Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, July 7, 2012

Trí Khôn Của Cơ Thể



Sự Sáng Tạo Kỳ Diệu Của Chúa 


stethoscope.gif
Lời Nói Đầu
Sau khi hoàn tất việc học vấn ở bên Anh và trở thành một bác sĩ giải phẩu, Paul Brand trở lại Ấn Độ nơi mà ông đã lớn lên trong thời niên thiếu khi cha mẹ ông là những giáo sĩ truyển giáo. Ở đó, trong khi giảng dạy tại trường Cao Đẳng Y Khoa Cơ Đốc, ông chuyên về ngành chữa trị bệnh phong cùi và ngành giải phẫu

để chỉnh hình điều trị các bệnh nhân bị bệnh phong cùi. Ông là bác sĩ giải phẫu đẩu tiên trên thế giới chứng minh được dị tật bệnh phong cùi có thể chữa trị được và có thể phòng ngừa được.


"Trí Khôn của Thể Xác"

Tôi vừa ăn mừng năm mươi năm kinh nghiệm trong việc giải phẩu. Với một chút luyến tiếc những ngày tháng đã trôi qua, tôi đang cố xác định trong lòng, tôi đã học được điều gì qua kinh nghiệm đó, và thái độ của tôi thay đổi thế nào qua thời gian. Tôi muốn chia xẻ một chút kinh nghiệm đó với quý vị.


Những hình ảnh trên TV về những cuộc dội bom ở Bagdad đã khơi lại cho tôi những ký ức sống động năm mươi năm trước đây ở Luân Đôn, nơi mà tôi theo học về ngành giải phẫu trong thời thế chiến II. Chúng tôi ở trong tình trạng chịu đựng những cuộc dội bom kinh hồn, và chúng tôi ở trong thế thiếu phòng thủ. 

Chúng tôi không có đủ bác sĩ giải phẫu trong các trường y khoa, và các sinh viên y khoa cao đẳng như tôi đã phải làm nhiệm vụ trợ tá phẫu thuật. Các bác sĩ giải phẫu thực thụ điều trị những vết thương trầm trọng, trong khi những bọn cấp dưới như chúng tôi phải chịu trận nhiều đêm ở trong phòng mỗ, kiên nhẫn lấy ra những mảnh vỡ thuỷ tinh trong số những người rui ro đứng gần cửa sổ khi bơm rơi xuống. 

Tôi nhớ có một người quét dọn trong nhà thờ, đứng gần một cửa sổ kính màu khi một quả bom rơi xuống đường phố. Ông ta lãnh đủ những mảnh vỡ thủy tinh đầy màu sắc trong gương mặc, ngực và bụng ông ta. Chúng tôi nói đùa với nhau rằng chúng tôi có thể hình dung ra hình ảnh của cái cửa sổ đó qua mô hình của các màu sắc miểng kính mà chúng tôi lấy ra được từ dưới da của ông. 

BS01097.jpg
Tôi gặp lại ông bệnh nhân đó vài lần sau đó nữa vì những cụt u cứ tái xuất hiện dưới da ông ta, và phía dưới mỗi cụt u là một mảnh thủy tinh nhỏ mà chúng tôi để quên khi chúng tôi giải phẫu ông ta lần đầu tiên. Chúng tôi cắt ra những miếng mới, và khâu vết cắt lại. Ông ta cứ tiếp tục trở lại sau mỗi vài tuần, khi có đủ nhiều những cụt u để làm cho cuộc thăm viếng phòng mạch đáng chuyến đi, cho đến khi ông ta nhận thấy rằng ông không còn cần những vị bác sĩ giải phẫu nữa, vì miểng kính do cách nào đó cũng lòi ra, hay ông có thể tự lấy nó ra với một cây kim sạch khi miếng miểng đó gần lòi ra. Tôi thu thập một sự nễ phục thật sự cho hàng triệu tế bào nhỏ nhưng làm việc như một bác sĩ giải phẫu để loại bỏ cho đến tận miếng miểng nguy hiểm cuối cùng trong thân thể ông ta. Chúng làm việc kiến hiệu hơn những vị bác sĩ giải phẫu vì chúng tìm ra được những mảnh vụn nhỏ mà chúng ta bỏ qua. Chúng làm ra một ngã tảo thoát và đẩy những miếng miểng đó ra và hàn gắn lại những vết thương mà chúng còn để lại. Đó là lúc tôi bắt đầu nhận thức ra những điều đã làm cho tôi ngạc nhiên càng ngày càng hơn trong suốt năm mưoi năm qua. Trí khôn của cơ thể. 

Tôi đã học ở trường y khoa, và được huấn luyện trong ngành giải phẫu. Tôi đã học về giải phẫu, về sinh lý, cũng như bệnh lý. Tôi đã học về vi trùng và ung thư. Tôi biết tôi phải làm gì khi người ta bị thương. Tuy nhiên, tôi đã đi đến nhận xét rằng mỗi bệnh nhân của tôi, mỗi trẻ mới sơ-sinh, trong mỗi tế bào của cơ thể của nó, có một kiến thức cơ bản về làm thế nào để sinh tồn và làm thế nào để chữa lành, vượt quá bất cứ điểu gì mà tôi từng được biết. Kiến thức đó là món quà của Thượng Đế, Ngài là Đấng làm cho thân thể của chúng ta hoàn hão hơn chúng ta có thể nghĩ ra. 

Tôi giả sử rằng tôi đã thực hiện hàng chục ngàn cuộc giải phẫu trong suốt cuộc đời tôi. Chắc chắn bây giờ tôi phải bị mỏi mệt về việc giải phẫu, và có lẽ tôi có một chút nhàn chán với nó. Nhưng bây giờ mỗi lần tôi làm một cuộc giải phẫu tôi cảm thấy hơn bao giờ hết tôi đi vào một vũ trụ khoa học và đời sống. Con dao mổ của tôi qua thô sơ so với những bàng quang (ống) tinh vi và những tế bào nhỏ bé mà con dao của tôi phải cắt xuyên qua. Tôi cẩn thận hơn tôi đã làm trước đây. Tôi xử dụng những dụng cụ tốt hơn và giải phẫu xuyên qua các vết mổ nhỏ hơn và tôi suy nghĩ về công việc tôi để lại cho các tế bào chữa lành. Mắt tôi vẫn còn để ý đến những cấu trúc lớn mạnh mà tôi cần hàn gắn lại, nhưng tâm trí tôi nhận ra rằng một đạo quân phụ li ti của những chuyên gia đã được huấn luyện kỷ càng đang chực sẵn để sửa chữa cái mớ hộn độn tôi đã gây ra, và dọn dẹp sạch sẽ sau khi tôi làm xong. 

hourglass.gif
Các khoa học gia đã đóng góp vào việc tìm ra điều kỳ lạ trong thân thể với độ chính xác nhất xứng đáng được đề cao. Đôi khi chúng ta đính kèm tên của họ với những hệ thống cơ thể kỳ diệu mà họ khám phá ra. Nhưng họ không có phát minh ra chúng. Các kính hiển vi tinh vi và kính hiển vi điện tử đã để lộ ra hơn những điều kỳ diệu của cơ thể mà chúng ta chưa bao giờ mơ tưởng đến khi tôi hãy còn là một sinh viên y khoa. Năm mươi năm trước đây chúng ta đã biết cơ thể có những phương cách để tự phòng ngừa chống lại vi trùng, nhưng chúng ta không có ý tưởng rằng có một hệ thống miễn dịch có tổ chức rất cao bao gồm các cấp bậc của các tế bào, mỗi loại chuyên biệt về một kỹ năng độc đáo riêng của mình, được sản xuất ở trong xương tủy và trong tuyến giáp. 

Nhưng làm sao tất cả vẻ đẹp và sự phối họp này thành tựu được? Tôi phải thú thật rằng điều đó vượt quá trí óc của tôi. Nhưng điều tốt là chúng ta nhận ra rằng chúng ta hãy còn biết rất ít. Hãy để tâm trí của bạn mò mẫn! Trong thế giới của vi trùng, nhân loại không thể tồn tại nếu không có hệ thống vi khuẩn này. Tuy nhiên hệ thống này đã không thể sống còn nếu không có cơ thể dinh dưỡng và hỗ trợ nó. Tất cả các hệ thống của cơ thể phụ thuộc hỗ trợ lẫn nhau, và phải bắt đầu với một kế hoạch. Ngay nay chúng ta biết được kế hoạch của cơ thể viết trong mã của DNA, vốn đã hiện hữu trước khi cơ thể có thể phát triển. Nhưng ai đã viết cái mã này? 

Khi tôi còn là một sinh viên, thuyết Tiến Hóa đang ở đỉnh cao của sự công nhận nó và chúng tôi đã được giảng dạy rằng tuyến giáp chỉ là một sự quăng ngược hay một sự ngã ra sau, một dấu vết của một giai đoạn phát triễn trước đó. Ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy từ các nạn nhân của bệnh AIDS, rằng người ta không thể sống sót nếu không có các tế bào miễn dịch từ tuyến ức và tủy xương. Rất nhiều nhà sinh vật học hãy còn bám díu vào ý tưởng về sự tiến hóa một cách cầu may, và ngày nay chính các khoa học gia từ toán học, lý thuyết thông tin và máy tính điện tử buộc chúng ta phải công nhận rằng một mình cơ hội không thể tài khoản cho mã của DNA và các kỳ quan của đời sống. Tất cả những kết quả của khoa học quy về một Đấng Sáng Tạo. 

Tôi đã từng suy nghĩ cơ thể và tâm hồn là hai thực thể riêng biệt chỉ phải chung đụng chia xẽ cùng một chỗ ở. Ông mục sư chăm sóc tâm hồn ở trong nhà thờ, còn tôi chăm sóc cơ thể ở trong bệnh viện. Nhưng, không! Bây giờ tôi biết được rằng trí tuệ, tâm hồn, và thân thể tất cả là một. Tôi biết được rằng thân thể bệnh hoạn ảnh hưởng một cách sâu xa đến tâm trí và tâm hồn. Tôi biết được rằng tâm hồn bệnh hoạn cản trở bước tiến chữa lành của cơ thể. Sức khỏe hoàn hão không thể hiện hữu ở nơi có sự sợ hãi hay căm thù hoặc là cay đắng trong tâm tư. 

Có một từ ngữ rất là bóng bẩy trong tiếng Do Thái được dùng đồng nghĩa với sự bình an và cũng được dùng cho sức khỏe và sự thịnh vượng. Đó là chữ SHALOM. Nó được dùng để chào hỏi lẫn nhau và thể hiện một hy vọng là mọi việc xẩy ra trong đời sống đều tốt đẹp cả.  Trong y khoa chúng tôi dùng chữ "Trạng Thái Nội Cân Bằng", và nó có cùng một ý nghĩa. Nó có nghĩa là mọi tế bào trong cơ thể nằm trong sự hài hòa và theo một quy luật của sức khỏe. 

fighter.jpg
Đôi khi tôi nhìn vào một bàn tay đến với tôi để được giảu phẫu tái tạo, và tôi cảm nhận bàn tay nó. Nó trông có vẻ bị xưng một chút và nó âm ấm hay nóng nóng để rờ tới. Tôi chuyển sang liệu pháp chăm sóc bàn tay và đề nghị nó cần thời gian để ổn định. Nhiệt từ bàn tay gởi ý rằng có một sự nhiễm trùng hay chấn thương, và nhiều tế bào phòng thủ đã đổ xung đến khu vực, tìm kiếm chỗ nào bị thương tổn - những chiến sĩ tế bào này để tay vào cò sẵn sàng ra tay. Với một chút nghĩ ngơi, nhiệt độ sẽ hạ xuống, chỗ xưng sẽ giảm đi, các tế bào viêm sẽ giải tán về doanh trại của chúng. Khi bàn tay ở trạng thái an toàn, tôi sẽ giải phẫu với lòng tin tưởng rằng sự lành lặng sẽ trôi chảy, và bàn tay sẽ hoạt động ngon lành sau đó.

Nhưng có nhiều chuyện về sự "BÌNH AN - SHALOM" hơn là chỉ an dưỡng thể chất của phần bị viêm. Sự bình an có nguồn ở trong tâm tư và tinh thần. Tôi đã nghiên cứu sự đau đớn và sự đau khổ trong nhiều năm và tôi biết được rằng sự đau đớn dường như xẩy ra một cách hiển nhiên do vấn nạn thể chất có thể ảnh hưởng một cách sâu xa bởi những gì xẩy ra trong tâm trí. Tôi có kinh nghiệm đó cho chính bản thân tôi. Cách đây không lâu tôi bị một cơn đau mà tôi chắc chắn là do bệnh ung thư mà ra. Nó thật là đau. Liền sau đó, tôi có cuộc chuẫn bệnh, và kết quả cho biết nó chỉ là một ung đơn giản chỉ cần lấy nó ra, nhưng lại không có ác tính. Cơn đau dịu xuống, ngay cả trước khi mỗ. SỰ SỢ HẢI đã tiêu mất. Tôi thường làm tan biến cơn đau của bệnh nhân bằng cách dành thời giờ giải thích về bệnh trạng, và đánh tan sự sợ hãi vô cớ về tình trạng của họ. Khi những năm tháng đã trôi qua, tôi thấy mình dành nhiều thời giờ cho bệnh nhân, trước khi giải phẫu và sau khi cuộc mỗ xẻ đã xong xuôi. 

SỰ NÓNG GIẬN là một tình cảm khác phá hủy SỰ BÌNH AN - SHALOM, và ngăn trở tiến trình chữa bệnh. Thường khi con người ta nỗi giận với Chúa vì cho rằng Ngài làm cho họ bị thương tỗn, hay làm cho họ bị đau khổ trong cơn bệnh hiễm nghèo nguy đến tánh mạng. Điều này có thể do các ông mục sư đôi khi vô tình gây ra cảm tưởng rằng Chúa làm cho những ai trung tín với Ngài có đời sống thoải mái. Vì như vậy nếu tôi thật lòng có đức tin, tôi không phải bị bệnh. Vì vậy khi tôi bị BỆNH và bị đau đớn, điều đó có nghĩa là Chúa đã quay lưng lại với tôi. Sứ đồ Phao Lô nói về bệnh hoạn và tù đầy của ông một cách rất tượng hình, và rồi ông nói tiếp "trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Ðấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần." (Rô-ma 8:37) Hãy ghi chú Phao Lô nói rằng Chúa giúp chúng ta TRONG và QUA cơn hoạn nạn, không phải là Chúa cất nó đi. 

Chúng ta phải học kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa ngay trong cơn bệnh hoạn, và thậm chí khi cái chết gần kề. Tôi có kinh nghiệm thật quý báo được gần gũi với những người tin kính Chúa khi họ gần qua đời, và kinh nghiệm đó làm cho đức tin của tôi thêm mạnh mẽ. Tôi cầu nguyện rằng khi thời điểm của cuộc đời tôi đến tôi không có càu nhàu rằng cơ thể của tôi đã hao mòn quá sớm, nhưng giữ lòng tạ ơn mà tôi đã có từ lâu vào sự lèo lái của sự sáng tạo kỳ diệu mà thế gian đã được biết đến, và tôi mong đợi cuộc hội ngộ với Đấng Sáng Tạo mặt đối mặt. 

Dr. Paul Brand
Anh Châu_TNPA chuyển ngữ