Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, July 2, 2012

Đời sống gia đình (4)


MẠNG LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO MỘT NGƯỜI CHỒNG CƠ ĐỐC
5.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN. 

Êphêsô đoạn 4, 5 và 6 là những đoạn Kinh Thánh cơ bản trong việc khám phá mạng lệnh của Đức Chúa Trời trong những mối quan hệ giữa chồng, vợ và con cái.


Đối với tôi, mạng lệnh trọng tâm trong những hướng dẫn về đời sống gia đình của Phao-lô là ở trong đoạn 5, câu 18b, 19, 20: “… phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh thơ Thánh bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. Hãy thường thường nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời là Cha chúng ta”.

Điều đó đặc biệt là đặc tính của một người chồng và người cha. Người sẽ được biết đến trong gia đình như là người của sự vui mừng và cảm tạ.

Những ký ức sớm nhất và gần đây nhất của tôi về cha tôi là tinh thần vui mừng và cảm tạ của ông mỗi ngày, cũng như những công việc khó khăn cực nhọc ông làm cho vợ và ba con trai. Tôi muốn con tôi cũng có những hình ảnh về cha tôi như vậy. Đức Chúa Trời muốn chúng ta vui mừng và hạnh phúc trong gia đình chúng ta, và Ngài đã lập người cha để làm người lãnh đạo trong gia đình. Eph 5:23-25
Nó được bày tỏ rõ ràng trong 5:23-25. Trong số câu ít ỏi này, Phao-lô đặt nền tảng của mối quan hệ của ngừơi chồng Cơ Đốc với vợ mình. Đó là những câu Kinh Thánh chủ yếu cho những người chồng và cha, như nó đã bày tỏ về những nguyên tắc cơ bản về tình yêu của chồng đối với vợ mình.

5:25 “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu hội thánh , phó chính mình vì hội Thánh ”.
Những người làm chồng, bạn giống như Chúa Giê-xu trong quan hệ của bạn với vợ mình. Bạn được kêu gọi để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Giê-xu Christ, bằng năng lực, phẩm chất của sự lãnh đạo của bạn trong gia đình. Đó là một mạng lịnh rất cao. Tôi phải hỏi “Đấng Christ yêu hội Thánh , cô dâu của Ngài như thế nào?” Mathio 20:28

(a) BẰNG TÌNH YÊU QUÊN MÌNH
“Ấy vậy, Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”.

GiGa 10:1517 “ta vì chiên phó sự sống mình …vì ta phó sự sống để được lấy lại”.
10:11 “Ta là người chăn hiền lành, người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình”.
IGi1Ga 4:19 Không con người nào, không người chồng nào có thể yêu vợ mình hoàn toàn đúng như “Đấng Christ đã yêu hội thánh ” nhưng đây là một gương mẫu và cách yêu thương Thánh . Chúa Giê-xu Christ đã đi đầu và Ngài trước hết đã yêu chúng ta “…vì Chúa đã yêu chúng ta trước”. Chúng ta là những ngừơi chồng phải khởi đầu và trước hết hãy thương vợ chúng ta.
Tôi đã được học qua nhiều năm trong việc tư vấn hôn nhân rằng nếu trong gia đình không có tình yêu thương, thường thì đó là lỗi của người chồng. Cách duy nhất để bắt đầu là trước hết người chồng phải đầu hàng Chúa Giê-xu Christ trong tình yêu thương, sau đó anh ta có thể thật lòng yêu và làm vợ vui lòng.

(b) BẰNG SỰ NHU MÌ, KHIÊM NHƯỜNG: Điều này tất nhiên là điều trái ngược trực tiếp với tinh thần tự do, ích kỷ, tham vọng dữ dội của con người hiện đại. Nhưng những lời dạy của Chúa Giê-xu trong Tân ước là căn bản, nguồn gốc và có liên quan đến sự thay đổi, và là một cuộc cách mạng. Gia đình là trường học của sự môn đồ hoá Cơ Đốc nhân. Những môn đồ Ngài không làm việc độc lập với nhau, nhưng như những người bị buộc vào với nhau trong cuộc sống hàng ngày và trong cộng đồng thương yêu. Mong ước của họ không phải là tách riêng và chỉ quan tâm đến đời sống riêng mình, nhưng là để mở lòng ra với nhau để chúc phước và làm mạnh mẽ lẫn nhau.
Tình yêu của Chúa Giê-xu được bày tỏ trong vô số hành động của ân điển và khiêm nhường. Những môn đồ học được rất nhiều từ gương mẫu của Ngài cũng như những lời dạy của Ngài. Họ nhận thấy sự lãnh đạo của Ngài là tình yêu trong hành động.
Khi vợ và con cái chúng ta nhìn thấy trong chúng ta, người chồng và người cha, một thái độ của sự khiêm nhường trong sự phục vụ của chúng ta, họ sẽ sẵn sàng theo sự hướng dẫn của bạn.

(c) NGƯỜI CHỒNG PHẢI YÊU GIỐNG NHƯ CHÚA GIÊ-XU
- Không cãi lại
- Không trả thù
- Không mắng nhiếc, chửi rủa…
Hơn nữa Chúa Giê-xu không định lập uy quyền của riêng chỉ mình Ngài, Ngài không bao giờ bắt buộc bất kỳ người nào vâng lời Ngài. Thẩm quyền của Ngài không ở trong việc sai khiến các môn đồ nhưng bằng sự phục vụ khiêm nhường. Do vậy một người chồng phải không bao giờ áp đặt một thẩm quyền phàm tục, mang tính xác thịt. “bạn làm như điều bạn nói”. Đối với tất cả các thẩm quyền, tất cả sự lãnh đạo đều được chỉ một mình Đức Chúa Trời ủy thác và chỉ một mình Ngài thiết lập nó. 

Bạn có cảm thấy tình yêu giống Chúa trong Eph Ep 5:25-33 là quá khó để bạn thực hiện? Bạn đúng. Một điều kiện của sự lãnh đạo có thẩm quyền là ý thức được nhu cầu và sự vô giá trị của mình. Đức Chúa Trời chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ sử dụng người kiêu ngạo hiệu quả được.
(d) VỚI MỘT Ý THỨC NGHIÊM TÚC VỀ MỤC ĐÍCH: Thông điệp của Đức Chúa Trời cho những người chồng là học chịu trách nhiệm về đời sống thuộc linh của vợ.
Điều này bị bỏ mặc một cách kinh khủng, thậm chí trong những gia đình Cơ Đốc. Bao nhiêu người chồng biết vợ mình đọc đoạn Kinh Thánh nào mỗi ngày, và nhu cầu thuộc linh sâu kín của vợ là gì? Tôi thực sự rất ngạc nhiên về sự thờ ơ của những người chồng đối với nhu cầu thuộc linh của vợ mình.

5:26 “Bằng sự rửa sạch của nước qua lời của Đức Chúa Trời.” Điều này có nghĩa gì? Đó là cách Đức Chúa Giê-xu đã tẩy sạch và chuẩn bị cô dâu của Ngài là hội thánh.
GiGa 17:17 “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh vì lời Cha là lẽ thật”
Hỡi người làm chồng, khi bạn yêu vợ mình như Đấng Christ yêu hội Thánh , điều này cũng là trách nhiệm của bạn. Bạn có đọc Kinh Thánh lớn tiếng chung với vợ bạn mỗi ngày không?
Eph Ep 5:27 để dâng nàng cho Cha: bạn có biết mục đích tối hậu trong mối quan hệ hôn nhân của bạn là gì không? Bạn phải nắm lấy tay vợ mình và dẫn nàng đến với Đức Chúa Giê-xu Christ, và nói rằng “Đây là vợ con, không có tì vết, thánh sạch, không chi trách được. Đây là người phụ nữ Ngài đã ban cho con và đây là những gì con đã giúp cô ấy”.
Đây là một trách nhiệm rất trọng thể. Vợ của bạn có lộng lẫy, rạng rỡ, vinh hiển trong sự cứu chuộc khỏi tội và điều ác? Có một điều nghiêm túc cần được cân nhắc, đó là vào ngày đoán xét, chúng ta là chồng sẽ bị quy trách nhiệm cho việc mình đã làm cho vợ mạnh mẽ và dạy họ như thế nào.

5:28-33 chăm sóc và chú ý đến vợ mỗi ngày như đối với chính bản thân mình. Ba lần trong phân đoạn Kinh Thánh này, người chồng được thúc giục yêu thương vợ mình như chính bản thân mình. Mỗi ngày chúng ta là chồng yêu thương thân thể chúng ta đúng nghĩa. Chúng ta tẩy rửa, luyện tập, nuông chiều, mặc quần áo, cho ăn, bảo vệ và chăm sóc thân thể chúng ta.
CoCl 3:18-19 một ít người đàn ông biết làm cách nào để “nuôi dưỡng” và chăm sóc (ấp ủ, yêu thương) vợ mình như họ đối với chính mình. Đó là tế nhị, dịu dàng, đặt mình vào hoàn cảnh của vợ, để hiểu được nhu cầu và trách nhiệm của nàng trong gia đình.
GiGa 17:19 hãy nghĩ Chúa Giê-xu đã quan tâm và yêu thương cô dâu Ngài là hội Thánh như thế nào? Ngài cầu nguyện ngay trước khi đến vườn Ghếtsêmanê “con vì họ tự làm nên Thánh ” điều này có nghĩa là vì cô dâu của Ngài, Chúa Giê-xu sẵn sàng ra đi mà không cần sự an nhàn, tiện nghi, thức ăn giấc ngủ và tình bạn, để cô dâu của Ngài được phước và nuôi dưỡng. Ngài thừơng bị mệt mỏi và đói bụng, chịu thử thách và đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Tình yêu của Chúa Giêxu đối với cô dâu Ngài không chỉ là cảm xúc, nó là một hành động được thể hiện, bằng cách bằng lòng phó chính mình Ngài là sự hy sinh tối thượng của Ngài trên cây thập tự.
Nên người chồng cũng phải yêu thương vợ mình như yêu chính mình, như Chúa yêu cô dâu Ngài.

5.2 NGƯỜI CHỒNG VÀ CƯƠNG VỊ LÀM CHA
Một vài người nói rằng “Đức Chúa Trời là Cha và Ngài cai trị những người cha”. Đó là lý do tại sao thẩm quyền và sự lãnh đạo của người cha lại bị tấn công trong thời đại ngày nay. Bạn có thể phá hủy gia đình, và đặc biệt là người cha, thì sự cai trị cơ bản của Đức Chúa Trời trong thế gian này bị phá hủy.
SaSt 17:4RoRm 4:17 khi Đức Chúa Trời gọi Ápraham, như là cha của dân Do thái, là Ngài bày tỏ câu trả lời của Ngài cho sự lãnh đạo trong thế giới. Ap ra ham được biết đến như là cha của nhiều dân tộc”. Ông là cha của tất cả chúng ta. 

Cương vị người cha này đi thẳng vào lòng của chính Đức Chúa Trời.
MaMl 2:10 tiên tri Malachi bị lay chuyển bởi sự suy đồi của tội ác trong đời sống gia đình và đời sống của dân sự ông, dân Ysơraên, tuyên bố rằng “hết thảy chúng ta chẳng phải có chung một Cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?” Sau đó Malachi cho chúng ta lời xác nhận đảm bảo và lời hứa khích lệ, những câu trả lời cho những điều chúng ta thậm chí chưa thấy. 

4:6 “người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất này”.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI CHA VÀO GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
Đó là xây dựng những mối quan hệ tốt. Đặc biệt là bằng việc xây dựng những mối quan hệ tốt với con cái, một người cha nên làm cho con hiểu được làm cách nào để liên hệ với Đức Chúa Trời như là Cha của chúng nó. Chỉ giống như Chúa Giê-xu đã dạy chúng ta cầu nguyện “Lạy Cha chúng con” nên hãy giúp những đứa trẻ sớm học cách nói “Lạy Cha của con”. Người cha, như là người tạo ra đời sống vật chất cùng với người mẹ, cho đứa con di sản và tư cách. Ví dụ, nếu một cô con gái chưa bao giờ được hưởng một mối quan hệ tốt đẹp, yêu thương với cha nó, rất khó cho cô bé có thể hiểu đúng được Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng của cô. Chúng tôi đã khám phá niềm khao khát trong những ngừơi trẻ trên toàn Châu âu về việc nhận biết tình yêu của Đức Chúa Trời, bời vì có quá nhiều người chưa bao giờ kinh nghiệm được tình yêu của người cha trong thời thơ ấu cũng như thanh xuân.

Qua sự quan tâm thường xuyên của người cha, người con cần phải biết rằng ông là ai. Những mối quan hệ này cần thời gian. Có quá nhiều người cha tạo ấn tượng rằng họ không để ý gì đến con mình. Đối con cái họ quá bận rộn. Giống như người cha trong thời của tiên tri Giêrêmi, người cha vẫn “chẳng xây lại xem con cái mình vì tay mình yếu đuối” (Gie Gr 47:3).
Những người cha - xây dựng những mối quan hệ an toàn và suốt cuộc đời với con bạn bằng cách mỗi ngày dành thời gian để tìm hiểu chúng, đánh giá chúng và để chúng nhận được tình yêu của bạn. Người cha phải xem gia đình như một ngôi trường tại gia - một đơn vị có giáo dục cho cuộc sống. “Giờ gia đình lễ bái mỗi ngày với con cái, trong sự giải trí và dạy dỗ, là ưu tiên số một của người cha, chúng ta cần giải thoát ngừơi cha khỏi tất cả những cuộc họp, những câu lạc bộ của các ông và những mối quan tâm về kinh doanh để thực hiện điều này. Thứ tự ưu tiên đúng trong thời gian của người cha là :

I. ĐỨC CHÚA TRỜI
II. VỢ
III. GIA ĐÌNH
IV. CÔNG VIỆC
V. HỘI THÁNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Mục đích của một người cha đích thực là trang bị cho con cái để đối diện với cuộc sống sau này. Vũ khí tốt nhất là sự cầu nguyện. Hãy đem từng đứa con của bạn đến với lời của Đức Chúa Trời, chúng ta có nhiệm vụ cầu nguyện cho mỗi đứa con, để nó có thể thực hiện sứ mệnh của mình trong Đức Chúa Trời. Chúng ta tất cả đều biết điểm yếu của mình, do đó chúng ta cần tất cả những sự giúp đỡ, chúng ta có thể nhận những sự giúp đỡ đó từ vợ , từ những đứa con trưởng thành của chúng ta, từ Mục sư và những ông bố khác để ủng hộ và động viên chúng ta.
Bài kiểm tra của sự “huấn luyện người cha” là khi con trai con gái bạn lớn lên và có gia đình riêng.
Chúng đã học được những điều gì từ bạn?
- Để có những quyết định đúng đắn
- Để tôn trọng:
Ø Cha
Ø Người lớn
Ø Chính quyền
Ø Của cải
Ø Ý kiến người khác

Ø Để yêu mến Đức Chúa Trời là Cha, và hiểu biết và tin cậy nơi bản tính của Ngài?
Ø Để phục vụ Đức Chúa Trời của cha nó trong xã hội quanh nó và trong một thế giới rộng hơn?
Ø Chính bản thân nó, để thành môn đồ và truyền ra Phúc âm của Đức Chúa Trời?
Ø Để thiết lập một di sản thuộc linh liên tục của những ơn phước với những đứa con của chúng?
Không có điều gì thỏa lòng hơn trong cuộc sống khi người chồng người cha có những đứa con hiểu biết Đức Chúa Trời và rời nhà cha mẹ mình để hầu việc Ngài.
ChCn 23:24 “Cha người công bình sẽ có sự vui vẻ lớn, và người nào sanh con khôn ngoan sẽ khoái lạc nơi nó”
13:22 “Người lành lưu truyền di sản cho con cháu mình”
17:6 “Mão triều thiên của ông già là con cháu, còn vinh hiển của con cái ấy là ông cha”.
5.3 NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THỰC TẾ TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHỒNG
ITi1Tm 5:8 bằng cách chu cấp: đó là một lời chứng tốt để nói của một người cha, rằng ông là một người chu cấp tốt cho vợ và gia đình trong suốt cuộc đời ông. Một người chồng cũng cần lập kế hoạch, cần cung cấp cho việc giải trí, những thời gian trong kỳ nghỉ và lễ cho những người thân.
LuLc 22:26-27 bằng cách phục vụ
Bằng việc bảo vệ, chăm sóc, quan tâm và dẫn dắt gia đình.
Bằng việc lãnh đạo gia đình như là:
- Một TIÊN TRI, ông rao giảng lời Đức Chúa Trời
- THẦY TẾ LỄ, cầu nguyện cho gia đình,
- MỘT ÔNG VUA, ban hành kỷ luật và thẩm quyền cho gia đình.
Làm một người động viên: ông hoàn toàn bước vào đời sống của gia đình hàng ngày, bằng việc giúp đỡ vợ và con cái.
Gia đình là nền tảng kiểm tra bản tính và giá trị thật của một người. Mọi sứ mệnh đều chảy ra từ gia đình.

5.4 TỪ THEN CHỐT TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI CHỒNG
CHUNG THỦY
1. CHUNG THỦY và trung thực trong hôn nhân và giao ước hôn nhân
2. YÊU THƯƠNG & MỀM MẠI: hội thảo gia đình của chúng ta bày tỏ rằng người vợ đang chết đói về sự yêu mến và tình yêu thương. Mỗi ngày bày tỏ lòng yêu mến và tình yêu thương của bạn bằng những hành động cụ thể.
3. TÔN TRỌNG tôn trọng vợ ở điểm cô ta là ai chứ không phải vì những gì cô ta làm.
4. MẠNH MẼ, KIÊN CƯỜNG nhưng trong sự thuận phục: Đấng Christ là người nam. Sự nam tính ấy được thấy trong sự mềm mại với sự thuận phục. Nên một người chồng mạnh mẽ là người chồng “hạ mình dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời” (IPhi 1Pr 5:5-6). Sự thuận phục trong chủ quyền tối cao của Đức Chúa Trời và uy quyền của Ngài đem sức mạnh và sức khỏe vào trong gia đình. Không có tinh thần khiêm nhường giống Đấng Christ thì không có sự nam tính, không có sự mạnh mẽ kiên cường trong một người chồng và không có gì đảm bảo cho người vợ cả.
5. LỊCH SỰ, TẾ NHỊ: Bạn hãy tặng quà cho vợ mỗi ngày bày tỏ sự ân cần, quan tâm, yêu thương. 

Tất cả được bày tỏ bằng hành động.
6. THẨM QUYỀN: Để lập những quy định của Đức Chúa Trời trong gia đình, người chồng Cơ Đốc cần nhận được sự xức dầu của Đức Thánh Linh.
7. SỰ TẬN TÂM: Một ngừơi chồng khôn ngoan giao phó đời sống mình cho Chúa mỗi ngày, để hầu việc và lãnh đạo gia đình. Anh ta được biết đến là một người hiến mình để theo và phục vụ Chúa Giê-xu Christ, vì anh biết chân lý của lời Chúa cho môn đồ “vì ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được” (GiGa 15:55).

5.4.2 BẢNG TỰ PHÂN TÍCH CHO NGƯỜI LÀM CHỒNG
1. Bạn có phải là người đứng đầu gia đình không?
2. Bạn có chắc rằng bạn vẫn đang yêu vợ bạn và thường xuyên nói nói với cô ấy như vậy không?
3. Tình yêu của bạn dành cho cô ấy đã được thử thách bằng một sự hy sinh chưa?
4. Bạn có trung tín trong giờ cầu nguyện chung với cô ấy không?
5. Khi mà hai bạn có những bất đồng, bạn có chờ cho cô ấy hạ mình xuống không?
6. Bạn có la hét trong gia đình và dùng quyền của mình để đe doạ không?
7. Bạn có hiểu rằng cô ấy là một tạo vật yếu ớt và luôn luôn cần sự giúp đỡ của bạn không? Những lời cầu nguyện của bạn có khi nào không được nhậm vì bạn chưa hiểu điều này không?
8. Trong tất cả những hành động và trong mối quan hệ riêng tư với cô ấy, bạn đã làm mọi việc trong sức mình để giữ tình yêu cho nhau luôn tươi mới chưa?
9. Có phải bạn chỉ quan tâm đến việc thoả mãn tình dục của riêng mình hay bạn cũng nghĩ về cô ấy nữa?

10. Nếu bạn có con cái, bạn có chắc rằng chúng sẽ không xúc phạm cô ấy?
11. Thỉnh thoảng bạn có tặng cô ấy quà hoặc hoa không?
12. Bạn có bày tỏ lòng biết ơn và khen cô ấy về những điều cô ấy đã làm, và trân trọng những khả năng riêng của cô ấy không?
13. Bạn có chỉ trích cô ấy trước mặt người khác không?
14. Duy trì mối quan hệ giao tiếp mở rộng có là điều quan trọng không?
5.5 BÀI HỌC KINH THÁNH
I. Đọc CoCl 3:19-24
Bằng cách nào người chồng Cơ Đốc có thể hoàn thành những nguyên tắc ban đầu này trong công việc gia đình Cơ Đốc?
Quyền năng của Cha thiên thượng trong gia đình thi hành như thế nào trong thực tế?
II. Đọc Gios Gs 24:15 “Ngày nay hãy chọn ai mà ngươi muốn phục sự…nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va”.

Những người chồng ngày nay có bắt chước gương mẫu lãnh đạo của Giôsuê như vậy không?
Điều gì có liên quan đến việc một người chồng trở thành một người lãnh đạo tốt trong gia đình?
Anh ta lớn lên trong sự lãnh đạo thuộc linh như thế nào?
III. Đọc IPhi 1Pr 3:7-9
Làm thế nào mà người chồng có thể kính nể vợ và bày tỏ tình yêu thương, sự tôn trọng đối với nàng?
IV. Đọc LuLc 22:26-27
“Ta ở giữa các ngươi như người hầu việc vậy”
Làm thế nào mà một người chồng, trong từng chi tiết thực tế của đời sống hàng ngày, bày tỏ tấm lòng của một người đầy tớ đối với vợ và gia đình?
Phải cụ thể. Liệt kê những lĩnh vực mà anh ta có thể phục vụ và giúp đỡ.
V. Thảo luận “MƯỜI ĐIỀU RĂN THỰC TẾ CHO NHỮNG NGƯỜI CHỒNG”
VI. Ơn phước và sự rủa sả. Đức Chúa Trời đã giao việc chăm sóc con cái vào tay của người cha. Điều này tùy thuộc vào quyền của người cha chúc phước hay rủa sả con cái mình.
a. Sự rủa sả: 

Trong Cựu ước, Đức Chúa Trời nói đến sự rủa sả của ma quỷ và những vấn đề đi từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hãy nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh sau:
XuXh 20:5-6
PhuDnl 5:9
LeLv 26:39
Gie Gr 32:18
CaAc 5:7
b. Sự chúc phước
Trải suốt Kinh Thánh đề cập rất nhiều đến những sự chúc phước của người cha đối với con cái họ với những gia sản tốt đẹp. Nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh sau:
SaSt 12:1-3 (Áp ram)
15:1-7 Giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ram)
17:1-8 và 22:15-18
27:1-40 (Giacốp được Ysác chúc phước)
49:1-28 (Gia cốp chúc phứơc cho con trai mình)
PhuDnl 2:1-37 (Những ơn phước của sự vâng lời và sự rủa sả vì sự bất tuân)
33:1-29(Môi se chúc phước cho các chi phái)
Thi Tv 103:17
ChCn 13:22
RoRm 8:16-17
GaGl 4:4-7

Exe Ed 37:24-28
Theo sự hướng dẫn của những lời Kinh Thánh này hãy suy gẫm:
- “Sự rủa sả gia đình” có thể bị truyền từ đời này sang đời kia không?
- Làm thế nào để lời rủa sả bị phá đổ và căn nguyên của nó bị phá đổ?
- Làm thế nào chúng ta có thể dùng quyền năng của Thập tự giá của Chúa Giê-xu chống lại những lời rủa sả đó?
- Quyền năng của sự chúc phứơc của người cha?
+ Nó có ảnh hưởng như thế nào?
+Bạn có thể cho một vài ví dụ?
- Làm thế nào người cha có thể chúc phước cho con họ trong những thế hệ tiếp theo?
- Bạn là một người cha có thỉnh thoảng ban cho con mình những lời Chúa phước không
MƯỜI ĐIỀU RĂN THỰC TẾ CHO NGƯỜI CHỒNG
1. Phải ngăn nắp và sạch sẽ
2. Lịch sự nhã nhặn trong cũng như ngoài gia đình. Luôn tìm hiểu, bày tỏ tình cảm.
3. Những món quà nhỏ nhưng đáng quan tâm và có ý nghĩa. Mọi phụ nữ đều muốn mình được nhớ đến.
4. Biết thưởng thức, đánh giá cao. Hãy khen vợ bạn
5. Thỉnh thoảng đưa vợ đi chơi
6. Hãy thông cảm
7. Hãy lắng nghe những lời khuyên của vợ bạn. Tiếp nhận những lời đề nghị, gợi ý
8. Cùng đọc với vợ mỗi ngày ít nhất một đoạn Kinh Thánh và cầu nguyện với nhau.
9. Nhớ là hãy lãng mạn
10. Chia sẻ với vợ những suy nghĩ và mục đích của bạn. Duy trì sự cởi mở, rộng rãi, chân thật trong tất cả các trường hợp.


MẠNG LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO NGƯỜI VỢ CƠ ĐỐC
Bằng cách tạo ra cả nam và nữ, với nhau, là yếu tố cần thiết đối với hình ảnh đầy đủ của một Đức Chúa Trời trong con người. Một sự cân bằng chủ yếu được thấy giữa người nam và người nữ trong mạng lệnh của Đức Chúa Trời:
- Cả hai đều được Đức Chúa Trời tạo dựng.
- Cả hai đều chia sẻ công việc đã được Đức Chúa Trời tạo dựng.
- Cả hai đều được cứu bởi Đức Chúa Giê-xu Christ.
- Cả hai đều là con cái Đức Chúa Trời.
- Cả hai đều phải phục vụ Đức Chúa Trời và phục vụ lẫn nhau trong tình yêu thương. SaSt 1:26-272:18-253:20.
- Cả hai đều được hưởng nước thiên đàng nơi không có cưới gả.
GaGl 3:28 “Tại đây không còn chia ra người Giuđa hoặc người Hy-lạp, không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ, không còn đàn ông hoặc đàn bà, vì trong Đức Chúa Giê-xu Christ, anh em thảy đều làm một”.
6.1 CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Trong sự bình đẳng giữa nam và nữ, người phụ nữ có chức năng đặc biệt của họ. Người phụ nữ được dựng nên cho người nam, trở thành người giúp đỡ. Người nữ thực sự được lấy ra từ xương sườn người nam, và được Ađam đặt tên là Ê-va. Về mặt sinh học, người nữ được Đức Chúa Trời tạo dựng để trở thành người nhận lãnh còn người nam được dựng nên là người đứng đầu và cũng là người lãnh đạo. Trong bức tranh tuyệt đẹp của cô dâu và chú rể minh hoạ mối quan hệ của Đấng Christ và hội thánh Ngài, chú rể là Đấng Christ, và cô dâu là hội thánh , nơi nhận tất cả các ân điển và ơn phước Ngài.

6.2 NỮ TÍNH
Người nư có sự nữ tính do Chúa ban và tạo ra. Trong việc tư vấn trong những buổi hội thảo gia đình, tôi khám phá ra rằng rất nhiều phụ nữ, vợ và mẹ và những người độc thân không chấp nhận mình là phụ nữ lẫn nữ tính của họ. Điều này dẫn đến sự hỗn loạn và đau thương trong cuộc sống họ.
Êlisabeth Elliot, trong cuộc phỏng vấn của tạp chí “Giao Ước Mới” đã phát biểu “Người phụ nữ cần chấp nhận món quà Chúa đã ban cho họ. Sự nữ tính của tôi là món quà từ Đức Chúa Trời và là một trong những điều không thể thay thế được trong sự tồn tại của tôi. Tôi có thể nhìn cuộc sống bằng hai hướng. Tôi có thể than phiền về những điều chưa được ban cho, hoặc cảm ơn Chúa vì những điều đã được ban cho. Người nữ thật sự nữ tính thì vui mừng vì mình là nữ. Họ sẽ sẵn sàng vui lòng cảm tạ Chúa về sự nữ tính của mình.”
Tôi đã thấy điều cảm tạ cho sự nữ tính là yếu tố quan trọng đối với hạnh phúc và sự an toàn trong đời sống gia đình.
6.3 THÁI ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-XU ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Điều này đã được bày tỏ rõ ràng qua thái độ của Chúa Giê-xu đối với phụ nữ ở trong những sách Phúc âm. Ngài đã phá đổ truyền thống và tục lệ của người Do thái và người Hy lạp trong thời của Ngài liên quan đến vị trí của người phụ nữ trong xã hội.
GiGa 4:1-54
20:11-17
LuLc 2:36-38
8:1-3
13:10-17
Mat Mt 15:28
Chúa Giê-xu xem người phụ nữ là bình thường như những người khác và chấp nhận họ như vậy. Ngài khuyến khích phụ nữ tiếp nhận lời của Ngài và Ngài không vui khi thấy Mathê quá bận rộn với công việc nhà đến nỗi không có thời gian để lắng nghe Ngài.
Để nâng người phụ nữ lên đúng vị trí mà Đức Chúa Trời đặt để, Chúa Giê-xu đã làm điều kinh ngạc này. Ngài đã thực sự nói chuyện với người đàn bà Samari(người mà người Do thái không bao giờ quan hệ), trong một buổi trưa nóng bức. Ngài đã chữa lành người đàn bà “ô uế” trong ngày Sabát. Ngài chấp nhận một sự xức dầu từ một người phụ nữ là người tội lỗi xấu xa. Ngài khen sự dâng hiến của một bà goá không biết tên. Chúa Giê-xu đã dạy những lời quý báu cho những người phụ nữ: “Đức Chúa Trời là Thần nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần lẽ thật mà thờ lạy” (GiGa 4:24),“ Ta là sự sống lại và là sự sống, kẻ nào tin ta thi được sự sống mặc dù đã chết rồi, và ai sống mà tin ta thì chẳng hề chết”.
Và phụ nữ là những người cung cấp cho Chúa Giê-xu những điều cần thiết hàng ngày, khi Ngài đi giảng đạo với các môn đồ ở khắp nơi.

6.4 SỰ PHỤC TÙNG

Chúng tôi đưa ra một bảng những điểm tóm tắt những nguyên tắc trong Kinh Thánh về sự phục tùng, liên quan đến người vợ Cơ Đốc.

Sự thuận phục Đấng Christ. Trong Tân ước, “sự thuận phục” có nghĩa đen là “về vị trí ở dưới một người nào đó” hoặc là phải tùy thuộc vào người nào đó về quyền lực” nó được xem như là cấp độ cao nhất và tốt nhất trong sự vâng lời tự nguyện của Chúa Giê-xu đối với Cha thiên thượng của Ngài. Đối với những người Cơ Đốc nam và nữ, đó là sự phó thác tự nguyện cho Chúa Giê-xu Christ là Đấng cứu rỗi và Đức Chúa Trời trong tình yêu. Đối với những Cơ Đốc nhân, sự vâng phục là sự bày tỏ lòng kính trọng đối với Đấng Christ.

Sự thuận phục là một thái độ hoặc là đặc tính cơ bản của tất cả những người Cơ Đốc. Đối với đàn ông cũng như đàn bà, cha cũng như con, chủ cũng như tớ. Nó là bản chất chính yếu của những mối quan hệ Cơ Đốc. Đối lập với những quan niệm của thế giới về uy quyền, quyền lực và sự vĩ đại, lời dạy của Chúa Giê-xu về sự thuận phục là một cuộc cách mạng căn bản và triệt để. Điều đó đến từ sự vâng phục cho đến cuối cùng của Ngài để chết trên cây thập tự.

Eph 5:21
Sự vâng phục là sự xả thân quên mình vì nhau. Nó không bao giờ là một quyền lực hà khắc bởi một người bạn phối ngẫu hết lần này đến lần khác. Đó là một sự nhượng bộ tình nguyện lẫn nhau, và chảy thành dòng giữa một người chồng và một người vợ trong tình yêu giống như Chúa Giê-xu. “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau”.

Chồng là “đầu vợ”. Sự lãnh đạo của người chồng trong gia đình tùy thuộc vào sự sẵn sàng vâng phục của người vợ. Người vợ sẽ tôn trọng chồng hết mực. Nhưng sự vâng phục của nàng trước hết “giống như vâng phục Chúa”. Sự vâng phục của nàng không có nghĩa là nàng không có quyền để bày tỏ quan điểm của riêng mình. Điều quan trọng là khi nàng bày tỏ quan điểm, trong việc sẽ phải quyết định như thế nào. Hơn nữa, người vợ nên giao quyền quyết định chính cho chồng và cũng cho chàng có đủ thời gian để cân nhắc điều nào là điều quan trọng. Trong tất cả những điều này, nàng cần trau dồi nuôi dưỡng một sự nhận thức sâu sắc về giá trị của chồng và tôn trọng chồng, vui vẻ với chồng cách không sợ hãi. 
IPhiero 3:1-2

Cham Ngon  31:26
Sự vâng phục đối với cả khi người chồng không phải là Cơ Đốc nhân. Một vài người nữ Cơ Đốc lập gia đình với những người không tin Chúa cảm thấy họ không có trách nhiệm vâng phục chồng. Nhưng lời của Đức Chúa Trời dạy cách rõ ràng. Sự vâng phục phải là vô điều kiện. Bạn phải yêu thương, tôn trọng và vâng phục, bởi vì chồng bạn đã được Đức Chúa Trời ban cho quyền trên bạn. Và bạn phải làm điều này với tinh thần “yên lặng và mềm mại” rằng chồng bạn sẽ được lôi kéo bởi đức hạnh của bạn “phép tắc nhân từ ở nơi lưỡi nàng”.


22:37-39 khi sự vâng phục chối bỏ luật yêu thương, như đã được Chúa Giê-xu dạy, mười điều răn hoặc là lương tâm người phụ nữ, với ý định từ chối tình yêu của nàng dành cho Chúa Giê-xu, Đức Chúa Cha và dân Ngài, sau đó điều này sẽ đi ra ngoài giới hạn nó trở nên tội lỗi và gây đau đớn.

Sự vâng phục đúng nghĩa và đích thực trong Đấng Christ là thái độ sống ban cho nhân từ của đời sống, điều này sẽ mang đến sự bình an và an toàn cho gia đình bạn. Nó sẽ làm vững mạnh những mối quan hệ trong hôn nhân. Đối với người mẹ và người vợ Cơ Đốc, sự vâng phục phải ở trong sự trung tín cầu nguyện với Đức Chúa Trời, mong đợi Ngài làm điều đó qua Đức Thánh Linh. Thái độ trong đời sống của bạn không phải là cố gắng để thay đổi hay điều khiển chồng, nhưng là vâng phục sự làm đầu mà Chúa ban cho trong tình yêu thương như Phierơ đã viết trongIPhiero 3:1-6 “vui mừng không sợ hãi”.

6.5 SỰ QUAN TRỌNG CỦA BỔN PHẬN LÀM MẸ

Trong thời đại của những dư luận thế giới về việc phá thai, chúng ta cần phải nâng cao tầm quan trọng của sự làm mẹ. Như Andrew Murray nói rằng: “Tử cung người mẹ là nơi làm việc của Đức Thánh Linh”. Khi Đức Chúa Trời muốn một đứa bé thánh sạch Ngài tìm cha mẹ Thánh sạch. Trong 1:6, bởi vì cha mẹ “công bình trước mặt Đức Chúa Trời”, sống đời sống không chỗ trách được, đứa bé được sinh ra dưới sự bao phủ của Thánh Linh là niềm vui mừng cho cha mẹ và là nguồn phước cho thế gian. Trong 1:38, chúng ta nhận ra rằng đặc điểm rõ ràng nhất của việc làm mẹ của Mary là sự tuyệt vời của sự thuận phục theo mục đích của Đức Chúa Trời, trong đức tin đơn sơ,
“Tôi đây là tôi tớ Chúa. Xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền”.

6.6 NHỮNG LÃNH VỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRONG TÍNH CÁCH

IPhiero 3:3-6
Cham Ngon 31:28
Gương mẫu của những đặc tính giống như Đấng Christ của một người mẹ và một người vợ Cơ Đốc trong gia đình là điều kết quả nhất và lâu dài nhẫn nại nhất. Với những người nữ như vậy của Đức Chúa Trời, thì “con cái nàng chổi dậy chúc nàng được phước.”
IIPhiero 1:5-8
Đặc tính giống Chúa của một người phụ nữ được xây dựng trong những lãnh vực sau:
I Côrinhtô 13 Tình yêu thương: không phải cảm xúc nhưng là một lựa chọn của hành động.
IPhiero 3:5
LuLc 1:45
Heboro 11:11
Đức tin: nghiên cứu về những người phụ nữ của đức tin trong Kinh Thánh . Nữ giới có khả năng đặc biệt về đức tin.
ITesalonica 4:11
IPhiero 3:4
Bình an: một người nữ bình an trong gia đình không nhường chỗ cho sự buồn rầu, lòng tự ái, sự ngã lòng, áp lực và sự thất vọng nhưng chúc phước cho cả gia đình và hàng xóm trong sự bình an.
ITim 5:5
Tit  2:3
IPhiero 3:2-4

Sự Thánh khiết: một người nữ (vợ hoặc mẹ) người kính sợ Đức Chúa Trời và lớn lên trong sự Thánh khiết của đời sống và trong sự cầu nguyện và nhân chứng là một nguồn phước cho chồng và gia đình.

6.7 SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 

Luca 22:27: Sứ mệnh giúp đỡ, ủng hộ khuyến khích.
Do sự tạo dựng, và bằng ân điển, một người vợ được gọi để trở nên một người mẹ. Đây không bao giờ là một “ sứ mệnh thấp”, nhưng giống như một sứ mệnh phục vụ của Chúa Giê-xu. Ngài phán “Ta ở giữa các ngươi như một kẻ hầu việc”. Đức Chúa Trời của chúng ta tạo nên người phụ nữ về mặt sinh học là nguồn sống. Ngài đã ban cho người nữ một hệ thống duy trì nguồn sống đẹp đẽ gọi là tử cung. Nhưng họ không chỉ duy trì sự sống bằng việc mang thai, nhưng từ khi con sơ sinh cho đến khi già, cả về thể xác lẫn tinh thần họ là nguồn sống của con cái và gia đình họ.

Sứ mệnh hỗ trợ này là thực tế nhất: Đối với chồng và đối với công việc của chồng.

Người vợ ủng hộ chồng bằng cách:
- Chăm sóc chồng
- Dành thời gian cho chồng
- Đánh giá đúng giá trị của chồng và khuyến khích chồng
(người chồng cần điều này biết chừng nào)
- Tránh những thái độ chỉ trích phê bình

Đối với nhà cửa và gia đình: công việc gia đình là một công việc đòi hỏi nhiều cố gắng nhưng là một công việc tốt đẹp. Một người vợ sẽ tạo nên bầu không khí của gia đình. Như là những ảnh hưởng vô thức, hết mình, bình an, yên bình, vui mừng để gia đình có thể sống vui mừng trong đó. Trong việc tạo ra bầu không khí thuộc linh này, những điều vật chất là quan trọng: đồ gia dụng, rèm cửa, sự sắp xếp quần áo, màu sắc, những bức tranh, sự sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng, sự sáng tạo, âm nhạc, quần áo, sự hiếu khách, những giọng cười tạo sức khoẻ, thưởng thức những hình thức giải trí và lễ kỷ niệm.

Phúc âm đã ghi lại để làm cho nó rõ ràng. Chúa Giê-xu đối xử với người phụ nữ không phải như là “phái thấp” nhưng là một người cộng tác và những cá nhân mà có tiềm năng thật sự về sự phục vụ yêu thương, cũng như những môn đồ nam của Ngài đã làm.

Thật là thú vị khi khám phá ra rằng những nhà cải chánh giáo hội không xác định được chắc về vị trí của phụ nữ trong gia đình, hội thánh và xã hội, trong khi sau này những nhà truyền giáo của thời kỳ đại phục hưng thế kỷ 19 như là như Moody, Finney, William Booth, C. T Studd và Hudson Taylor tất cả đều chấp nhận hoàn toàn vai trò của phụ nữ là người cộng sự trong công tác truyền giảng Phúc âm. Trong vấn đề này, theo phán đoán của tôi, nó gần với những dạy dỗ của Phúc âm và Kinh Thánh Tân ước ghi lại hơn.

Tất cả những điều này có ý nghĩa rằng trong gia đình chúng ta và trong những hội thảo đời sống gia đình chúng ta được cho phép, khuyến khích và chúc phước cho người nữ trong quyền năng và vinh hiển của người phụ nữ và trong lĩnh vực phục vụ Chúa Giê-xu Christ.
Cong Vu 2:1-21

Đoạn Kinh Thánh chìa khóa là 2:1-21: trong ngày lễ Ngũ tuần, cả đàn ông và đàn bà nhóm lại với nhau và chờ đợi trong sự cầu nguyện, cùng với việc tiếp nhận Đức Thánh Linh, và cùng với nhau rao truyền Phúc âm. Điều này là điều khẳng định trực tiếp về lời tiên tri Gioen 2:29 “Trong những ngày đó, dầu những đầy tớ trai và đầy tớ gái, ta cũng đổ Thần ta lên”.

Những điều ghi lại về hội thánh đầu tiên trong sách Công vụ các sứ đồ, và cũng trong những bức thư của Phao-lô để khẳng định điều này (Cong Vu 2:18).

Phao-lô cảm ơn các người đàn ông đàn bà đã giúp đỡ ông trong sứ mệnh hàng ngày của ông. 16:14-15 nói về “Bêritsin và Aquila” hai kẻ cùng làm việc với tôi trong Đức Chúa Giê-xu Christ và về “Phêbê người nữ chấp sự của hội Thánh - bà là nguồn giúp đỡ lớn cho nhiều người, trong đó có tôi” cũng gởi lời chào Mari, Triphenơ, và Try phôsơ là những người làm việc rất nhiều cho Chúa.

Những người nữ lớn tuổi và trưởng thành trong đức tin có nhiều kinh nghiệm và những lời dạy đặc biệt kết quả trong việc huấn luyện cho những người phụ nữ trẻ hơn.

Từ những lời dạy trong Kinh Thánh chúng ta học được:
1. Đức Thánh Linh ban tri thức và hiểu biết cho người nam cũng như nữ. Và muốn người nữ (mẹ và vợ) dâng những gì họ đã nhận lãnh. Một người chồng hoặc người lớn hơn nên nhận ra rằng người phụ nữ có một ân tứ đặc biệt của sự khôn ngoan, tiên tri, sự sáng suốt, lòng hiếu khách…
2. Chỉ trong nhà người phụ nữ có thể làm những điều vĩ đại nhất: Đức Chúa Trời đã ban cho người món quà đặc biệt để thực thi sứ mệnh, và để duy trì công việc nhà. Trải một thời gian dài người ta nghĩ rằng những ân tứ Thánh Linh ban cho người vợ, người mẹ và người goá bụa trong sứ mệnh, tại gia đình, trong hội thánh và xã hội đã bị thấp hơn so với các ân tứ khác, như là: sự giảng dạy lời Chúa trước công chúng hoặc việc quản lý và cai trị thân thể Đấng Christ. Chúng ta đã nhận ra rằng, trọng tâm chính cho những chứng nhân Cơ Đốc là nếp sống ở trong gia đình. Nếu điều này yếu, thì cả thân thể Đấng Christ sẽ bị yếu theo. Trong gia đình và trong việc làm của đức tin, rằng người vợ và mẹ có sứ mệnh đầu tiên và quan trọng nhất. Nếu người này không thực hiện sứ mệnh mình trong gia đình thì người này đã “ở ngoài sự xếp đặt của Đức Chúa Trời”.
3. Người phụ nữ (người vợ, người mẹ, người góa, người độc thân, bà) tất cả đều có một sự phục vụ đặc biệt trong những lĩnh vực rộng lớn hơn ngoài gia đình. Trong công cuộc truyền giáo và dạy dỗ họ có một cánh cửa khác là họ có thể bước vào những gia đình ngoại đạo khác mà ngươi đàn ông không có. Kinh Thánh đưa ra nhiều con số ví dụ về loại lãnh đạo này trong xã hội và trong lĩnh vực chính trị
ITim 2:11-12

Chính Đức Thánh Linh là Đấng ban sứ mệnh thuộc linh cho toàn thể của hội thánh.
Chúng ta nên nhận biết tiềm năng thật sự của những người phụ nữ Cơ Đốc trưởng thành, trong sứ mệnh thuộc linh và sự lãnh đạo trong gia đình và trong hội Thánh.

6. 81 BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI VỢ

- Chồng bạn có là người đứng đầu gia đình không?
- Bạn có thuận phục chồng không, thậm chí khi cả hai không đồng ý với nhau?
- Bạn có khen chồng về một điều gì đó - ít nhất một lần mỗi ngày không?
- Bạn có nổi loạn chống lại chồng không? Bạn có ngắt lời chồng khi chồng đang nói không?
- Bạn có chì chiết chồng và con cái không?
- Bạn có đặt chồng dưới áp lực về tài chính không?
- Bạn và chồng có quan hệ tình dục tốt không?
- Bạn có luôn luôn 100% trung thực với chồng không?
- Bạn có quản lý việc nhà giỏi? Nhà bạn có sạch sẽ, thu hút và sáng tạo không?
- Bạn có cầu nguyện và kiêng ăn vì chồng không?
- Tình yêu của bạn dành cho chồng đã được thử thách bằng sự hy sinh chưa?
- Khi các bạn có ý kiến khác nhau, bạn có chờ đợi để chồng hạ mình xuống không?
- Bạn có chỉ trích chồng trước mặt người khác không? Trước mặt con cái không?
- Bạn còn cố gắng giữ mối quan hệ giao tiếp cởi mở không?

6.9 BÀI HỌC KINH THÁNH

I. Đọc Châm ngôn, đoạn 31, câu 10-31
Đây là bài thơ của người Hêbơrơ về người vợ của vẻ đẹp và sức mạnh của những đặc tính, người biết cách chăm sóc công việc gia đình.
Bạn có nghĩ đây là một sự miêu tả thổi phồng cho người vợ và người mẹ hiện đại?
“Trọn đời nàng làm cho chồng được ích lợi, chớ chẳng hề tổn hại” (câu 12). Thảo luận: người vợ có thể làm hại hoặc cản trở chồng và gia đình trong nhà và trong xã hội như thế nào? Người vợ có thể làm ích lợi cho chồng và gia đình trong gia đình và trong xã hội như thế nào?
Người vợ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực nào của gia đình?
“Nàng thức dậy khi trời còn tối” (câu 15) “ban đêm đèn nàng chẳng hề tắt” (câu 18) “nàng không hề biếng nhác” (câu 27). Một số người vợ có thể trở thành người “tham công tiếc việc” không? Một người mẹ cần bao nhiêu thời gian để giải trí và thư giãn? Bạn có gặp vấn đề về sự lười biếng và thiếu tính tự kỷ luật không?

“Nàng mặc lấy sức lực và oai phong”câu 25. Bạn xem điều gì là sức mạnh của một người mẹ và người vợ tốt? Sự oai phong và vẻ đẹp của người phụ nữ được thể hiện như thế nào trong đời sống hàng ngày?
“Nàng không sợ ngươi nhà mình bị giá tuyết” câu 21 “khi nghĩ đến ngày sau nàng bèn vui cười” câu 25. Thái độ của người mẹ quan trọng như thế nào trong gia đình trong những ngày sắp đến?
“Con cái nàng chổi dậy, chúc nàng được phước; chồng nàng cũng chổi dậy và khen nàng” câu 28. bạn có nhận được sự biết ơn và khích lệ từ chồng mình không? Từ gia đình bạn? Bạn có mong ước được biết ơn nhiều hơn không? Người chồng và gia đình có thể hiện sự cảm thông và khích lệ bằng cách nào?
“Nàng mở tay ra giúp kẻ khó khăn” câu 20. Trách nhiệm của bạn đối với người nghèo, người tị nạn, người thiếu thốn trong vùng của bạn hoặc trên cả thế giới này là gì?

II. Đọc Thi Thien 139:13-16
Theo ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh này ta thấy tầm quan trọng của việc người mẹ đi làm, chúng ta phải nói gì về những thái độ hiện hành trong thời hiện nay về việc phá thai?

III. Người mẹ làm việc: đọc Cham Ngon 31:16-18Cong Vu16:14
Bạn có thể chứng minh từ Kinh Thánh rằng một người vợ, người mẹ không nên đi ra ngoài làm việc không? Hãy thảo luận năm câu hỏi đơn giản mà người vợ người mẹ cần tự hỏi trước khi đảm nhận một công việc ngoài gia đình:
1. Tại sao bạn đi làm?
- Chán với bổn phận ở gia đình?
- Tìm kiếm những điều khác cho gia đình bạn?
- Để trả hết nợ?
2. Dù đi làm bạn cũng có thể hoàn thành công việc nhà tốt đẹp chứ?
3. Về mặt tài chính thì điều nào là thực sự có lợi?
4. Điều này sẽ ảnh hưởng đến con cái bạn như thế nào?
5. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bạn giúp đỡ nhưng người xung quanh khi họ thiếu thốn như thế nào?

NHỮNG BÀI HỌC KINH THÁNH CHO CÁ NHÂN HOẶC CHO NHỮNG NHÓM HỌC KINH THÁNH

1. Trách Nhiệm Thực Tế Của Một Người Vợ Và Một Người Mẹ
- Sinh con Thi Thien 147:13ITimothe 2:15
- Tận tụy với chồng con : Tit 2:5 Phục vụ.
Sang The Ky 24:11-20 Mathio 27:55-56
- May vá : Cham Ngon 31:22
- Nướng bánh: Sang The Ky 18:6
- Tiếp đãi kách tử tế: IIVua  4:8-10Roma12:13
Luca 10:38-42Cong Vu 16:1540ITim 3:2Cong Vu 28:1-10IPhiero 4:9
- Tạo không khí gia đình: Cham Ngon 14:131:1627
- Làm việc lành ITim 2:10Cham Ngon 31:10-24
- Nấu nướng: 31:15
- Chăm sóc: Mathio 28:1-9
- Nuôi dưỡng con tin kính Chúa: Epheso 6:1-4Colose 3:20
- Dạy và kỷ luật những người nữ trẻ hơn: Tit 2:4

2. Tinh thần phục vụ

Sự lãnh đạo củ người phụ nữ trong đời sống xã hội

Rutơ : Ru To 2:2
Đêbôra: Cac Vua 4:5
Giaên 4:217-24
Êxơtê: Exote 5:1-7
Bêrítsin: Cong Vu 18:26
Phêbê : Roma 6:1
Lyđi: Cong Vu 16:15
Nimpha: Col 4:15
Cơlôê: ICor 1:11

MƯỜI ĐIỀU RĂN THỰC TẾ CHO MỘT NGƯỜI VỢ

1. Đừng tìm cách điều khiển chồng bạn hoặc nắm quyền lãnh đạo trong gia đình
2. Phải ngăn nắp và thu hút trong vẻ bên ngoài và quần áo
3. Không bao giờ chì chiết hoặc chê bai
4. Giúp đỡ chồng trong công việc bằng sự cầu nguyện
5.Đừng quá tò mò hoặc nhiều chuyện
6. Làm việc để tạo không khí an bình trong gia đình
7. Tìm kiếm những điểm tốt của chồng, có sự tha thứ cho những lỗi lầm của chồng
8. Khuyến khích, động viên chồng
9. Khen chồng. Tôn trọng chồng Epheso 5:33
10.Khôn ngoan trong việc quản lý tiền bạc Cham Ngon  31:11-24
Làm mọi việc thoải mái, tuân thủ theo sự lãnh đạo của chồng, vui hưởng sự tự do trong sự thuận phục chồng như là chủ của gia đình.
Phục vụ chồng và gia đình trong tình yêu của Chúa Giê-xu