ dầu xức,
23. Và bỏ lại sau nó đường cày đi sáng sủa;
Người ta có lẽ tưởng rằng vực sâu là tóc bạc. 
24. Tại thế thượng, chẳng có vật chi giống như nó;
Nó được dựng nên để không sợ gì hết. 
25. Nó nhìn xem các vật cao lớn;
Nó làm vua của các loài thú kiêu ngạo. 
……………
Có nhiều truyền thuyết về những loại rồng phun lửa, những truyền thuyết đó được nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới đều cùng tạo ra 1 câu chuyện về các tạo vật hầu như giống nhau mà chưa thật sự trông thấy chúng. 
40:20 làm cho chúng ta suy nghĩ rằng Lêviathan có phải là cá sấu không?
40:20-2841:1-6 cho rằng Lêviathan rất khó bắt hoặc giết. Trong khi ngày nay phần lớn các loài cá sấu trên thế giới được cảnh báo có nguy cơ bị tuyệt chủng
41:21 chứng minh không phải là cá sấu. Vì Gióp mô tả phần dưới bụng của Lêviathan được bao phủ bởi các lớp vỏ giáp tạo nên những đường cày trên những vùng đầm lầy. Còn phần bụng của cá sấu thì rất mềm và dễ bị tổn thương. 41:16 chép rằng những anh hùng cũng run sợ và kinh hãi khi thấy nó “chỗi dậy”. Điều này cũng không đúng khi nó phải đối diện với tay chuyên săn cá sấu. 


Vậy Lêviathan là con gì? Voi, tê giác hay là cá mập?
Trong nguyên ngữ Hibálai, từ ngữ Lêviathan có nghĩa là “một con thú lớn dưới nước”, ngôn ngữ Hibá có nhiều từ ngữ dành cho voi, tê giác và cá mập. Nếu Gióp muốn miêu tả con vật ấy thì ông có thể dùng những từ đó, không cần phải dùng từ ngữ Lêviathan. 
Chúng ta có thể tin Lêviathan có thể thở ra lửa và khói? 
Truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới có nói nhiều về những con rồng phun ra lửa (Trunghoa, Tôcáchlan, Hylạp, …). Chúng ta thì chưa một ai thực sự thấy những điều này cả, tuy nhiên Kinh thánh đã chép như vậy. 
Gần đây, các nhà khoa học chứng minh có nhiều sinh vật ky lạ như: loài bọ cánh cứng có thể trộn 2 loại hoá chất trong cơ thể để phóng ra luồng hơi độc có nhiệt độ 100 độ C. Đom đóm cung cấp nguồn sáng có thể đọc được sách trong đêm tối, hoặc loài cá giống lươn có thể phóng ra nguồn điện tạo nên cú giật 650V. 
Nếu Đức Chúa Trời có thể dựng nên những sinh vật nhỏ bé có khả năng như vậy thì Ngài cũng có thể dựng nên khủng long (rồng) có thể phun lửa.


II. BẰNG CHỨNG VỀ ĐỊA CHẤT HỌC CHO THẤY KHỦNG LONG VÀ CON NGƯỜI SỐNG CÙNG THỜI ĐIỂM. 
A. Các dấu chân của khủng long và con người được phát hiện chung với nhau. 
Tại Glenrose, Texas người ta phát hiện các dấu chân khủng long chung với dấu chân người. Các nhà địa chất học nổi tiếng đã chứng minh các dấu chân này là thật và cũng có thể được hình thành trong cùng ngày hoặc thậm chí cùng giờ với nhau. Thật thú vị là dấu chân người cũng rất lớn, một số dấu chân dài đến 45-63cm, cho thấy người cổ đại rất lớn, những người trưởng thành có thể cao từ 2,5m đến 3m. 
Giả sử các dấu chân được tìm thấy có thời gian là 120 triệu năm tuổi. Vậy thì làm thế nào các dấu chân con người lại có ở trên đó. Có phải chăng con người và khủng long đã sống cùng thời điểm và những dấu chân được in cùng lúc khi cả hai đang chạy trốn các dòng nước đang dâng lên tại cơn Đại hồng thuỷ cách đây 4000-5000 năm?


III. NÔ-Ê CÓ ĐƯA KHỦNG LONG VÀO TÀU KHÔNG? 
Kinh thánh Sang 6:20, chép Đức Chúa Trời đã sai các loài động vật đến cùng NÔ-Ê để được bảo tồn sự sống. Như vậy không nhất thiết các con vật vào tàu là đã trưởng thành hoàn toàn. Các nhà khảo cổ cho biết chưa bao giờ phát hiện một trứng khủng long nào lớn hơn trứng của đà điểu. Như vậy chúng được nở ra không phải là lớn, chắc chắn sẽ không chiếm diện tích không gian. Hơn nữa kích cỡ tàu rất lớn và mọi thú vật đều có khả năng ngủ đông trong khoảng không gian tối, mát mẻ trong suốt thời gian chịu cơn hồng thuỷ.


IV. KHỦNG LONG CÓ THẬT SỰ HOÀN TOÀN BỊ TIỆT CHỦNG KHÔNG? 
Khủng long có nghĩa là con thằn lằn khủng khiếp, hiện nay vẫn còn tồn tại loài bò sát khổng lồ này ở một vài nước trên thề gới như, loài rồng Komodo còn tồn tại ở Inđônêsia, loài Plesiosaur là 1 loài khủng long biển vẫn còn tồn tại. Khi 1 tàu đánh cá Nhật bản đã kéo được xác 1 con Plesiosaur vào năm 1977. Một tàu đánh cá Malayisia cũng bắt một con vật tương tự vào năm 1995 và trưng bày ở tại một bến tàu trong một thành phố biển tại Malaysia, có hàng ngàn người đến xem xác con vật tiền sử còn tồn tại này. 


THAM KHẢO CHUNG 


1. Ngày nay thậm chí những người theo thuyết tiến hoá cũng lập luận rằng sự tuyệt chủng của khủng long đến đột ngột bởi một thảm hoạ xảy ra trên toàn thế giới. Điều này được viện dẫn như một vụ saobăng xảy ra trên trái đất cách đây hàng triệu năm và đã làm thay đổi khí hậu, giết chết loài khủng long. Tuy nhiên chúng ta biết rằng đã từng có một thảm hoa nước lụt, chứ không phải sao băng và điều đó xảy ra giữa khoảng 4000 năm đến 5000 năm cách đây, chứ không phải cách đây hàng triệu năm. 


2. Rõ ràng là từ các di tích hoá thạch và từ những khám phá khác chúng ta thấy toàn trái đất có một thời hưởng được khí hậu cận nhiệt đới. Chúng ta biết được điều này là do tìm được thấy các khổng tượng có lông mịn bị đóng băng ở tại Siberia và Alaska, các hoá thạch khủng long tại Canada và các quốc gia khác thuộc miền bắc, thậm chí các khu rừng nhiệt đới cũng bị hoá thạch bên dưới lớp băng thuộc vùng bắc cực và Nam cực. 


3. Loại khí hậu này rất có thể đã tồn tại trên mặt đất trước khi có trận nước lụt NÔ-Ê (khoảng năm 2344 TC). Trái đất đã được bao phủ bởi bức màn hơi nước dày (Sang 1:6-7) đã tạo nên “hiệu ứng nhà kính” có khí hậu ấm áp trên toàn thế giới. Loại khí hậu này thật là ý lưởng cho những loại bò sát sinh sôi nảy nở. Hẳn cũng đã có dồi dào thức ăn bởi vì các điều kiện khí hậu đó. 
4. Đến lúc Đức Chúa Trời huỷ diệt Trái đất bằng nước lụt, và tất nhiên tất cả những khủng long không được vào tàu đều đã bị nước lụt huỷ diệt. Đây chính là xương cốt của những xác chết ấy đã được tìm thấy ở những địa tầng hoá thạch có xương lớn tai những địa điểm khai quật khắp thế giới. 


5. Những con khủng long còn sống đã ra khỏi tàu và một số đã xoay sở để sinh sản trong một thời gian lâu hơn, nhưng hầu hết đã không làm được điều đó, vì sao vậy?


6. Lý do chính đó là thời kỳ băng hà đã bắt đầu, ở các khu vực miền bắc thế giới, Bởi vì bức màn hơi nước bên trên trái đất (đã từng khiến cho khí hậu ấm áp) đã rơi xuống biến thành mưa. Bấy giờ, hiệu ứng nhà kính không còn nữa, và phần lớn nước đã rút khỏi cơn nước lụt đông đá và hình thành những lớp băng tuyết lớn bao phủ các phần lớn ở phía Bắc. Với bức màn hơi nước biến mất, bầu không khí được làm ấm gây nên tình trạng bốc hơi. Với khuôn mẫu tuần hoàn của không khí, không khí ấm sẽ bốc lên ở tại xích đạo và di chuyển đến 2 cực. Tại đó chúng đã trở nên lạnh đi, đông đá và tuyết. Với độ ẩm lớn như vậy trong không khí và tuyết, cac lớp đất sẽ biến thành các dãy băng tuyết. 


a. Thời kỳ băng hà. 
*. Những nhà khoa học theo thuyết tiến hoá tin rằng thời kỳ băng hà đã bắt đầu cách đây 2 triệu năm và đã kéo dài đến cách đây 11 ngàn năm. 
*. Những người tin vào thuyết sáng tạo thì cho rằng nó kéo dài từ 250 đến 1300 năm sau nước lụt. 
*. Lớp băng tuyết không bao phủ toàn thể trái đất. Nó chỉ có ở các khu vực miền bắc Châu Au, Châu á, và bắc Châu mĩ cũng như ở tại các khu vực miền nam gần nam cực. Nó bao phủ khoảng 1/3 trái đất. 
* Đồng thời nhiều khu vực nằm dưới băng tuyếtcũng đã có những nền văn minh phát triển ở các khu vực khác có vĩ độ thấp hơn, như Babilon, Trung hoa và Aicập. 
*. Cuối cùng đã có sự gia tăng dần dần cacbon dioxit trong bầu khí quyển khiến cho các nhiệt độ gia tăng và lớp băng đá đóng lại dần dần đến vị trí hiện tại ngày nay của nó. 
*. Gióp đã không sống lâu sau nước lụt. Có lẽ vào cuối thời kỳ băng hà, giữa thời kỳ tháp Babên và thời kỳ của Apraham. Ong đã nói đến băng tuyết trong nhiều lần ở sách Gióp. 


*. Giop  37:9-10 nói đến sương giá và nước đóng băng. Trong 38:22 nói đến kho chứa tuyết. 38:29-30 nói đến tuyết giá và đóng băng. 
*. Gióp đã từng có các bầy gia súc, vật nuôi và thú vật và ông nói đến các vườn nho, những cánh đồng cỏ, những cây toả bóng mát, lúa mì và lúa mạch. Ngày nay khu vưc ấy là 1 hoang mạc khô cằn. Băng đã không được nói đến trong các xứ sở Kinh thánh nhưng hẳn nó đã có ảnh hưởng trên khí hậu. Vì vậy khu vực ấy đã từng là 1 cánh đồng cỏ xanh trong suốt thời kỳbăng hà. 


7. Khủng long là loài máu lạnh, không thể tồn tại trong các miền lạnh lẽo của trái đất. 


8. Cũng vậy, vì cớ sự thay đổi của khí hậu lương thực dành cho loài khủng long cũng đã giảm đi rất nhiều, Điều này có thể trở nên một nan đề nghiêm trọng cho các sinh vật là loài ăn trung bình 900 kg thực vật mỗi ngày. 


9. Con người, to lớn hơn trong quá khứ có lẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc giết chết các loài khủng long nhất định. Có lẽ con người đã giết chúng, vì xem chúng là loài vật nguy hiểm, hoặc chỉ săn chúng làm thức ăn. 


10. Một số loài khủng long lớn hơn có lẽ đã chết ngạt trên tàu bởi vì thế giới trước nước lụt có được áp suất không khí 2 lần 1/4 lớn hơn nhờ bức màn hơi nước trên trái đất. Những con vật lớn hơn đòi hỏi số lượng ôxy lớn hơn các con vật nhỏ. Khi khủng long ngày càng to lớn, nhiều con trong số chúng có lẽ cũng vì ngạt thở mà chết. 


11. Không những khủng long đã trở nên tuyệt chủng, mà 90% tất cả hình thức sự sống đã từng được sáng tạo (cây trồng, thú vật, côn trùng, chim chóc…) đã biến mất! Đây là một hậu quả tội lỗi loài người đã dẫn đến các tác hại phá hỏng cho sự rủa sả trên đất.