Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, July 2, 2012

Đời sống gia đình (3)


CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?
a. Đó là một mối tương giao. Gia đình tập trung vào các mối tương giao. Hôn nhân là một mối tương giao mật thiết mà sự mạnh khỏe và hoàn hảo của nó tùy thuộc vào chồng và vợ nói chuyện và quan hệ với nhau cách cởi mở.


Cầu nguyện là một mối quan hệ thiên thượng để làm vững mạnh hơn những mối quan hệ trên đất của chúng ta.  Nó được thiết lập để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời, là Cha. Mọi người cha muốn con mình nói chuyện với mình, bày tỏ tình yêu thương bằng lời. Và đôi khi một cậu bé nhỏ chỉ muốn được ở với cha. Không nói một lời nào nhưng họ rất hợp với nhau. Cha chúng ta, Đức Chúa Trời, mong muốn bạn bày tỏ tình yêu đối với Ngài trong mối thông công cầu nguyện. Ngài có “mắt thánh sạch chẳng nhìn sự dữ” nhưng Ngài đã mở đường đến, một con đường sống và mới vào sự hiện diện thánh của Ngài cho chúng ta.

Đức Chúa Trời luôn là “người Cha chờ đợi”, sự kiên nhẫn và chịu đựng của Ngài là một trong những đặc tính vĩ đại của Chúa.
Điều đầu tiên bạn phải dạy con bạn, và chính bạn thực hành về sự cầu nguyện là Cha thiên thượng mong muốn có mối thông công với bạn như là gia đình. Ngài luôn đang kéo bạn đến cùng chính mình Ngài. “Hãy đến gần Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ đến gần anh em” (Gia Co 4:8).
b. Cầu nguyện là hành động của đức tin. Đó là sự thay đổi thận trọng khỏi những tiếng nói khác để tìm mối thông công với Đức Chúa Trời là Cha, Chúa Giê-xu Christ là Con và Đức Thánh Linh là Đấng yên ủi.
Cầu nguyện, tức là bạn dừng lại một lúc, bạn dành thời gian ở với Đức Chúa Trời, lắng nghe Ngài, và thưa với Ngài bằng tất cả tình yêu của bạn, những mong ước và tấm lòng cần Ngài của bạn.
Cầu nguyện cũng cần thiết như ăn và thở vậy. Sức khỏe của linh hồn bạn tùy thuộc vào đó. Bạn có thời gian nào đó cho ăn uống và cho thông công. Cũng vậy, bạn cần có thời gian chọn kỹ, rõ ràng cho sự cầu nguyện. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn buồn bã hoặc đến đúng thời.
Lập kế hoạch cho giờ cầu nguyện của cá nhân và gia đình trong thời khoá biểu hằng ngày của bạn.
Điều quan trọng là đừng để đời sống cầu nguyện của bạn bị phụ thuộc vào sự tùy hứng. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ hiếm khi cầu nguyện. Hãy cầu nguyện mỗi ngày và thường xuyên luyện tập.
Cầu nguyện luôn đòi hỏi hành động dứt khoát của đức tin. Khi bạn mệt mỏi, nản lòng, lo lắng hãy đến với Đức Chúa Trời, đặt mọi sự vào tay Ngài và nói “ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa, còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa.” (Thi Thien 73:25).
c. Cầu nguyện là một chức vụ - một sự phục vụ - một công việc. Đây là một chức vụ mà tất cả mọi ngươi phải tiến hành. Mọi người đều có thể cầu nguyện. Bạn không cần ân tứ đặc biệt hoặc được dạy dỗ. Bạn có nhận ra rằng qua sự cầu nguyện, bạn không chỉ làm vững mạnh đời sống gia đình bạn nhưng bạn cũng có thể giúp rao truyền tình yêu của Đức Chúa Trời cho toàn thế gian? Bạn có thể thay đổi một quốc gia. Cầu nguyện là một cuộc chiến trong danh Chúa Giê-xu, chống lại những thế lực thuộc linh của sự tối tăm, và qua đó chúng ta được gọi “để chiến đấu cho một cuộc chiến của đức tin”
Vấn đề đầu tiên bạn cầu nguyện cho người khác là gì? Sứ đồ Phao-lô nói rất rõ ràng ITim 2:1-4 “Vậy trước hết mọi sự, ta dặn rằng, phải khẩn nguyện cầu xin, kêu van tạ ơn cho mọi người. Cho các vua cho hết thảy các bậc cầm quyền”. Chúng ta đặc biệt phải cầu thay cho tất cả các bậc cầm quyền trên chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta, người bịnh, cho hội Thánh , gia đình chúng ta nhưng chúng ta có cầu nguyện cách nghiêm túc cho chính quyền của chúng ta chưa “để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn”. Chính quyền tốt ban hành luật lệ và sắp đặt, bảo vệ tự do ngôn luận và tự do rao giảng Phúc âm.
d. Cầu nguyện là tìm kiếm sự yên lặng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời
Cha Thiên Thượng của chúng ta phán với chúng ta “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời” (Thi Thien 46:10). Chúng ta được sanh ra trong sự ồn ào và sống trong thế giới của sự ồn ào. Bệnh thính giác là mối nguy hiểm tổn hại đến sức khỏe trong thời hiện đại của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy sự yên tĩnh ở đâu? Chỉ khi chúng ta rút vào sự tĩnh mich của phòng riêng của chúng ta để cầu nguyện. Vì đây là cách Chúa Giê-xu dạy chúng cầu nguyện. Mathio 6:6 “Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi ở nơi kín nhiệm đó sẽ thưởng cho ngươi”.

Những khích lệ thực tế:
1. Đơn giản và thực tế trong khi đến với Đức Chúa Trời. Bằng chính bạn, như chính bạn cảm thấy và chính mình bạn là như vậy.
2. Rõ ràng và cụ thể. Đừng chỉ cầu nguyện những lời cầu xin Chúa ban phước. Hãy có một bản danh sách cầu nguyện và ghi chú sự trả lời cho mỗi điều bạn cầu nguyện. Hãy cảm tạ, biết ơn.
3. Bền đỗ trong sự cầu nguyện. Đọc lại câu truyện ngụ ngôn Chúa Giê-xu kể về người đàn bà goá và người đàn bà Canaan. (LuLc 18:1-7Mat Mt 15:21-28).
4. Nhờ cậy vào công việc của Đức Thánh Linh trong lời cầu nguyện của bạn, Chúa Giê-xu đã hứa về Đức Thánh Linh rằng “Khi Ngài đến, Ngài sẽ dạy dỗ các ngươi mọi điều” (Giang 14:2616:13).
Đức Thánh Linh sẽ dạy bạn thờ phượng khi bạn ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng Đức Thánh Linh giúp cho bạn trong sự yếu đuối của bạn “vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu nguyện thế cho chúng ta” (Roma 8:26).
5. Trình dâng những nan đề và nhu cầu của của gia đình bạn lên cho Đức Chúa Trời là Cha. Hãy nhớ rằng Ngài thậm chí quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong đời sống gia đình bạn. Đức Chúa Trời là Cha và Ngài muốn bạn chia sẻ cuộc sống gia đình bạn với Ngài.
6. Cầu nguyện bằng đức tin. Nếu bạn yếu đức tin, đọc Kinh Thánh . “10:17 “Đức tin đến bởi lời của Đức Chúa Trời”. Đặc biệt là Thi thiên và bốn sách Phúc âm. Đức tin lớn giúp chúng ta thuận phục Đức Chúa Trời khi mà chúng ta đối diện với hoàn cảnh khó có thể vâng phục. Đừng nhìn vào trong đời sống mình và hỏi “Tôi có bao nhiêu đức tin?” Hãy nhìn vào Chúa Giê-xu và cầu xin thêm đức tin. Chúa Giê-xu phán rằng bạn chỉ cần lượng đức tin nhỏ như hột cải. Chúa Giê-xu thường tìm và khen ngợi đức tin “hỡi người đàn bà kia, ngươi có đức tin lớn” Mathio 15:289:22“Đức tin con đã làm cho con được lành”
7. Học và trong đợi nơi lời hứa của Đức Chúa Trời. Một số người đã tính có khoảng 7487 lời hứa trong Kinh Thánh . Mỗi lúc bạn thấy một lời hứa, lời hứa ấy là cho bạn, nhận lấy bằng đức tin và làm theo điều đó.
8. Khi bạn tiếp tục duy trì sự cầu nguyện trong gia đình bạn, mọi điều sẽ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đức Chúa Trời của chúng ta không hứa là như vậy. Sẽ có những thử thách, đau khổ, thất vọng và rắc rối. Cả gia đình, đọc và suy gẫm kỹ những đoạn Kinh Thánh này trong kỷ luật của Đức Chúa Trời : IPhiero 1:7Heboro 12:5-11.

4.3 GIA ĐÌNH VÀ GIỜ GIA ĐÌNH LỄ BÁI
Gia đình Cơ Đốc trải suốt các thời đại đã tìm thấy sức mạnh và sự hướng dẫn qua việc dành thời gian cầu nguyện, ngợi khen và cùng nhau đọc lời Chúa.
Sang 4:26 là gia đình lễ bái đầu tiên được ghi lại trong Kinh Thánh “từ đây người ta bắt đầu cầu khẩn danh Đức Giê hô va”. Sau khi tội lỗi bước vào gia đình đầu tiên, tại đây, khi Sết ra đời, có sự bắt đầu mới cho đời sống gia đình. Từ đó trở đi những gia đình tin kính Chúa bắt đầu dựng lên một bàn thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời hăng sống.
8:20 sau cơn nước lụt Nô-ê và gia đình “dựng một bàn thờ cho Đức Chúa Trời. Và dâng của tế lễ cho Ngài vì sự giải cứu của Ngài đối với họ.
35:2-3 Áp ra ham, ông tổ đức tin của người Do thái, dựng những bàn thờ để gia đình và chi phái của ông thờ phượng Ngài ở bất cứ nơi nào ông đi tới. Con trai ông là Y-sác và cháu ông là Gia-cốp cũng theo gương ông. Với Môi se, vị lãnh tụ vĩ đại của Ysơraên, hòm giao ước là trọng tâm nhất của đời sống gia đình và sự thờ phượng. Giôsuê, người tiếp tục Môi-se lãnh đạo dân Ysơraên tuyên bố “ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giosue 24:15).
Trong đời sống gia đình người Do thái, lễ Vượt qua, lễ mùa gặt, trăng mới và lễ rước hòm giao ước là những dịp vui mừng của gia đình lễ bái.
Cham Ngon 1:822:6, từ văn chương khôn ngoan của Ysơraên, đưa ra những hướng dẫn rõ ràng liên quan đến việc cha mẹ dạy dỗ con cái trong giờ gia đình lễ bái.
Roma 16:5 Những hội thánh đầu tiên được tổ chức tại nhà. Một nơi họp mặt thông thường cho những gia đình Cơ Đốc để thờ phượng với nhau là “hội Thánh nhóm tại nhà”.
IITimothe 1:53:14-15. Phao-lô viết cho con trai trong đức tin của ông, Timôthê, về tầm quan trọng của cha mẹ và ông bà trong gia đình. Rõ ràng là cậu Timôthê nhỏ tuổi, trong những giờ thờ phượng ở nhà, đã thiết lập được đức tin Cơ Đốc.
Khi bạn nhóm lại để thờ phượng Chúa trong phạm vi gia đình, bạn có đằng sau bạn một di sản lâu đời của giờ gia đình lễ bái trải qua nhiều thế kỷ. Sự tôn trọng và yêu mến lời của Đức Chúa Trời xuất phát từ những tấm gương là cha mẹ, khi họ mở Kinh Thánh ra mỗi ngày, và đọc một phần của lời Đức Chúa Trời với con cái của họ.
Giờ học Kinh Thánh và giờ gia đình lễ bái trung tín sẽ làm hôn nhân của bạn tốt đẹp, phong phú hơn và làm mạnh mẽ hơn đời sống gia đình bạn. Nếu trước đây bạn chưa thực hiện điều này, hoặc bạn đang tìm cách để bắt đầu, cách các bạn bắt đầu rất quan trọng. Hãy xem xét những bước sau:
Mathio 18:20. Cha mẹ cầu nguyện chung với nhau về vấm đề này. Cầu xin sự hướng dẫn và giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Phải chống lại sự nản lòng.
Giosue 24:15. Lập cam kết chắc chắn. Sau đó cầu xin Chúa làm cho bạn mạnh mẽ để vượt qua mọi trở ngại để trung tín trong giờ ca ngợi và thờ phượng chung với nhau trong gia đình tại nhà.
- Bạn hãy cho gia đình bạn biết kế hoạch của bạn. Tin tưởng cả gia đình bạn. Hãy cho những đứa con đưa ra những lời đề nghị, để giờ thờ phượng trở nên ý nghĩa hơn đối với chúng. Gia đình cầu nguyện chung với nhau cho việc giữ giờ thờ phượng này. Nếu một số người lớn tuổi trong gia đình theo sự hướng dẫn của bạn cách chậm chạp, hãy cầu nguyện về những việc sắp tới và bắt đầu. Họ sẽ tham gia với bạn sau này.
- Tìm thời điểm hợp lý: Đây là khó khăn của bạn. Chúng ta đang sống trong thời đại mà gia đình bị chia thành những phần nhỏ và có vẻ rất khó để tìm được một thời gian cho tất các thành viên trong gia đình đều có mặt. Nhưng chúng ta dành thời gian cho những gì chúng ta xem là thật sự quan trọng và chiếm thứ tự ưu tiên đầu. Cho nên cha mẹ và con cái phải lập một thời gian thích hợp nhất cho cả gia đình. Một số gia đình thì thấy việc nhóm trước hoặc sau bữa ăn là tốt nhất. Đối với những gia đình khác, chỉ có thời gian trước khi đi ngủ là tốt nhất hoặc là thì giờ đầu tiên vào buổi sáng. Nhưng hãy coi đó là thời giờ để thư giãn. Sự thờ phượng mỗi ngày và thời giờ khen ngợi là rõ ràng tốt hơn, nhưng một số gia đình có thể sắp xếp được một thời gian gia đình nhóm lại -một hoặc hai lần một tuần là tốt nhất. Điều quan trọng là đặt ra thời gian và giữ thời gian đó với mục đích giảm sự gián đoạn đến mức tối thiểu nhất.

5. Những phần trong giờ gia đình lễ bái
Thờ phượng và ngợi khen, Đức Chúa Trời vui mừng trong sự tạ ơn và ngợi khen giống như bất kỳ người cha nào. Con trẻ thích hát và ca ngợi. Có một sự nhấn mạnh lớn trong Kinh Thánh về sự ngợi khen.
Thi Thien 148:1-150:5145:10Khai 4:819:6
Cả vũ trụ này được dựng nên để ngợi khen Đấng Tạo hóa. Ngợi khen là công việc cao quý nhất của các thiên sứ và là niềm vui chính của thiên đàng. Hát lên những lời ca tụng Chúa sẽ đem thần linh của sự bình an và vui mừng vào nhà bạn. Nó sẽ xua đi hết những than vãn , chỉ trích, nản lòng, buồn bực và tính tự tôn, coi mình là trung tâm. Những căng thẳng và ức chế, những sức ép sẽ biến mất qua sự ngợi khen Đức Giê-hô-va hằng sống: sự ca ngợi nên trở thành một cách sống của gia đình bạn. Qua đó, con cái bạn sẽ học đựơc nhiều về đặc tính của Đức Chúa Trời, như tình yêu của Đức Chúa Trời, Ngài là Cha, sự công bình và nhân từ, vui mừng, bình an và thành tín được chúng ta ca ngợi hàng ngày.
Đặc biệt dạy cho con cái bạn hát những bài Kinh Thánh. Cứ mở cho máy hát những bài Kinh Thánh để cho cả nhà đều được tràn ngập âm nhạc thiên đàng.
Thi Thien 57:7Heboro13:8. Hãy để cho trẻ con vỗ tay, nhảy múa và sáng tạo trong cách hát của nó. Ngay cả một đứa trẻ nhỏ nhất cũng có thể tham gia vào việc ca ngợi. Khuyến khích và dạy con bạn chơi những nhạc cụ để hướng dẫn giờ ngợi khen. Hãy cho người ta biết ngôi nhà của bạn là ngôi nhà của sự khen ngợi.
Hãy để cho Kinh Thánh nói chuyện. Đó là một quyển sách lý thú, kích thích, đầy những câu chuyện về đức tin của người Đức Chúa Trời. Qua những giờ gia đình lễ bái, hãy để những điều đó ứng dụng trên các con của bạn. Đừng giải thích ngoài sự hiểu biết của con bạn. Dùng ngôn ngữ đơn giản, để con bạn luân phiên nhau đọc Kinh Thánh .
Câu gốc cũng rất quan trọng. Nhớ rằng thời thơ ấu, khi trí não rất nhạy bén và háo hức học, là thời điểm tốt nhất để nhớ lời Đức Chúa Trời. Dùng những bảng thông báo gia đình và tìm kiếm để học những “câu Kinh Thánh của gia đình” cho mỗi tuần.
Người cha là người lãnh đạo và hướng dẫn thuộc linh trong gia đình. Phải chia sẻ với gia đình về những chân lý thuộc linh cơ bản từ lời của Đức Chúa Trời. Nhưng trong những gia đình mà người cha vắng mặt hoặc không sẵn sàng cho việc này, người mẹ Cơ Đốc hoặc người con lớn trong gia đình lãnh trách nhiệm. Hãy để cho con trẻ thắc mắc. Hãy để cả gia đình cùng chia sẻ. Đừng quá quan tâm đến việc đi lạc đề trong buổi thảo luận. Có thể có những vấn đề quan trọng mà con bạn đang đối diện và chúng cần nói ra để giải quyết. Hãy xem bàn tay của Đức Chúa Trời đã thoả đáp tất cả những nhu cầu và mỗi hoàn cảnh.
Gồm tóm tất cả những phần của lời cầu nguyện trong giờ gia đình bạn nhóm với nhau. Lòng yêu mến đến từ sự ngợi khen và thờ phượng.
Sự xưng nhận: khi chúng ta nhận ra sự vô giá trị và tội lỗi của mình, trong sự bày tỏ thật lòng, chúng ta được kéo gần hơn đến với nhau trong sự nhận biết sự tha thứ của Đức Chúa Trời.
Sự cảm tạ: Hãy để cho con trẻ nói ra những lời cảm tạ của riêng nó.
ITim 2:1-4. Sự cầu thay: cầu nguyện cho người khác là việc quan trọng của gia đình. Bàn bạc với con để xem nên cầu nguyện cho ai một cách thường xuyên (như bạn bè, người thân và những đầy tớ Chúa). Nhớ cầu nguyện cho chính quyền, những người lãnh đạo, cả đất nước, và đặc biệt cho những người nghèo và đói.
Những yêu cầu riêng tư: Llà một người Cha yêu thương, Đức Chúa Trời chúng ta mong muốn biết điều gia đình chúng ta quan tâm nhất. Khi chúng ta mở lòng ra trình dâng những nhu cầu của cá nhân và gia đình lên cho Đức Chúa Trời, với lòng thành thật, gia đình chúng ta được kéo lại gần với Đức Chúa Trời hơn. Những thời giờ cầu nguyện của gia đình sẽ tạo nên những ký ức tuyệt vời về gia đình trong những ngày sau này, nơi mà chúng ta bày tỏ cho “Chúa biết những nhu cầu của chúng ta” (Philip  4:6).
6. Tránh cách thờ phượng đơn thuần giống nhau mỗi ngày. Để cho trẻ cảm thấy và biết rằng “giờ gia đình” là giờ sôi nổi và hứng thú. Cầu xin Chúa ban sự sáng tạo và những cách mới để trình bày sự dạy dỗ, thích nghi của bạn với môi trường thay đổi trong gia đình khi những đứa trẻ lớn lên. Nhớ rằng, sự tập trung ngắn ngủi của trẻ nhỏ đòi hỏi giờ thờ phượng ngắn vào giai đoạn này.
7. Trên tất cả là sự bắt đầu. IICor 6:2IIPhiero  3:18 Kinh Thánh nói “bây giờ là giờ cứu rỗi”. Bất đầu đơn giản trong đức tin và để Đức Thánh Linh dạy bạn, để gia đình của bạn có thể “tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa là Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta”.
Bên cạnh giờ thờ phượng đều đặn, cũng nên có những giây phút thư giãn với con bạn trong sự giải trí, trong những kỳ nghỉ, khi chúng ta được kéo rất gần lại và có thể đi sâu vào đời sống chúng.
Trong những lúc khó khăn khủng hoảng sâu sắc, thói quen tiến hành những giờ gia đình lễ bái sẽ có ý nghĩa rằng gia đình sẽ tự động nhóm lại để cầu nguyện. Trong những lúc bệnh nặng, khi có những nhu cầu cấp thiết cần sự hướng dẫn, khi một thành viên trong gia đình rời khỏi nhà, khi hàng xóm gặp rắc rối thì cả gia đình cùng với nhau hiệp lại hướng về lời của Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Cùng với nhau họ sẽ học được chân lý từ Rôma 8 rằng “không gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ”.

4.4. GIA ĐÌNH VÀ SỰ CA NGỢI, TÔN VINH
Trọng tâm của Cơ Đốc giáo là đức tin của niềm vui mừng. Đó là một SỰ CA TỤNG liên tục Về sự cung cấp và bảo vệ của Cha thiên thượng chúng ta đối với chúng ta là gia đình của Ngài.
Chúng tôi viết về SỰ CA NGỢI vì chúng tôi nhận thấy đó là điều thiếu sót trong Cơ Đốc giáo thời hiện đại này.
Thi Thien 150:1-5ICor 5:8
Sứ mệnh của lời Đức Chúa Trời nói rằng Đức Chúa Trời chọn chúng ta để tôn vinh Ngài “phàm vật chi thở hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va”, “chúng ta hãy giữ lễ . . .”

CÁC KỲ LỄ TRONG KINH THÁNH

Đối với người Do thái, cả trong gia đình, và trong đời sống cộng đồng, các kỳ lễ thường được tổ chức đều đặn trong suốt năm. Cuộc sống đối với người Ysơraên không có những vấn đề buồn bã chán nản. Những dịp lễ của họ là những kỳ náo nhiệt nhộn nhịp tưng bừng, vui mừng và thảnh thơi, mọi người vui mừng bao gồm cả trẻ con cũng vậy.

Saang The Ky  29:22
Cac Vua 14:10-17
Sang The Ky 21:819:3
Phuc Truyen  18:4
Esai 58:13
Dan So Ky 28:11
Exora 3:5
Xuat E dipto Ky 12:1-50
Nehemi 8:9-18
Có những buổi lễ của gia đình:
- Lễ cưới (có thể kéo dài 7 ngày)
- Sự cai sữa của con trẻ
- Sự đến thăm của khách
- Hớt lông cừu (phần lông đầu tiên được biệt riêng ra) .
Những buổi lễ hàng tuần, hàng tháng và hàng năm: ngày Sa bát là lễ hàng tuần của sự vui mừng. Lễ “trăng mới” vào thời điểm đầu tháng, được báo trứơc bằng kèn trompet. Những buổi lễ hàng năm, gọi là lễ của Đức Chúa Trời, là thời điểm của những hoạt động cộng đồng vui vẻ và dâng hiến
Lễ vượt qua là dịp lễ của cả gia đình và giáo hội.
Xuat  23:16Dan So Ky 28:26. Lễ mùa màng hoặc lễ của các tuần lễ là thời điểm của sự vui mừng lớn. Không được làm công việc thường ngày nào. Người góa bụa, trẻ mồ côi và khách lạ đặc biệt được ban phước.
Cong Vu 2:1-4 Lễ Ngũ tuần, Đức Thánh Linh tuôn đổ trong kỳ lễ này.
Le Vi Ky 23:33-43. Lễ lều tạm được tổ chức trong bảy ngày trong tháng 10, là thời gian vui mừng của tất cả các gia đình. Chúa Giê-xu cũng tham gia vào lễ này. Lễ này được biết đến là lễ lớn của những kỳ lễ Hêbơrơ.
Sau khi giải cứu dân Do thái khỏi ách lưu đày ở Babylôn, vẫn còn có nhiều lễ khác được tổ chức.
1. Lễ Purim. Ngày của sự vui mừng và ca ngợi, tặng quà cho bạn bè để kỉ niệm sự giải cứu dân Do thái của Chúa qua Êxơtê.
2. Lễ dâng hiến hoặc lễ của sự sáng. Ngày Hanukak, ngày để tưởng nhớ sự cung hiến đền thờ.
Chúa Giê-xu đã nói về và tham dự những kỳ lễ của xã hội trong thời của Ngài. Chúa Giê-xu bị tố cáo là người tham ăn, người say và người bạn của kẻ có tội. Giuđe viết về “lễ tình yêu” và Phao-lô nói về “lễ ngoại giáo”. Cuối cùng, có một lễ chưa đến là lễ cưới của Chiên con - buổi lễ của cả vũ trụ, cho tất cả những ngừơi được cứu, chúng ta đang háo hức chờ đợi với sự vui mừng.
Mathio 11:19Mac 12:39Mathio 23:6Luca 5:2914:13Giang 2:8Giude1:12;ICorinhto 10:27Mathio 25:1-46Luca 14:15Khai Huyen 19:9Heboro 10:1;IISuky 6:41
Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, cả cuộc đời của người Cơ Đốc là một lễ hội đầy sự vui mừng.
Rõ ràng, từ khi Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giêxu Christ đến thập tự giá và sự sống lại của Ngài) tất cả những “hình ảnh tạm thời” và “biểu tượng” nầy chỉ là hình bóng kỷ niệm sự vui mừng trọn vẹn Ngài ban.
Nhưng đằng sau tất cả những kỳ lễ của sự vui mừng và ca ngợi theo Kinh Thánh là những nguyên tắc đời đời áp dụng cho tất cả các thời đại.
Đức Chúa Trời ở giữa những con dân Ngài. Ngài yêu chúng ta, quan tâm đến chúng ta và làm cho chúng ta vui mừng. Ngài là Thánh và đáng được tôn thờ với sự tạ ơn. Ngài vui vì cớ chúng ta và chúng ta có sự vui mừng trong Ngài.
Sự ca ngợi tìm thấy ở đâu?
Không phải trong hoàn cảnh, sức khhoẻ thể chất hoặc những điều gì xảy ra nhưng ngay trong những mối quan hệ.

NIỀM VUI CỦA ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST NẰM TRONG mối quan hệ mỗi ngày với Cha Ngài. Và Ngài phán “ nếu ngươi vâng giữ các điều răn ta thì ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài” (Giang 15:11)
Thi Thien 5:1168:361:10Habacuc 3:18Luca 15:6Giang 16:2215:10-11;Philip  4:4ITesalonica 5:16IPhiero 1:8Khai Huyen 12:12.
Là một gia đình Cơ Đốc, mục đích và mong ước của chúng ta phải liên hệ một cách đúng đắn với Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha cũng như đối với nhau. Nhờ vậy gia đình của chúng ta sẽ là trung tâm để Đấng Christ đổ nước sống của Ngài dẫy đầy trong niềm vui ca ngợi.
TrGv 10:9 sự kỷ niệm là việc chúng ta tụ họp lại thành nhóm, hoặc gia đình trong một thời điểm nhất định để vui mừng về :
- Sự tốt lành của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục trên chúng ta (Thi Thien 107:1-43).
- Sự nhân từ tha thứ của Ngài (103:1-22)
- Sự giải cứu khỏi nỗi buồn, nỗi sợ hãi, sự lo âu và tội lỗi. (Luca 4:18-19).
- Dâng chính mình chúng ta, gia đình chúng ta cho Đức Chúa Trời và cho công việc của Ngài .
Đặc biệt đọc : Nehemi 12:27-47
ICor 5:8
Tôn vinh Chúa với nhau là điều quan trọng nhất trong những buổi lễ. Những buổi lễ nói rằng,
“Chúng ta hãy hát
- Hãy nhảy múa
- Hãy chơi
- Hãy vui mừng
- Hãy cười
- Hãy gắn bó với nhau
- Và yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời

Thời gian kỷ niệm lễ giúp gì cho chúng ta?

1. NÓ MANG ĐẾN NIỀM VUI. Nếu không có những thời gian như vậy, gia đình và đời sống gia đình có thể trở nên tăm tối và buồn chán. Chúng ta cần có những thời gian vui nhộn của sự vui mừng tự do và tiếng cười. Trong những kỳ lễ, Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ đem những sự vui mừng tươi mới của cuộc sống đến với những sự việc bình thường trong đời sống - việc ăn, nói, chơi và quan hệ với nhau.
2. NÓ CỘT CHẶT CHÚNG TA LẠI VỚI NHAU: Lễ là một sức mạnh tốt trong sự thống nhất. Người cha và mẹ, con trai và con gái, ông bà, người góa bụa, ngừơi chết vợ, cha mẹ chỉ có một mình, những nhà mở, tất cả có thể đến với nhau trong tình yêu thương và sự hiệp một trong gia đình chúng ta “để tạo sự vui mừng hạnh phúc”. Đặc biệt là chúng ta có mối quan tâm đem đến cho ngừơi cô đơn, thiếu thốn và không được yêu thương.
“Hãy đi mau ra ngoài chợ, và các đường phố, đem những kẻ tàn tất, đui què vào đây.” Luca 14:21b
3. Nó kéo chúng ta khỏi sự xem xét nội tâm, thói thừơng hàng ngày và sự buồn chán. Chúng ta cần kỷ niệm ca hát, cười và la hét với nhau. Chúng ta cần được nghỉ ngơi và tận hưởng tất cả những gì tốt lành Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Lễ kỷ niệm kéo chúng ta khỏi việc chúng ta nghiêm trọng quá với mình và khỏi cảm giác nặng nề của sự lo âu.
4. Cho chúng ta sự tự do khỏi những lo âu. Sứ đồ Phao-lô viết cho những gia đình Cơ Đốc bận rộn tại Côrinhtô “tôi muốn anh em được thong thả khỏi phải lo lắng gì” (ICor 7:32).
5. Và cũng cho gia đình hội Thánh ở Philíp “chớ lo phiền chi hết” (Philip 4:6). Thời gian lễ là dịp để chúng ta hướng về Đức Chúa Trời với lòng tin cậy sâu sắc, Đấng chu cấp cho chúng ta mọi nhu cầu (IPhiero 5:7).
Khai Huyen 12:10Nehemi 8:10Esai 52:140:31. Sự ca ngợi cho chúng ta niềm tin, sức mạnh và quyền năng. Cả thiên đàng ca ngợi “sự cứu rỗi, quyền năng, và nước Đức Chúa Trời chúng ta đã đến cùng quyền phép của Đấng Christ Ngài nữa”. Chúng ta có thể đem thiên đàng xuống thế gian, và với sự kỷ niệm, tôn cao Đức Chúa Trời chúng ta. “Niềm vui của Đức Chúa Trời là sức mạnh của chúng ta”. Niềm vui thật sự trong Đức Chúa Trời sản sinh ra nguồn năng lượng thiêng liêng. Tiên tri Êsai đã kêu lên rằng: “Hỡi Siôn, hãy thức dậy, thức dậy, mặc lấy sức mạnh ngươi. Hãy mặc lấy áo của sự vinh hiển” và “những ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì sẽ được sức mới” (52:140:31).
6. Nó cho bạn khải tượng để phục vụ Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cảm tạ về quá khứ, và vui mừng trong hiện tại, thì tương lai không có gì đáng sợ với chúng ta. Chúng ta có thể lập những kế hoạch tương lai cho gia đình trong sự vui mừng.
7. Nó là kết quả của sự vâng lời Đức Giê-hô-va. Một kỳ lễ có thể là một cơ hội để nghe lời Đức Chúa Trời chỉ dẫn rõ ràng cho gia đình và cho những người vâng lời Ngài. Chúa Giê-xu phán “chiên Ta nghe tiếng Ta, Ta quen nó và nó theo Ta” (Giang 10:27). Luca 11:28 “Phước cho kẻ nào nghe lời Đức Chúa Trời và làm theo”. Tiên tri Êsai nói cách mạnh mẽ chống lại những kỳ lễ vô nghĩa tự đặt ra của dân Ysơraên và kêu gọi các gia đình “nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, các ngươi sẽ ăn sản vật tốt nhất của đất (Esai 1:10-20). Thông điệp của một lãnh tụ khôn ngoan của Ysơraên, Samuên là “sự vâng lời tốt hơn của tế lễ” (ISamuen  15:22).

NHỮNG DỊP THỰC TẾ CỦA GIA ĐÌNH CẦN KỶ NIỆM

Mỗi gia đình có riêng những buổi lễ kỷ niệm đặc biệt, nhưng có những thời điểm rõ ràng, khi Đức Chúa Cha kêu gọi gia đình kỷ niệm:
- Ngày sinh của em bé.
- Sinh nhật.
- Lễ cưới.
- Kỷ niệm ngày cưới.
- Ngày của mẹ.
- Ngày của cha.
Những ngày lễ thánh trong năm:
Giáng sinh
Phục sinh
Lễ Ngũ tuần
Ngày lễ Tạ ơn
Những mùa trong năm (đặc biệt là mùa gặt)
Tốt nghiệp hay cuối năm học
Năm mới
“Lễ tình yêu gia đình” thường lệ.

Kỷ nịêm về những ơn phước đặc biệt của tình yêu và sự nhân từ của Đức Chúa Trời (sự chu cấp cho những nhu cầu về tài chính, sự hồi phục khỏi bệnh tật).
Hãy để con trẻ đề nghị chủ đề và thời gian của ngày kỷ niệm. Trên hết, ngừơi cha cần phải sáng tạo trong việc giới thiệu những “thời điểm lễ bất ngờ”.
Hãy thực tế. Viết thời gian kỷ niệm trong nhật ký gia đình bạn.

Sự chuẩn bị thực tế của tấm lòng và đời sống là cần thiết, để mỗi thành viên trong gia đình đến với kỳ lễ với niềm vui mừng, Ngài bây giờ đang chuẩn bị cho chúng ta một nơi vui mừng sẵn dành cho chúng ta. “Ta đi và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ” (Luca 22:7-12Giang 14:1-4).

4.5. GIA ĐÌNH VÀ THỜI GIAN

Một câu nói quen thuộc trong gia đình là “Xin lỗi, tôi không có thời gian”. Các cha mẹ nói “Tất nhiên là chúng tôi muốn có giờ gia đình lễ bái thường xuyên, nhưng mà chúng tôi phải đặt nó vào chỗ nào trong thời gian biểu bận rộn hàng ngày của gia đình chúng tôi?” Người cha nói “Công việc của tôi đòi hỏi thời gian rất nhiều, tôi quá bận rộn đến nỗi không có thời gian với gia đình tôi”. Và người mẹ trả lời “Tôi có quá nhiều việc phải làm, tôi không biết thời gian trôi qua khi nào”.

Nhưng trong nếp sống của gia đình Cơ Đốc chúng ta, chúng ta phải nhận ra rằng thời gian là tên đầy tớ Chúa ban.

Sự không ngoan của sách Truyền đạo nhắc nhở chúng ta rằng: “Mọi vật đều có kỳ định . . .” và “lòng người khôn ngoan biết thời thế và cách thức” (Truyen Dao 3:1-88:5).
ĐỜI SỐNG NGẮN NGỦI
Tất cả những gì Kinh Thánh nói về cuộc sống là sự ngắn ngủi của nó.
Thi Thien 89:47 “Xin nhớ lại thì giờ tôi ngắn dường nào . . .”
103:5 “Đời loài người như cây cỏ. . . “
Giop 7:6 “Các ngày tôi qua mau hơn thoi dệt cửi”
14:1 “Loài ngừơi . . .sống tạm ít ngày”
Gia Gc 4:14 “Sự sống của anh em chẳng qua như hơi nước hiện ra một lát rồi lại tan ngay”
ICorinhto 7:29 “Thì giờ ngắn ngủi” (và vinh hiển thiên đàng sẽ sớm đến khi thời gian kết thúc)
Khai Huyen 1:3 “Thì giờ đã gần rồi” (khi những điều này sẽ thay thế)
Epheso 5:16 không có gì ngạc nhiên khi sứ đồ Phao-lô thúc giục các tín hữu Êphêsô rằng “Hãy lợi dụng thì giờ vì những ngày là xấu”.

Trong xã hội ngày nay, đời sống gia đình có trật tự sắp xếp tốt chắc chắn đã được cấu thành bởi sự kỷ luật về thời gian. Thật ra, một ngừơi vợ người mẹ, người trật tự trong khung thời gian hàng ngày và hàng tuần, sẽ đem phước đến cho gia đình với sự an toàn, bình an và nghỉ ngơi.
Tuy nhiên chúng ta biết sự cân bằng ở đây. Chúng ta có thể có một lương tâm quá nhạy cảm về việc sử dụng thời gian, và tự lên án hoặc có cảm giác tội lỗi. Một số ngừơi rút ngắn thời gian ngủ cần thiết của mình để cố gắng và tạo thêm thời gian. Nên họ sống trong căng thẳng, giống như một con thoi. Chúa Giê-xu muốn chúng ta nhận biết sự bình an của Ngài, giữa những bận rộn của ngày thường, để chúng ta biết làm cách nào để đến với Ngài và an nghỉ.

SẮP XẾP THỜI GIAN CỦA BẠN

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc thử nghiệm với thời gian chưa? Hãy cố gắng làm một cuộc kiểm tra thời gian. Để thoả mãn chính bạn với việc bạn đang sử dụng tốt nhất thời gian của bạn, hãy ghi lại cách bạn sử dụng thời gian một ngày hay một tuần.
Hãy nhớ, tất cả chúng ta đều có một điểm chung: tất cả chúng ta đều có một ngày 24 giờ. Giả sử chúng ta cho phép
Ngủ và nghỉ ngơi 8 giờ
Cho những bữa ăn và thời gian gia đình thông công họp mặt 3 giờ
Cho công việc 8 giờ
Tổng cộng là 19 giờ.
Vẫn còn đó 5 giờ quý báu để giải trí, cầu nguyện, cho lời của Đức Chúa Trời, thời gian cho gia đình và phục vụ người khác. Một số người nói rằng sự khác biệt giữa ngừơi này và người kia nằm ở cách họ sử dụng năm giờ đồng hồ này.

HỌC CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN ĐÚNG ĐẮN

Trong đời sống tôi, tôi đã học rất nhiều từ những bài viết của New Zealander, J.O.Sanders. những năm trứơc đây, tôi đọc “những quy định của việc sử dụng thời gian đúng đắn” của họ. Nó đã giúp tôi từ đó.

1. Cẩn thận với những thời gian phí.
Những lãnh vực nhỏ bé hơn của thời gian trong ngày của bạn rất quan trọng. John Wesley chia ngày của mình thành những khoảng 5 phút, và ông buồn nếu một trong những năm phút đó bị bỏ phí. Ông tập trung vào một thứ một lúc. Chúng ta có thể không bao giờ kỷ luật như John Wesley nhưng chúng ta có thể bắt đầu bằng những khoảng trống 30 phút và sau đó cố gắng còn 15 phút. Nó sẽ làm bạn ngạc nhiên qua việc tận dụng 5 đến 15 phút để đọc, viết, thư giãn. Bạn sẽ không bao giờ là người phí thời gian.

2. Nghĩ thông suốt về những thứ tự ưu tiên của bạn. Chúng ta có xu hướng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Vì vậy mỗi ngày chúng ta cần liệt kê, theo thứ tự quan trọng, công việc trước mắt chúng ta. Hỏi chính bạn điều gì là quan trọng nhất và gấp mà không thể hoãn lại. Đừng bao giờ bỏ thời gian giải trí khỏi thời gian của bạn mỗi ngày, để thư giãn, và để cho năng lượng thần kinh và thể xác của bạn nghỉ ngơi.

3. Lên kế hoạch mỗi ngày của bạn

(i) Cầu nguyện và xin sự khôn ngoan
(ii) Lấy ra nhật ký của bạn hoặc một tờ giấy, và viết xuống những việc hàng ngày của bạn. Điều then chốt là viết xuống những gì bạn phải thật sự làm.
(iii) Có điều nào trong danh sách mà người khác có thể làm cho tôi một cách hiệu quả không?
Cuối cùng:
(iv) Liệt kê các công việc của bạn theo thứ tự ưu tiên.
điều gì quyết định thứ tự ưu tiên?
a) Điều gì là quan trọng?
b) Điều gì là cấp bách?

Biết những mục đích của bạn là gì. Một công việc là quan trọng nếu nó giúp bạn đạt được mục tiêu. Thỉnh thoảng thì làm việc mà bạn không thích làm hoặc một điều nào khó nhất đầu tiên cũng là một điều tốt. Hãy xếp thời gian cho mỗi ưu tiên càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ những giờ nào trong ngày bạn thường cảm thấy mệt mỏi. Một đến hai tiếng đồng hồ là thời gian tối đa cho một công việc của bạn. Đừng vội vã. Đừng cố gắng quá nhiều trong một ngày và đừng làm quá sức. Hãy sáng tạo và nghĩ ra cách tiết kiệm thời gian.

Hãy cẩn thận và đúng giờ trong những buổi họp hoặc hẹn. Bạn không chỉ phí thời gian của mình mà cũng phí thời gian của người khác nữa, khi bạn có thói quen đến trễ.

Bạn sẽ làm gì với những việc ngoài thời khóa biểu phát sinh? Câu trả lời là dành chỗ cho nó khi bạn thấy đó là việc đúng và tốt. Một người bận rộn không bao giờ trông có vẻ quá bận rộn. Anh ta vẫn sẵn sàng dành thời gian và chính bản thân anh ta cho một người thật sự cần đã chen vào thời khóa biểu của anh ta.
Bài học cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Giang 11:97:612:23-2713:117:19:4Roma 8:9-11

4. Động lực của bạn là chìa khoá quan trọng nhất: Chúa Giê-xu là gương mẫu cho chúng ta ở đây. Từ những sách Phúc âm. Hãy suy gẫm động lực của Chúa Giê-xu trong thời gian. Ngài dừơng như luôn luôn bị vây phủ bởi đám đông và những ngừơi tìm Ngài để xin giúp đỡ. Nhưng Ngài di chuyển trong sự bình an và với tinh thần bình thản không vội vã. Ngài có thể ngủ trong cơn bão, thức suốt cả đêm để cầu nguyện, nấu ăn vào buổi sáng sớm, đến với những ngừơi thiếu thốn, và tuy nhiên có thời gian dành sẵn cho những nhu cầu của con người.
Bí quyết của Ngài là gì? Ngài biết ngày và giờ của Ngài nằm dưới quyền tể trị của Cha thiên thựơng. Động lực của Ngài là hoàn tất công việc Cha Ngài đã giao phó. Bây giờ, khi chúng ta đã có tinh thần của Chúa Giê-xu, chúng ta phải chắc chắn dựa vào sự hướng dẫn của Ngài mỗi ngày trong việc chúng ta sử dụng thời gian của mình thì chúng ta sẽ không ích kỷ với thời gian của mình và cũng không phí nó.
Lãnh vực cơ bản, trong việc kỷ luật thời gian của chúng ta là ý chí. Cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta một tấm lòng thật sự khao khát “sử dụng thời gian của mình cách tốt nhất”. Đức Thánh Linh khích lệ tôi. Ngài không lấy ý chí khỏi tôi, nhưng Ngài làm cho nó trở nên vâng lời.
“Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý muốn tốt Ngài” (Phi Pl 2:13).
Nếu tôi muốn sử dụng htời gian tốt, tôi phải tìm kiếm thần linh của Đấng Christ, để tham gia vào trong kỷ luật Thánh của Ngài về thời gian.
Nhận thấy điều này . . . SỐNG MỘT NGÀY BẰNG MỘT LÚC. Nhiều người đã thành công trong cuộc sống và đã ảnh hưởng cả những thế hệ con người, đã học để sống một ngày như một lúc.
Họ đã vượt qua sự phá hoại của những lỗi lầm trong quá khứ, hoặc núp vào một tương lai không chắc chắn. Họ chỉ đơn giản sống trong hiện tại, với 24 giờ Chúa ban cho, và sử dụng những giờ đó cho vinh hiển Ngài (Mathio 6:34).
Vì điều này là cách Chúa Giê-xu khuyên chúng ta “vậy chớ lo lắng chi về việc ngày mai, vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy.

4.6 GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG GIA ĐÌNH KHÁC

Gia đình Cơ Đốc khác với những gia đình ngoại đạo. Họ có những mục đích trong đời sống gia đình họ, để là nguồn phước cho những người khác, và cho tất cả những người khó khăn. Đời sống họ là lối sống để đến với người khác bằng sự phục vụ và bằng sự làm chứng. Gia đình Cơ Đốc đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng vương quốc sự sáng của Đức Chúa Trời giữa thế giới tối tăm này. Mỗi gia đình Cơ Đốc là điểm chói sáng nhất, chiếu sáng ra sự vinh hiển của Đức Chúa Trời như ánh sao. Kinh Thánh bày tỏ rằng gia đình là một lực lượng hiệu quả trong kế hoạc của Đức Chúa Trời để cứu thế giới này.
Sang The Ky 7:1 Đức Chúa Trời đã gọi Nô-ê và gia đình của ông vào tàu “ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu”. Qua đức tin của gia đình Nô-ê, Đức Chúa Trời bảy tỏ sự công bình và sự nhân từ Ngài cho thế gian tội lỗi này.
12:3 là lời hứa của Ngài với Ápraham, khi ông được gọi để phục sự Đức Chúa Trời, bao gồm cả lời hứa về sự phước hạnh vô hạn cho tất cả các gia đình trên thế gian này “các chi tộc thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”
Giosue 25:15 Khi Giôsuê đặt các chi phái Ysơraên trong thời của ông sự chọn lựa để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống hoặc những tà thần và công việc của tối tăm. Đó là sự chọn lựa gởi thẳng đến các gia đình, “ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.”
Những tiên tri Cựu ước chứng kiến sự thật và Ysơraên là một quốc gia của các chi phái và những gia đình được Đức Chúa Trời kêu gọi để bày tỏ sự nhân từ và công bình của Ngài cho các quốc gia trên thế gian.
Gieremi 31:1 “Ta sẽ làmĐức Chúa trời của hết thảy họ hàng Ysơraên, chúng nó sẽ là dân ta”
Tiên tri tuyên bố rằng “Ta đã chỉ chọn một mình ngươi trong mọi họ hàng trên đất” và Ngài quở  trách dân Ngài vì họ đã không thực hiện được công việc làm chứng Chúa ban cho họ.
Tiếng gọi của Êsai để phục hồi dân Ysơraên dựa trên sự phục hồi gia đình -Esai58:10-12 “thì sự sáng ngươi sẽ sáng ra trong tối tăm - những kẻ ra từ ngươi sẽ dựng lại nơi đổ nát ngày xưa, ngươi sẽ lập lại các nền của nhiều đời trứơc. Người ta sẽ xưng ngươi là Kẻ sửa đừơng lại cho người ở”.
60:1 “Hãy dấy lên và sáng lòe ra. Vì sự sáng ngươi đã đến”
Trong Tân ước, Chúa Giê-xu gọi những môn đồ trở nên ánh sáng của thế gian và chiếu sáng trong thế giới tối tăm này.
Mathio 5:13-16 chúng ta tin rằng tiếng gọi của Ngài không phải chỉ cho những cá nhân nhưng là cho tất cả mọi gia đình “các ngươi là sự sáng của thế gian - sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời”.
I Têsalônica là lời bình luận tốt lành và sống động về những lời này của Chúa Giê-xu, mà các người cha và gia đình nên suy gẫm. Trong đoạn 5, Phao-lô viết về ngày Chúa trở lại “ giống như kẻ trộm trong đêm” với sự hủy phá bất ngờ. Cả sách này đều liên quan đến thời đại mà chúng ta đang sống.
ITesalonica 5:5-6 những gia đình Cơ Đốc đều là “con trai của sự sáng và con trai của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối”. Vào thời điểm này, sự khác biệt đã bị lu mờ, nhưng khi Chúa Giê-xu trờ lại, ánh sáng thật của Ngài sẽ bày tỏ tất cả các gia đình của sự sáng và gia đình của ban ngày. Vì vậy nếu chúng ta là một gia đình được phục hồi của Đức Chúa Trời, sống trong ánh sáng Ngài, để cho chúng ta sống như vậy. Đừng ngủ. Hãy thức dậy và tỉnh thức. Mặc vào “áo giáp sáng láng”. Làm việc cho Đức Chúa Trời với cả gia đình vì “tối lại thì không ai làm việc được”

Mười bảy lần trong lá thư này, và năm lần trong đoạn 5, Phao-lô nói về những Cơ Đốc nhân là những anh chị em trong gia đình của Đức Chúa Trời. Điều cột chặt chúng ta lại với nhau như một gia đình Cơ Đốc trong gia đình của Đức Chúa Trời là việc chúng ta thuộc về ban ngày mà không thuộc về tối tăm. Bởi vì điều này, chúng ta có trách nhiệm là những gia đình phải tôn trọng và biết ơn những người lãnh đạo, người hướng dẫn (5:12-15), và hãy vui mừng đầy dẫy sự cầu nguyện và bền lòng trong sự làm chứng (5:12-23).

Hội Thánh đầu tiên đã bắt đầu làm chứng rằng Chúa Giê-xu là ánh sáng của thề gian, chúng ta thấy những nhà của tín đồ được sử dụng để:
Cong Vu 12:12 Hướng dẫn thuộc linh
16:5 Tiếp đãi khách ân cần tử tế
18:7 Nơi hội thánh nhóm họp và để truyền giảng
18:26 Những buổi cầu nguyện chung
21:8 Tư vấn cho người khác
Roma 16:5 Nhà để học Kinh Thánh 

Kinh Thánh Tân ước bày tỏ những ví dụ mà những gia đình cần có vượt xa hơn là sự truyền giảng. Kết luận thú vị của Phao-lô trong lá thư của ông gởi cho các tín hữu ở Rôma là đưa ra bức tranh về sự làm chứng của những gia đình Cơ Đốc, trong gia đình của họ, trong thế kỷ thứ nhất sau Chúa. Từ thời gian đó, suốt cả thế kỷ, những gia đình đã chia sẻ đức tin của họ cách hiệu quả khi họ biến gia đình mình thành những trung tâm truyền giảng cho người khác trong danh Đấng Christ.

Sự truyền giảng mang tính chất gia đình làm cho những gia đình Cơ Đốc trở thành nhân chứng cho Đấng Christ cả trong và ngoài gia đình họ.

GIA ĐÌNH CÓ THỂ CHIA SẺ PHÚC ÂM BẰNG CÁCH NÀO?

1. BÀY TỎ TÌNH YÊU BẰNG HÀNH ĐỘNG

Điều thiết yếu đầu tiên là cả gia đình cần được đổ đầy tình yêu của Đức Chúa Trời và nhạy cảm với nhu cầu của người khác.
Một gia đình Cơ Đốc, với người cha là chủ gia đình, cần phải đọc cẩn thận kỹ lưỡng “Bài giảng trên núi”của Chúa Giê-xu, để nhận biết tiếng gọi của Ngài đến sự nhân từ, và yêu thương người lân cận như mình (Mathio 5:1-7:29).

Vấn đề quan trọng là chúng ta chú ý và quan tâm đến điều gì. Đó có phải là những mối quan tâm ích kỷ chỉ cho gia đình bạn không thôi hay nó cũng tập trung vào những gia đình khác, những cá nhân khác và những nhu cầu của họ?

Gương mẫu của chúng ta là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã bước đi cách hy sinh để bày tỏ sự quan tâm của Ngài đến những ngừơi thiếu thốn. Lời nói duy nhất về cuộc sống của Chúa Giê-xu được nhấn mạnh trong sách Cong Vu 10:38 “Thể nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Chúa Giê-xu ở Naxarét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi nơi nọ qua chỗ kia làm phứơc và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp, vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài.”
Điều này có nghĩa là một đời sống hy sinh cho Chúa Giê-xu , và nó chắc chắn có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ một số điều riêng tư của chúng ta để đem người khác vào nhà chúng ta và cầu xin Chúa ban phước cho họ. Hoặc nó có thể có nghĩa là sự hy sinh có chủ đích của chúng ta, là cả một gia đình - thời gian, sự giải trí, để làm mạnh mẽ các gia đình khác về thể xác cũng như thuộc linh.

Tình yêu thương và sự quan tâm thực sự đối với người khác, trong danh Chúa Giê-xu, sẽ luôn làm cho chúng ta đi vượt quá sự cung cấp của chính nhu cầu của gia đình chúng ta, trong việc đi đến dặm thứ hai” trong sự tận tâm với nhu cầu của những người khác.

2. NUÔI DƯỠNG SỰ QUAN TÂM ĐẾN NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHÁC

Philip 2:4 “Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa”.
- Những gia đình và những người thiếu thốn, tất cả đang ở chung quanh chúng ta.
- Một số người có những nhu cầu về vật chất.
Mathio 19:21 “Hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn”
26:11 Chúa Giê-xu phán “Vì các ngươi thường có người nghèo ở cùng mình”
+ Những sách của Cựu ước nói đến người nghèo:
Thi Thien 68:10 “Vì lòng nhân từ, Chúa sắm sửa vật tốt cho kẻ khốn cùng”
Cham Ngon 14:21b “Ai thương xót người khốn khó lấy làm có phước thay”
Galati 2:10Gia Co 2:2-6

Những người lãnh đạo của hội Thánh đầu tiên liên tục nhắc nhở tín hữu về trách nhiệm phải “nhớ đến người nghèo nàn” và không bao giờ được khinh thường họ.

Bố mẹ có nhiệm vụ quan trọng để dạy dỗ con cái bằng lời nói và gương mẫu, sự quan tâm yêu thương đối với người nghèo khó khi họ cần.
Trong thế giới vật chất của chúng ta hiện nay, ai là ngừơi nghèo? Nếu chúng ta có đủ sự quan tâm nhìn vào thành phố và địa phương của chúng ta, chúng ta sẽ khám phá ra họ chiếm một số rất lớn.

Người Tị Nạn: người chuyển chỗ hoặc những người không có nhà cửa và những ngừơi thất nghiệp đang kêu la xin tình yêu thương và sự giúp đỡ. Chúng ta nên để con cái thảo luận với chúng ta cách tốt nhất để chúng ta thoả đáp nhu cầu của họ trong những cách thực tế.

Những người goá bụa - chỉ có cha hoặc mẹ - Có những mạng lệnh trực tiếp trong Kinh Thánh nói về việc thăm viếng những người goá bụa trong sự khốn cùng và cô đơn của họ. Đối với Gia cơ (1:27) điều cốt yếu của Cơ Đốc giáo là “chăm sóc kẻ mồ côi và người góa bụa trong cơn khốn khó của họ và giữ mình cho khỏi sự ô uế của thế gian” (Cong Vu 6:1).

Phuc Truyen 10:18
Sau nhiều năm trong chức vụ mục sư và người tư vấn, tôi phải thừa nhận trong sự xấu hổ rằng, chúng ta những hội thánh Cơ Đốc và gia đình Cơ Đốc chậm trễ trong việc “bênh vực lẽ của ngừơi góa bụa” (Essa 1:17).

Những gia đình cần chủ động, mời những người góa bụa, những người thường xuyên cô đơn vào nhà mình để chia sẻ sự thông công của gia đình.
Xuat 22:22

Trẻ mồ côi: trẻ không nơi nương tựa, đổi chỗ, không có chỗ ở - ngừơi góa bụa và trẻ mồ côi đều có sự thiếu thốn về lời Đức Chúa Trời.
Gia CO 1:27 rõ ràng là, từ lạc hậu “trẻ mồ côi” không còn được quan tâm đầy đủ trong xã hội ngày nay nữa.

Điều chúng ta cần làm ngày hôm nay là đưa tay ra cho những đứa trẻ không cha không mẹ, là nạn nhân của những gia đình tan vỡ đã li dị.
Trong chuyến đi của tôi qua các nứơc Châu âu, và trong khối Đông âu, trong năm năm gần đây, tôi đã khám phá ra tiếng kêu của những đứa trẻ không cha. Đó là một trong những nhu cầu rất lớn nhưng không được nhận thấy của xã hội ngày nay.

Chúng ta có thể làm gì?

Là một gia đình Cơ Đốc, chúng ta không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu, nhưng chúng ta có thể quyết tâm trung tín trong sự cầu nguyện để có thể đáp ứng được nhu cầu của một trong những đứa trẻ mồ côi thiếu thốn này. Một vài năm trứơc đây, chúng tôi nhận nuôi một đứa bé gái mà cả cha mẹ đều qua đời. Đối với chúng tôi, cô bé thật sự là một phần của gia đình, trong mối quan hệ yêu thương và an toàn là một ngừơi con và là một ngừơi em. Chúng tôi vui mừng về những điều cô bé đã mang lại cho chúng tôi, khi chúng tôi tìm cách đem lại cho cô bé cảm giác an toàn trong gia đình trong tình yêu thương.
Những ngừơi làm cha trong những gia đình nên quan tâm đến những đứa trẻ không cha. Chúng kêu lên nài xin tình thương, tình cha và sự an toàn.
Và đến những nhu cầu khủng hoảng, trong đó, có thể sau một tai họa hoặc đang ở trong giai đoạn cuối của bệnh tật nào đó, gia đình hoặc ngừơi đó cần sự an ủi và hy vọng.

IICor 1:4 chúng ta được kêu gọi để an ủy những ngừơi đang gặp khó khăn với sự an ủy mà chính chúng ta đã nhận lãnh từ Đức Chúa Trời (2:4).
Một trong những điều thỏa mãn nhất đối với một gia đình Cơ Đốc là chia sẻ sự cảm thông, sự an ủi, và bình an cho những ngừơi không có chỗ nào để đến khi họ cần.

3. LÀM CHỨNG VỀ PHÚC ÂM

Việc chia sẻ về đức tin của gia đình bạn trong Đấng Christ nên là sự ưu tiên trong đời sống gia đình bạn. Vì đối với nhiều người xung quanh chúng ta, có niềm khao khát dấu kín về sự bình an thật và sự an toàn từ bên trong. Những người này thường quan sát đời sống gia đình chúng ta cách kỹ lưỡng. Chúng ta cần có điều đầu tiên là trách nhiệm bày tỏ đức tin của gia đình chúng ta bằng sự vui mừng và sau đó là nuôi dưỡng tình bạn với một gia đình hoặc những gia đình khác chung quanh chúng ta.

Nếu chúng ta thân thiện, hay giúp đỡ và quan tâm thật lòng, sẽ đến một thời điểm chúng ta có thể chia sẻ niềm tin trong đức Chúa Giê-xu Christ của gia đình chúng ta cho họ.

Sự ân cần tiếp khách

Sự hiếu khách chiếm một phần quan trọng, khi chúng ta mở cửa nhà của gia đình mình ra (đôi khi chúng ta phải trả giá) để phục vụ và yêu thương bạn bè chúng ta và những gia đình khác.

Học cách phát triển cách sống gia đình như là một gia đình truyền giảng thật sự là vấn đề trong việc học cách quan tâm đến ngừơi khác và cho họ “một cốc nước lạnh trong danh Chúa Giê-xu”.

Là một gia đình, trên 35 năm, chúng tôi thực hiện sự hiếu khách trong nhà chúng tôi, và ơn phước thực sự đến với chúng tôi trong niềm vui khi thấy nhiều người tìm thấy sự bình an và vui mừng của Đức Chúa Trời.

Gia đình tồn tại để làm chứng về tình yêu của Đức Chúa Trời và làm vững mạnh xã hội. Đối với điều này chúng ta cần sự giúp đỡ của những gia đình khác. Một người đàn ông có thể hoàn tất nhiệm vụ của một người chồng Cơ Đốc và một người vợ có thể hoàn tất nhiệm vụ của người vợ Cơ Đốc mà không cần sự giúp đỡ và khích lệ của những gia đình khác không? Nếu sự đổi mới của gia đình Cơ Đốc thành công, nó phải đi đôi với sự đổi mới của cộng đồng Cơ Đốc. Không gia đình nào có thể sống đơn độc.

Nên hình thành những nhóm gia đình ngày càng nhiều hơn, nơi mà niềm vui, sự quan tâm và nỗi buồn của những gia đình được chia sẻ, và gia đình được xây dựng trong đức tin.

Trong hàng xóm của bạn, bạn phải tìm những gia đình muốn mở đời sống mình và cùng nhau tăng trưởng trong sự thông biết kế hoạch của Ngài cho gia đình trong thời đại ngày nay.

Nhờ điều này mà hội Thánh đầu tiên phát triển mạnh mẽ và đầy năng lực trong sự làm chứng, và bởi điều này “gia đình của tình thông công gia đình” chúng ta sẽ đem phước đến cho thế giới hiện đại này.

Chỉ có những đời sống và sự làm chứng của những gia đình Cơ Đốc mạnh mẽ, được sự giúp đỡ từ những gia đình Cơ Đốc khác, có thể tồn tại trong áp lực thời nay và bảo vệ chúng ta trong thế giới của những mớ bòng bong và tăm tối liên tục gia tăng.