Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, July 31, 2011

Phương Pháp Ngừa Bệnh Tiểu Đường



Phương Pháp Ngừa Bệnh Tiểu Đường



Nữ ca sĩ Ngọc Lan trình diễn trước 10,000 khán giả tại Toronto, Canada vào năm 1996. Bỗng nhiên cô không thấy rõ và cần người nắm tay đưa lên sân khấu, lúc đó cô không biết mình bị bệnh gì. Dần dần thị lực giảm đi, sức khỏe yếu kém, và ngày 6 tháng 3, 2001, Ngọc Lan đã trút hơi thở cuối cùng trong Bệnh viện Vencor tại Westminster khi mới có 44 tuổi. Tin trên đài truyền hình cho biết sự bất hạnh của cô có liên quan với bệnh tiểu đường. Đã có nhiều giọt lệ xúc động tiếc thương sự ra đi của người nữ ca sĩ tài danh bạc mệnh.
Nghe tin buồn này, tôi rất ngạc nhiên  và bùi ngùi vì từ nay không còn được nghe giọng hát truyền cảm sống động của cô nữa. Tôi cũng liên tưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và cảm thấy bệnh này thật nguy hiểm. Vì thế tôi đã nghiên cứu và đi học những khóa phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường theo phương pháp thiên nhiên.

Theo thống kê của tuần báo Newsweek ngày 4 tháng 9, 2000, hiện nay tại Hoa Kỳ có hơn 16 triệu người bị bệnh tiểu đường. Bác sĩ Neil Nedley, tác giả cuốn sách Proof Positive, cho biết trong những người bị bệnh tiểu đường, 50% không biết mình mắc bệnh này, mỗi năm có thêm 625,000 bệnh nhân mới, và tuổi càng cao thì càng dễ bị bệnh. Nội trong nước Hoa Kỳ mỗi năm phải tốn đến 130 tỷ Mỹ kim để chữa trị bệnh này.

Hậu quả

Mỗi năm có đến 160,000 người chết; 24,000 người bị mù; 60,000 người bị cưa chân; 50,000 người phải lọc thận hay thay thận.

Biết được sự tai hại của bệnh tiểu đường chúng ta cần phòng ngừa thì tốt hơn. Ta nên để ý những triệu chứng của bệnh này như đi tiểu nhiều, khát nước, xuống cân, mờ mắt, vết thương lâu lành, bàn tay bàn chân hay bị tê, cảm giác lăn tăn như kiến bò.

Hệ thống tiêu hóa

Để hiểu bệnh tiểu đường chúng ta cần biết công việc của hệ thống tiêu hóa. Khi chúng ta ăn thì thực phẩm vào bao tử rồi được chuyển xuống ruột non. Trong ruột non thức ăn được phân hóa thành chất đường (glucose) và được hấp thụ vào máu. Tùy theo lượng đường trong máu, tụy tạng (pancreas) bài tiết nhiều hay ít insulin—một loại hormone giúp tế bào hấp thụ chất đường để có năng lực. Lượng đường trong máu trung bình là từ 70mg/dl cho tới 120mg/dl. Nếu ai có hơn 160mg/dl thì bác sĩ cho họ là bị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có hai loại. Loại I cần insulin (insulin-dependent) vì tụy tạng không bài tiết hay bài tiết không đủ insulin. Loại I thường thấy ở những người trẻ khoảng dưới 30 tuổi. Nếu chữa trị kịp thời thì những người loại I có thể giảm 76% về bệnh mắt, giảm 54% về bệnh thận, giảm 60% về bệnh thần kinh, giảm 35% về bệnh tim. Còn loại II không cần insulin (non-insulin-dependent), có nghĩa là tụy tạng tiết ra đủ insulin, nhưng các tế bào không hấp thụ được chất đường. Trong những người bị bệnh tiểu đường, 5% thuộc loại I và 95% thuộc loại II. Theo cách chữa trị thông thường thì những người bị bệnh này phải dùng insulin cả đời.

Điều trị

Theo các bác sĩ tại Đại học Weimar, những người bị bệnh tiểu đường có thể trở lại bình thường qua hai phương pháp chữa trị sau đây:

Dinh dưỡng: Tránh dùng đường nhưng dùng nhiều bột nguyên chất (complex carbohydrate), nhiều chất xơ (fiber), và ít chất béo lấy từ dầu đơn thuần (mono-unsaturated fat). Thí dụ: trái cây tươi, các thứ hạt, ngũ cốc, và các loại rau cải. Chất bột và xơ rất ích lợi vì chúng giảm số lượng dùng insulin và giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn, dễ kiểm soát chất đường trong máu. Tùy theo thực phẩm chúng ta dùng, lượng đường trong máu sẽ bị ảnh hưởng. Thị dụ: khi chúng ta ăn trái táo, lượng đường không lên xuống nhiều bằng uống nước trái táo; lý do là trái táo có nhiều chất xơ nên giúp cơ thể hấp thụ đường chậm hơn, vì lượng đường trong trái táo ít cô động hơn một ly nước táo.

Thể dục: Rất quan trọng cho những người bị bệnh tiểu đường. Tập thể dục gia tăng sự tiêu thụ chất đường trong máu và giảm bớt nhu cầu insulin. Khi chúng ta tập thể dục thì những tế bào cần chất đường để có năng lực hoạt động. Thí dụ: khi đi bộ thì tế bào bắp thịt chân dùng đường để tạo ra năng lực thì mới đi được. Như vậy, chúng ta cần phải tập thể dục bao nhiêu mới đủ? Đi bộ là một trong những thể dục rất tốt. Tập thể dục ngoài trời với không khí trong sạch lúc nào cũng tốt hơn tập trong nhà. Theo Bác sĩ Milton Teske và Albert Burns, chúng ta nên đi bộ mỗi ngày từ 3 đến 5 dặm hoặc 30 phút đến 60 phút trong năm ngày một tuần là đủ để giữ quân bình mực độ đường trong máu. Nếu tập thể dục điều độ, căn bệnh này có thể giảm tới 50%.

Nói tóm lại, để ngừa bệnh tiểu đường, chúng ta cần (1) ăn nhiều bột nguyên chất, chất xơ, và ăn ít chất béo hoặc dầu, (2) tập thể dục điều độ. Những phương pháp thiên nhiên của Chúa sẽ giúp giảm thuốc cho những ai đang dùng thuốc, và quan trọng hơn hết là giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Ngài không những chỉ quan tâm đến đời sống thuộc linh mà còn quan tâm đến sức khỏe thuộc thể chúng ta. Kinh Thánh chép, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy” (III Giăng 2).