Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, July 2, 2012

Đời sống gia đình (2)


PHỤC HỒI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Sau một thời gian dài quan tâm đến gia đình và hội thánh gia đình, tôi được kêu gọi cách riêng tư để bước vào trận chiến để lập lại trật tự gia đình mà Đức Chúa Trời đã ban ra trong khi phục vụ Chúa với thanh niên với sự truyền giáo ở Tây Đức năm 1978-1983. Vào lúc đó, Esai 58:12 gây ấn tượng mạnh đối với tôi.


“Ngươi sẽ lập lại các nền của nhiều đời trước. Người ta sẽ xưng ngươi là “kẻ tu bổ sự hư hoại, và kẻ sửa đường lại cho người ở”.
Sau đó tôi biết sự kêu gọi của mình trong Chúa cho những năm sau của đời sống tôi trở thành kẻ tu bổ, giống như Nêhêmi, những bức tường thành đổ của đời sống gia đình ở Châu Âu, và kẻ sửa đường an toàn cho người ở giống như Đaniên. Từ đó niềm vui của tôi là được thấy nhiều gia đình được phục hồi trở lại như kiểu ban đầu của Đức Chúa Trời, toàn nước Đức, Na Uy, Hà Lan, Úc, Thụy Điển, Đông Âu, trong quân đội Mỹ (ở châu Âu), Châu Á Thái Bình Dương và cũng trên quê hương của tôi, New Zealand. Bạn cũng vậy, dù bạn ở đâu, cũng có thể tham gia với chúng tôi trong việc đấu tranh cho một trận chiến tốt lành của đức tin.

3.1 ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA SỰ PHỤC HỒI

Đức Chúa Trời của chúng ta trong suốt lịch sử là Đức Chúa Trời của sự phục hồi.
Có ba từ trong Kinh Thánh dùng cho chữ phục hồi:
1. “Làm cho quay trở về” 49:8b.
2. Chữa lành và làm cho toàn vẹn Ose 6:114.
3. Làm ngay thẳng hay thiết lập sự công bình
Kết hợp lại thì chúng có nghĩa là đem điều gì đó trở về tình trạng ban đầu của nó. Điều này giống như công viêc của người phục hồi những đồ vật cổ. Trong lâu đài ở Hurlac, Đức, có một người đàn ông trẻ rất hạnh phúc trong công viêc phục hồi đồ cổ. Anh bỏ hết những vết sơn và bụi bẩn và phục hồi nó lại nguyên trạng. Anh là người phục hồi giỏi.
Đức Chúa Trời của chúng ta tìm cách phục hồi đời sống gia đình lại nguyên trạng. Ngài muốn đem con cái Ngài, trong những gia đình của họ, trở lại với khuôn mẫu gốc của Ngài. Ngài đang tìm kiếm những người thợ phục hồi giỏi.

3.2 PHỤC HỒI NHỮNG MỐI QUAN HỆ

Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
1. Nói ngắn gọn, nó có nghĩa là thiết lập những mối quan hệ lành mạnh trong gia đình của riêng bạn.
Đức Chúa Trời chỉ định cho gia đình hoạt động tốt nhất khi tất cả những thành viên ở trong những mối quan hệ đúng đắn với nhau. Không một nơi thử thách lớn hơn cho đức tin và đời sống người Cơ Đốc bằng ở gia đình nơi mà chúng ta khá nổi tiếng về con người thật sự của chúng ta.

Nếu bạn là một tín đồ Cơ Đốc thì công việc đầu tiên của bạn là để ánh sáng của bạn chiếu sáng trong nhà của bạn, là một người chồng, vợ hoặc con trai hay con gái. Điều này có nghĩa là sống bày tỏ ra, trong sự cởi mở, chân thật và yêu thương vai trò đặc biệt của bạn như là một thành viên của gia đình - là cha, mẹ, con cái, ông bà. Để làm những điều này, bạn cần phải phó thác đời sống mình cho Chúa Giê-xu mỗi ngày, và nhờ vậy, trong tình yêu Ngài, phó chính mình vì người khác. Nếu bạn còn sống trên trái đất này bạn có bổn phận phải giữ mối quan hệ với Đức Chúa Trời là Cha trong tình trạng tốt, và mối quan hệ ngang với những thành viên trong gia đình cũng phải tốt giống như vậy.

Điều chúng ta cần trong những mối quan hệ gia đình này là tình yêu thương và sự tốt bụng ân cần chảy ra từ sự phó mình của chúng ta cho Chúa Giê-xu và cho nhau (Thi Thien  51:12).

Trải qua nhiều năm tôi khám phá ra rằng khi Đức Chúa Trời có một mục đích về sự nhân từ cho một gia đình, Ngài bắt đầu với một thành viên (cha, mẹ, con trai hoặc con gài) và sau đó mở rộng sự tử tế yêu thương từ một người đến tất cả các thành viên khác. Catherine Booth, mẹ của gia đình Booth, chồng bà tham gia vào đội quân cứu tế, một lần nghe bà cầu nguyện “Lạy Chúa, con sẽ không đứng trước Ngài mà không có gia đình của con” và Đức Chúa Trời đã cứu cả gia đình Booth và dẫn họ vào trong viêc truyền giáo trên toàn thế giới.
Phục hồi những mối quan hệ gia đình sẽ luôn sản sinh ra mối quan hệ được phục hồi và mạnh mẽ với Đức Chúa Trời. Nếu bạn sẵn sàng là người đầu tiên được phục hồi trong chính mình Chúa, bạn có thể trở nên một công cụ để làm thay đổi toàn bộ gia đình bạn và khám phá ra thiên đàng trên đất chính là gia đình bạn.

Trong 80:319 có một lời cầu nguyện xin phục hồi (lặp lại hai lần) cho bạn cầu nguyện:
“Hỡi Đức Chúa Trời xin đem chúng tôi lại, chiếu sáng mặt Ngài trên chúng tôi, thì chúng tôi sẽ được cứu.”

2. Sẵn sàng cho Đức Chúa Trời dùng để phục hồi những gia đình khác.

Điều quan trọng ở đây không phải là chất lượng của khả năng lãnh đạo của bạn, hoặc là những điểm mạnh điểm yếu của bạn mà là sự hữu dụng và sẵn sàng của bạn. Bạn không cần phải trở thành một chuyên gia phục hồi đời sống gia đình.
Bạn có thể làm việc cách khiêm nhường trong gia đình bạn, trên đường, nơi làm việc, hội Thánh và trong xã hội và Chúa chính Ngài sẽ ban thưởng cho bạn. (xem chương 10 - Lập kế hoạch cho những hội thảo hay cắm trại gia đình)
Phần còn lại của quyển sách này là những hướng dẫn thực tế về cách phục hồi lại theo như ý Chúa trong từng phương diện của đời sống gia đình.

3.3 ĐẤU TRANH VÌ GIA ĐÌNH

Chúng ta phải đấu tranh cho gia đình chúng ta từ mọi phía. Chúng ta đang sống trong một xã hội “vứt đi”, không chỉ về mặt vật chất nhưng buồn thay cả về những giá trị đạo đức. Chúng ta đã khước từ những nguyên tắc của Kinh Thánh về những mối quan hệ lâu dài trong đời sống hôn nhân, về kỷ luật, về sự kiên nhẫn trong viêc giải quyết những nan đề của chúng ta, sự trong sạch và thánh khiết, chúng ta đã thế vào đó bằng viêc tự coi mình là trung tâm bất chấp người khác ra sao.

Chúng ta hãy chú ý đến lời kêu gọi của Nêhêmi để chổi dậy và xây dựng lại những bức tường gia đình đã bị đổ sập và nhớ lại lời của Chúa Giê-xu “Trong khi còn ban ngày ta phải làm trọn công việc của Đấng đã sai ta đến; tối lại thì không ai làm việc được” (Giang 9:4).

3.4 NHỮNG THẾ LỰC CHỐNG LẠI GIA ĐÌNH

Ngày nay, gia đình căn bản gồm cha mẹ và con cái, một thời là thành trì vững chắc trong xã hội phương Tây đang bị tấn công. Có những thế lực hoạt động sản sinh ra những áp lực trên gia đình chúng ta và tìm cách phá hủy nó.

Hậu quả là đối với nhiều người, đời sống gia đình là một vấn đề chán nản và vỡ vụn. Cha mẹ, dù có thiện chí, cũng bối rối, mất hy vọng, và chịu thua áp lực của xã hội hiện đại trong gia đình.

Chúng ta không tìm kiếm những điều tiêu cực ở đây, mà là những điều thực tế và tích cực. Câu hỏi thực sự là “tại sao quyền lực của những thế lực này có thể trụ lại và đời sống gia đình Cơ Đốc phải được phục hồi từ trong gia đình của chúng ta như thế nào?”
Điều đầu tiên là chúng ta cần nhận biết sức mạnh của những thế lực thù địch đang chống lại chúng ta. Sứ đồ Phao-lô trong thời của ông, đã nhận biết những lực lượng chống lại đời sống gia đình. Sau khi nói rõ mạng lệnh của Đức Chúa Trời cho mối quan hệ Cơ Đốc căn bản trong Êphêsô 5, chúng ta khám phá ra trong Eph Ep 6:12, ông cảnh cáo chúng ta “Vì chúng ta đánh trận chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua Chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy”
Những “lực lượng” thù địch này là gì?
Li dị, tất nhiên, là kết quả cuối cùng của toàn bộ những thế lực chống lại gia đình. Đó là sự tấn công rất dữ dội vào gia đình và đời sống gia đình.
- NHỮNG THẾ LỰC CHỐNG LẠI GIA ĐÌNH
. ĐỘC LẬP
Đàn Ông Gia Trưởng
Giải Phóng Phụ Nữ
Bình đẳng
. GIA ĐÌNH
LI DỊ
- KHÔNG RÀNG BUỘC
Chủ Nghĩa Vật Chất
- PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN
Tv, Video
Sách báo đồi trụy
- KHÔNG KIỂM SOÁT
Kinh nghiệm của riêng tôi ở những nước châu Âu và Đông Âu đã làm tôi lo lắng và buồn, khi tôi tư vấn cho những hoàn cảnh gia đình bị đổ vỡ. Và bây giờ thì li dị trở thành một bằng chứng trong mối thông công của hội Thánh . Thay vì đưa ra câu trả lời, chúng ta những Cơ Đốc nhân lại trở nên một phần của nan đề.
Trong xã hội ngày nay, rất tự do nhận thức được rằng, nếu đời sống hôn nhân của bạn buồn tẻ, chán ngắt, ảm đạm và đầy những bất hòa thì thường li dị luôn là cách để thoát ra. “Bạn chỉ xung khắc với nhau” một người nào đó nói “nên chọn lựa duy nhất của bạn là tìm một vụ li dị hợp pháp”. Điều này tạo ra một áp lực nhẹ nhàng, thậm chí giữa những cơ dốc nhân, khi chúng ta vô tình chấp nhận những tiêu chuẩn sa sút của xã hội chung quanh chúng ta. Một số ít đang được khích lệ đối diện với nan đề của họ và làm việc nhiều hơn để lập lại trật tự trong hôn nhân của họ theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Như chúng tôi đã nói phần trước “Đức Chúa Trời ghét li dị” (MaMl 2:16). Và chúng ta phải đấu tranh chống lại nó và tích cực hành động để phục hồi hôn nhân.
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng thế giới này, Ngài bày tỏ sự khôn ngoan vô hạn của Ngài bằng cách thiết lập sự cân bằng và trật tự trong tất cả những gì Ngài làm ra. Từ những phân tử nhỏ nhất đến vũ trụ bao la, chúng ta khám phá trật tự.
Người nam và người nữ được dựng nên để cộng tác với Đức Chúa Trời trong việc giữ sự cân bằng thiên thượng chỉ định.
Khi thế giới vật chất bị “mất thăng bằng” và kết quả là sự hỗn độn và hủy diệt. Nhưng Đức Chúa Trời cũng tạo dựng sự cân bằng giữa người nam và người nữ. Trong lời của Đức Chúa Trời, cả nam và nữ đều dược làm nên theo hình ảnh của Ngài. Người nam là bất toàn, vì vậy, để làm cân bằng hình ảnh này Đức Chúa Trời đã tạo nên người nữ. “Ngài đã dựng nên người nam cùng người nữ”. Nhưng sự bình đẳng này không có nghĩa là nam và nữ có chức năng giống nhau. Có sự khác nhau giữa sự bình đẳng thuộc linh và vai trò chức năng. Chức năng của người nữ là giúp đỡ, và của người nam là người lãnh đạo.
Đây không phải là độc lập, nhưng là sự phụ thuộc lẫn nhau, một mối quan hệ dựa trên mối quan hệ một thịt mà Đức Chúa Trời đã ban hành.

a. Độc lập

Có hai mức độ làm cho mối quan hệ giữa nam và nữ bị lộn xộn. Một là ĐỘC LẬP (phong trào giải phóng phụ nữ) và xu hướng khác là tính gia trưởng của nam.

Những phong trào giải phóng phụ nữ là những phản ứng lại với sự đề cao của nam. Những người đề xướng mạnh mẽ của nó đang la lớn “Tại sao tôi phải chấm dứt mọi quyền đối với một nghề của riêng mình? Tại sao tôi phải ở dưới quyền của chồng tôi như là chủ của gia đình? Tôi muốn độc lập, không lệ thuộc.” Xuất phát từ điều này chúng ta có những người mẹ đi làm, nhưng người đánh giá sự độc lập của họ quý hơn mối quan hệ của họ, và tìm kiếm độc lập tài chính hoặc xã hội bất chấp những giá mà gia đình họ có thể trả.

Nhưng điều này cũng nghiêm trọng như xu hướng gia trưởng của nam, điều xuất phát từ lòng tự hào về sự độc lập đã nhốt những người đàn ông và cha vào chỗ chỉ dành cho nam, và chia cắt họ khỏi tình bạn bè với vợ và gia đình.

b. Không ủy thác

Tự do thường nói rằng “Không nên giao phó mình để sống với người bạn phối ngẫu cả đời”, “Tại sao không là những mối quan hệ chung tạm thời hoặc”hôn nhân nhóm”? Và bất kỳ bạn làm điều gì, đừng để liên lụy quá hoặc ràng buộc quá”.

Đó là đặc điểm của thời đại chúng ta, không có gì mới trong việc này. Những tiên tri của Ysơraên đã phán về điều này trong thời Cựu ước, và sứ đồ Phao-lô trong Tân ước. Những câu trả lời của Kinh Thánh là hạnh phúc thực sự trong hôn nhân xuất phát từ những mối quan hệ phó thác ràng buộc.

Hôn nhân thực sự là một mối quan hệ cả đời và không phải là một chuyện tình lãng mạn thoáng qua, điều chỉ làsự hiểu sai về giá trị vĩnh viễn và bền bỉ của tình yêu thực sự của người Cơ Đốc. I Giăng 1 trong việc phục hồi hôn nhân Cơ Đốc, chúng tôi tìm cách nói rõ ràng rằng sự ủy thác thực sự nằm trong tình yêu giống như tình yêu của Đấng Christ của mỗi bên, chính mỗi người là người yêu của Cứu Chúa mình.
Khi cả hai được ràng buộc với nhau trong tình yêu sự trung thành và vâng lời Đấng Christ, lời Kinh Thánh nói “một sợi dây đánh ba tao lấy làm khó đứt” sẽ thành sự thật.

NHỮNG MÔI TRƯỜNG KHÁC

Chậm nhưng chắc, các tác động khác đang tiếp tục từ gia đình trách nhiệm nuôi dạy và kỷ luật con trẻ chúng ta. Những thế lực phối hợp của những nhà trẻ, trường học, cao đẳng và tất cả các câu lạc bộ thanh niên lâu đời/thế tục đang làm rối loạn vai trò của cha mẹ và phá vỡ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Những bậc cha mẹ, tất cả đều quá dễ dàng, để việc dạy dỗ con cái cho những loại trường học này. Họ không chuẩn bị để giúp con cái họ đối diện với thế giới mà chúng phải sống trong đó, hoặc huấn luyện chúng suy nghĩ khôn ngoan và hành động có mục đích.
Chúng ta phải đấu tranh dành quyền cha mẹ để huấn luyện, hướng dẫn, tỉa sửa và khiển trách con của mình.
Cha mẹ sanh ra con cái nên họ có trách nhiệm với Đức Chúa Trời về tình trạng của chúng - không phải nhà nước hay một trường học nào. Lời của Đức Chúa Trời rất rõ ràng. Đây là trách nhiệm hoàn toàn của cha mẹ để hướng dẫn, tỉa sửa con cái theo con đường của Đức Chúa Trời. Họ không dám chuyển trách nhiệm này cho những trường học - mặc dù những trường học này có thể giúp đỡ họ trong tiến trình huấn luyện.
Mặt khác, chúng ta sẽ có tình huống mà tiên tri Êsai viết “Ta sẽ ban cho họ những người trai trẻ làm quan trưởng, và con nít sẽ cai trị họ … con nít lấn lướt người già cả (Esai 3:4-5).”

KHÔNG KIỂM SOÁT

Sự thiếu kềm chế trong gia đình, có thể là nguyên nhân nghiêm trọng nhất chống lại một đời sống gia đình hạnh phúc ngày nay.
Trẻ em và thiếu niên đang lớn học theo những hình thức ăn ở bậy bạ, bởi vì họ không đối diện với bất kỳ kỷ luật hay kiểm soát nào một cách nghiêm túc.

Kết quả là con cái không hiểu được và không nhận ra thẩm quyền-ngoại trừ cách riêng của chúng. Mọi sự kềm, chế ràng buộc đều không có. Không có khả năng để kiểm soát sự bốc đồng khi nóng giận, căm ghét, tình dục và tham ăn, tội bạo lực gia tăng.
Những nhà giáo dục, chính trị và xã hội không biết làm sao ngăn chặn làn thủy triều tội ác.

Câu trả lời của chúng ta đơn giản nhưng hiệu quả: đem sự điều khiển kiểm soát của cha mẹ trở lại gia đình. Chúng ta cần nhận thức rằng văn hóa của thế gian quá lừa gạt và thối nát đến nỗi những gia đình Cơ Đốc không thể hòa hợp với nó. Chúng ta phải cung cấp cho gia đình chúng ta một phong cách sống mới, một văn hóa của người Cơ Đốc mới từ tinh thầ của sự sáng tạo. (Xem chương 4 “Lối Sống Của Gia Đình Cơ Đốc”).

Nhu cầu cấp thiết của chúng ta là bề sâu và sự trưởng thành của những cha mẹ Cơ Đốc, người có tình yêu thương và có trách nhiệm, sẽ gánh vác việc cai quản gia đình. Họ cần có ơn của Đức Chúa Trời để bày tỏ tình yêu mạnh mẽ của Ngài, điều mà không phải làm thỏa mãn mọi mong muốn ngẫu nhiên của con họ.

Điều này cần được một sự điều khiển mà điều này không quá hạn chế con trẻ nhưng hướng chúng vào một đời sống có kỷ luật trật tự tốt. Người trẻ tuổi hạnh phúc là người ngay từ khi sinh ra đã biết được sự hướng dẫn yêu thương trong gia đình mình. (Đọc chương 9 “Cha mẹ và con cái”).

PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Tất cả các gia đình bây giờ đang bị tấn công qua “đường mắt thấy”. Ti vi, video, trò chơi video, văn chương và quảng cáo - tất cả những điều đó đang dội những trận bom không ngớt xuống gia đình với những ý đồ xấu xa.

Sự phóng túng và dâm dục bừa bãi ở khắp nơi. Không gia đình nào có thể thoát khỏi đó. Tất cả những sự quyến rũ khêu gợi được tạo ra để thoả mãn nhục dục trong danh nghĩa là sự ăn chơi trụy lạc.

Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm trực tiếp kiểm soát những gì bước vào nhà chúng ta qua những phương tiện thông tin đại chúng. Đời sống thực tế và kỷ luật là cần thiết để sự tẩy não của những trận bom của các phương tiện thông tin đại chúng không phá hỏng gia đình của chúng ta.

Đức Chúa Giê-xu biết khá rõ về vấn đề này “Nếu mắt xui cho ngươi phạm tội, hãy móc mà quăng nó đi” Mathio 5:29-30

Malcolm Muggeridge, một nhà bình luận người Anh nổi tiếng, nói rằng “Truyền hình là một dạng tưởng tượng thuật lại những điều đang xảy ra. Bạn không thể qua tranh ảnh qua xem TV mà có thể nắm vững đời sống thật sự, bởi vì những gì bạn xem đó không phải là cuộc sống, nó là những gì tưởng tượng, chỉ là những bức hình. Một mối nguy hiểm lớn là người ta tin vào những bức hình nhiều hơn là những lời đọc và nói. Những bức hình có thể bị biến dạng xuyên tạc hơn là nó được nhận ra, và nhớ rằng những giác quan của trẻ về thế giới là những điều được lấy chủ yếu từ truyền hình.

CHỦ NGHĨA VẬT CHẤT

Người phương Tây hiện đại bị mắc ở giữa một sự hỗn loạn hết sức ngạc nhiên của những thứ quan trọng mà họ không cần hoặc không muốn. Chủ nghĩa vật chất chụp lấy chúng ta. Chúng ta không dám lỗi bước với thời trang hiện tại.
Có người nói rằng “Để thích hợp với một xã hội bệnh hoạn thì phải bệnh hoạn.”

Chúng ta đang bị bịnh hôm nay. Sự tham lam, thăm ăn, tích trữ - tất cả những điều đó làm cho chúng ta dùng cả cuộc sống điên rồ của mình để tích trữ mọi điều vật chất. “Người của Chúa Giê-xu” trong những năm 60-70 chống lại chủ nghĩa vật chất của cha mẹ họ. Họ có thể đi quá xa, khi họ trở thành những “hippi thuộc linh” nhưng họ không theo Chúa Giê-xu trong lời tuyên bố của Ngài về cuộc chiến chống lại chủ nghĩa vật chất trong thời đại của Ngài.

Chúng tôi không nhấn mạnh chủ nghĩa khổ hạnh tu thân ép xác vì chúng ta biết rằng Đức ChúaTrời đã ban “mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng” ITim  6:17, nhưng cha thiên thượng của chúng ta không muốn chúng ta vâng lời quyền lực của những điều thuộc về vật chất hoặc bị chúng cai trị.

Tôi tin rằng bây giờ Đức Chúa Trời đang gọi chúng ta, là những gia đình Cơ Đốc, sống một phong cách sống đơn giản. Chúng ta cần phải từ bỏ tinh thần của chủ nghĩa vật chất, và học từ lời của Đức Chúa Trời những nguyên tắc của Kinh Thánh về tài chánh. Nhưng cặp vợ chồng và cha mẹ trẻ, với những thói quen vô kỷ luật sẽ bị bao vây bởi những cuộc mua sắm lu bù điều có thể đem họ đến chỗ kiệt quệ về tài chính.
Chúa Giê-xu nói trong Mathio 6:24: “Ngươi không thể vừa làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi ma môn nữa”.


NẾP SỐNG GIA ĐÌNH CƠ ĐỐC

4.1 GIA ĐÌNH VÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Hơn bất cứ một điều nào khác, cha mẹ và con cái cần phải nhóm lại với nhau tại nhà mỗi ngày để thờ phượng và học với nhau về lời của Đức Chúa Trời.

Điều gì chi phối gia đình bạn? Phương tiện thông tin, báo chí, tạp chí, TV, máy thu thanh, máy ghi âm hay là lời Đức Chúa Trời?
Con cái bạn trong những năm sau này sẽ nhớ đến gia đình bạn vì sự đơn giản và vui mừng của cả gia đình nhóm họp lại xung quanh quyển Kinh Thánh đang mở không ?

Khi tôi nhìn lại 25 năm, thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc sống gia đình chúng tôi là những lúc cả gia đình nhóm hiệp lại, nơi mà chúng tôi cùng nhau biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời khi lời Ngài được mở ra và đọc cách thành tâm.

Chính trong gia đình, nơi mà chúng ta sống quá nhiều nên chúng ta cần kinh nghiệm lời Đức Chúa Trời ở ngay đó.

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THƯỜNG XUYÊN ĐỌC KINH THÁNH CHO CON CÁI CỦA CHÚNG TA TẠI NHÀ?

1. VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI BAN MẠNG LỆNH NHƯ VẬY.
Trong Phục truyền 6, Đức Chúa Trời đặt trách nhiệm dạy dỗ những điều răn của Ngài và đường lối Ngài cho con cái trên cha mẹ.
Trong câu 4 và 5 chúng ta khám phá một điều răn lớn “Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta là Giêhôva có một không hai. Ngươi phải hết lòng hết ý, hết sức kính mến Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi”. Điều răn này vẫn tiếp tục duy trì, để nhấn mạnh rằng lời này của Đức Chúa Trời phải được dạy lại cho con cái trong gia đình.

Phuc Trueyn 6:6-7 “Các lời mà ta đã truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến hoặc khi ngươi ngồi trong nhà hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm hay là khi chỗi dậy”.
Điều này có nghĩa là toàn bộ cách sống của bạn là dạy lời Đức Chúa Trời. Khi bất cứ một người nào bước vào nhà bạn người ta có thể thấy điều đó. “6:89 “Khá buộc nó trên tay mình như một con dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ cũng phải viết các lời đó trên cột nhà và trên cửa ngươi.”

Trong Epheso 6:4, Phao-lô khuyên cha mẹ nuôi dạy con cái trong sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận giữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó”.

Phần cơ bản của buổi thờ phượng là dạy dỗ những lời trong Kinh Thánh. Con cái chỉ ở với bạn trong một thời gian ngắn. Hãy đọc Kinh Thánh cho chúng nghe. Di sản này sẽ còn lại lâu dài sau khi chúng rời khỏi nhà.

2. VÌ NÓ ĐEM SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA GIÊ-XU VÀO GIA ĐÌNH BẠN

Chúa Giê-xu Christ của chúng ta là lời hằng sống, và Ngài phán qua Thánh Linh Ngài trong lời được viết ra.
Trong đời sống Ngài trên đất, Chúa Giê-xu thích ở trong các gia đình. Trong gia đình của Mari, Mathê và Laxarơ, họ biết sự bình an khi Ngài bày tỏ lời của Đức Chúa Trời cho họ. (Thi Thien 16:11Giang 11:1-5712:2-3Luca 10:38-42)

Những gia đình mở lời của Đức Chúa Trời ra với nhau tìm thấy Đức Chúa Trời “sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân” (Thi Thien 46:1). Trong Mathio 18:20, Chúa Giê-xu phán “vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại thì ta ở giữa họ”.

Điều này tạo ra một không khí thuộc linh trong gia đình bạn. Môi trường gia đình là nền tảng cho sự phát triển của những thói quen, thái độ, và nhân cách của con cái bạn và sẽ hình thành theo nó cả đời. Con cái bạn, đặc biệt là từ khi mới sanh cho đến 7 tuổi, sẽ thấm đầy không khí của gia đình bạn. Chúng rất nhạy cảm, trong những năm này, những giọng quát tháo, giận dữ, cãi vã, những bất hòa trong gia đình và sự xúc phạm, cũng như những niềm vui, sự bình yên, tình yêu thương và sự êm ấm. Thậm chí một đứa bé rất nhỏ nên được nghe lời của Đức Chúa Trời phán cho nó. Lời Chúa phán rằng “Đức tin đến là bởi người ta nghe, và người ta nghe là khi lời của Đức Chúa Trời được rao giảng” Roma 10:17 (Heboro 3:13;).

3. VÌ CON BẠN CẦN PHẢI BIẾT KINH THÁNH

Còn ai để dạy chúng nữa ngoài bạn? Có quá nhiều người lớn thờ ơ với Kinh Thánh . Họ có thể hiểu sâu biết nhiều về nhiều chủ đề nhưng biết rất ít về lời đời đời của Đức Chúa Trời là lời sẽ không bao giờ qua đi (Mathio 24:35).

Thời thơ ấu và thanh niên là thời gian vàng bạc, khi sự hiểu sâu lời Đức Chúa Trời được dạy dỗ. Một người nào đã nói “Trường Kinh Thánh tốt nhất trên thế giới là tamột người cha đọc và dạy Kinh Thánh cho con mình”.

Hằng ngày đọc Kinh Thánh sẽ đem đến sự trung thành, vững chắc, tin cậy, vâng lời và tôn kính lẽ thật, và cũng có một kiến thức sâu rộng về đặc tính của Đức Chúa Trời. Đời sống và việc làm của những anh hùng đức tin trong Cựu ước, và đời sống của Chúa Giê-xu và các môn đồ Ngài có thể được trao tay theo từng năm, từng bước một cho con cái của bạn. Sau này con cái bạn sẽ cảm ơn bạn về những sự hướng dẫn kiên nhẫn của bạn (Hêbơrơ 11).

4. VÌ MONG ƯỚC LỚN NHẤT CỦA BẠN LÀ THẤY CON CÁI CỦA MÌNH ĐẾN VỚI ĐẤNG CHRIST

Trong IITim 3:15, sứ đồ Phao-lô viết cho Timôthê “Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ.”

Những môn đồ, giống một số người ngày nay, cố gắng ngăn cản những trẻ nhỏ tiếp nhận lời của Chúa Giê-xu. Nhưng Chúa Giê-xu phán rằng “Hãy để con trẻ đến cùng ta đừng ngăn trở chúng nó vì nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ đó” (Mat Mt 19:13).
Đặc ân lớn của cha mẹ là làm cho con cái quen với đời sống và lời của Chúa Giê-xu, đặc biệt là thập tự giá và sự sống lại của Ngài.
Hãy ghi nhớ rằng trong bảy năm đầu tiên con bạn có ý thức rất mạnh về sự thật của những điều không thấy. Chúng háo hức biết và nếm mùi thực tế đó.

Dạy chúng lời của Đức Chúa Trời, để chúng không dính với sự vô hình của những truyện thần tiên và thế giới của sự tưởng tượng của truyền hình. Trẻ con khóc đòi bánh mà lại cho chúng đá sao? (Luca 11:11).

BẠN PHẢI DẠY NHỮNG GÌ?

Là một người cha và mục sư trẻ tìm cách để thiết lập một hội thánh gia đình, tôi khám phá một cuốn sách hữu ích của Andrew Murray. Bây giờ nó được tái bản bởi Bethany Fellowship với tựa đề là “Làm Cách Nào Để Nuôi Dạy Con Cái Bạn Cho Đấng Christ? ”. Bài viết với chủ đề “Con cái và Kinh Thánh ”, Andrew Murray đưa ra những lãnh vực của việc dạy dỗ của cha mẹ trong lời của Đức Chúa Trời.”

Con trẻ cần phải học:
· TIN vào lời của Đức Chúa Trời
· BIẾT lời của Đức Chúa Trời
· YÊU MẾN lời Đức Chúa Trời
· LÀM THEO lời Đức Chúa Trời
Và chúng ta có thể thêm:
· HỌC THUỘC LÒNG lời Đức Chúa Trời
Điều quan trọng đầu tiên là gương mẫu của cha mẹ: nếu như bạn thường xuyên đọc và tôn kính lời của Đức Chúa Trời, con cái bạn cũng sẽ như vậy. Món quà vĩ đại nhất bạn có thể cho con bạn đó là một cuốn Kinh Thánh riêng được bao lại cẩn thận và khắc chính tên nó trên đó..

DẠY TRẺ ĐIỀU GÌ Ở TUỔI TỪ MỘT ĐẾN BẢY?

Trong những năm hình thành nhân cách này, trẻ thích truyện. Bạn nên chọn lọc những sách truyện Kinh Thánh hay hoặc là tốt hơn hết vẫn là kể những câu chuyện trong Cựu ước và Tân ước. Một câu truyện Kinh Thánh cần được kể cách đơn giản theo cách tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ.

Kể tự nhiên và ngắn gọn.
Hãy sáng tạo, diễn kịch câu chuyện và cho trẻ diễn với bạn.
Sử dụng những lời ngợi khen và những động tác múa. Trẻ con thích hát lớn lên và thích múa.
Hãy khôn ngoan, và đừng áp chế quá mức về bài học đạo đức trong câu chuyện.
Kể chuyện với sự thành thật của lẽ thật, lời của Đức Chúa Trời sẽ làm việc riêng trong đời sống của trẻ nhỏ.
Trong những năm đầu nhạy cảm này, bạn có thể giúp con bạn biết về những lẽ thật của lời Đức Chúa Trời và thực hữu của Chúa Giê-xu là Ngài là Bạn và là Đấng Cứu thế yêu thương của chúng.
Trong những năm này, khả năng lập luận của trẻ đang phát triển để có thể hiểu lời Đức Chúa Trời. Nó nên được khuyến khích đặt câu hỏi. Là cha mẹ, bạn nên tìm cách khai thác các câu hỏi và cách thức trả lời. Đừng bao giờ cười vào những câu hỏi của chúng hoặc chỉ trả lời sơ sài. Dạy dỗ và hướng dẫn chúng bằng Kinh Thánh .

Trong những năm này con bạn nên học:

o TÔN TRỌNG lời Đức Chúa Trời
o HIỂU vài điều về BẢN TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI: TÌNH YÊU THƯƠNG, SỰ NHÂN TỪ, SỰ CÔNG BÌNH, QUYỀN NĂNG, SỰ KHÔN NGOAN và SỰ THÁNH KHIẾT.
o BIẾT CẢM TẠ Chúa về tất cả những ơn phước Ngài ban.
o YÊU MẾN Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng đáng được như vậy
o HIỂU cách để có những chọn lựa đúng và biết những kỷ luật Chúa đưa ra cho đời sống.
Trong những năm phát triển này, đứa trẻ nên nhận nhiều sự dạy dỗ về đời sống và lịch sử của những người lãnh đạo, nhà tiên tri và các vị vua thời Cựu ước.

Và trong Tân ước, học về Chúa Giê-xu và các môn đồ Ngài.
Con bạn sẽ trở thành người như thế nào tùy thuộc phần lớn vào những gì bạn đã dạy chúng trong gia đình. Nếu bạn không làm điều này hằng ngày, không ai làm điều này cho nó cả. Thật ra, những trường học thậm chí có thể dạy chúng cách sống không cần Đức Chúa Trời.
Hỡi các bậc làm cha mẹ, trách nhiệm của bạn là dạy lời của Đức Chúa Trời cho con bạn như tiên tri Êsai nói về Đức Chúa Trời Esai 28:9-10
“Vậy Ngài sẽ dạy khôn cho ai và khiến ai hiểu sự dạy dỗ mình? Có phải là dạy cho những trẻ con thôi bú? Vì, với họ phải giềng mối thêm giềng mối, hàng thêm hàng một chút chỗ này một chút chỗ kia.”

4.2 GIA ĐÌNH VÀ SỰ CẦU NGUYỆN

Có rất nhiều quyển sách hay nói về sự cầu nguyện, nhiều buổi nói chuyện, nhiều quyết định cương quyết được đưa ra để cầu nguyện nhiều hơn. Nhưng bằng cách này hay cách khác, trong thực hành, chúng ta thiếu hiểu biết những điều chúng ta cần biết về Chúa. Cha chúng ta kêu gọi chúng ta thực hành những điều đó trong gia đình.

Nhưng chúng ta đừng nản lòng. Trong lãnh vực cầu nguyện, Satan là kẻ nản lòng lớn nhất. Chúng đem cảm giác tội lỗi đến cho chúng ta khi chúng ta không cầu nguyện, vì chúng sợ vũ khí cầu nguyện.

Chúng tôi tìm cách khích lệ tất cả các bạn, cá nhân cũng như cả gia đình cầu nguyện. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời của những sự bắt đầu mới.

Thi Thien 73:26 “Thịt và lòng tôi tiêu hao, nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi và là phần tôi đến đời đời”.
Sự cầu nguyện là một thành phần quan trọng trong đời sống gia đình. Nói như vậy là lạ, tôi thấy một số chương về “Gia đình cầu nguyện” ở nhiều sách tôi đã đọc về đời sống gia đình. Nhưng ảnh hưởng lớn nhất của bạn, là cha mẹ, trên con cái bạn sẽ là sự cầu nguyện cho chúng cách thầm kín, liên tục và tin cậy đầy lòng tin.. Điều đúng đối với đời sống tôi, khi tôi nhận thức được quyền năng của sự cầu nguyện qua mẹ và cha tôi. Gia đình chúng tôi có ba anh em và tất cả đều trở thành mục sư.

Đầu tiên, bạn có trách nhiệm dạy cho con bạn cầu nguyện. Đó là lời cầu xin của các môn đo, “Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện” Luca 11:1. Cầu nguyện bằng chính lời của riêng bạn.

Cầu nguyện mỗi ngày khi gia đình nhóm lại. Bạn có ngợi khen Chúa và thờ phượng Ngài với con bạn ở nhà không? Đây là quyền lợi và đặc ân Chúa ban cho bạn. Một gia đình không có sự cầu nguyện là một gia đình không tin kính “Gia đình nào cầu nguyện với nhau, gia đình đó hiệp một với nhau”

Những người cha - bạn có một trách nhiệm đặc biệt ở đây. Mỗi ngày bạn phải nhóm gia đình lại để thờ phượng , cầu nguyện và ca ngợi Đức Chúa Trời. Hãy để cho những đứa trẻ cầu nguyện. Chúng có nhiều điều để dạy chúng ta về sự đơn giản của lời cầu nguyện. Gần đây, trong một lá thư từ New Zeland, tôi được nghe về lời cầu nguyện của một bé nhỏ “Chúa Giê-xu kính mến,”cô bé cầu nguyện “xin hãy bảo trọng và chăm sóc chính mình Ngài, vì nếu có điều gì xảy ra với Ngài thì tất cả chúng con sẽ gặp rắc rối”. Trong những năm sau, con cái bạn sẽ lớn lên và đem phước hạnh cho bạn vì gương mẫu và thực hành trong chức vụ cầu nguyện của bạn. (Xem chương 3: Gia đình và gia đình lễ bái)

" Nhờ ơn lành của Chúa những cuốn sách này cho phép bạn tải về miễn phí trong phạm vi sử dụng cá nhân. Nếu bạn sao chép, tái xuất chuyển giao, ghi âm, dịch thuật hoặc sử dụng cách khác trong bất cứ cách nào thì phải được sự cho phép bằng văn bản của tác giả. Rất mong sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn để Thư viện có thêm nhiều sách. "

BBT nguonsusong