Giê-rê-mi 8:1-17
“Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đã khiến chúng ta nín lặng, Ngài cho chúng ta uống mật đắng, vì chúng ta đã phạm tội nghịch cùng Đức Giê-hô-va. Chúng ta trông sự bình an, nhưng chẳng có sự tốt gì đến; trông kỳ chữa lành, mà sự sợ hãi đây này!” (câu 14b-15)
Tại sao lời kêu gọi của Tiên tri Giê-rê-mi có vẻ hốt hoảng và gấp rút?
Dân Chúa trông đợi gì khi chạy đến ẩn núp nơi các thành vững bền? Kết
quả ra sao? Bài học nhắc nhở bạn điều quan trọng nào?
“Hãy trốn” - lời kêu gọi được Tiên tri Giê-rê-mi nhắc đi nhắc lại mỗi khi ông rao báo sứ điệp sẽ có sự hủy diệt tràn ra từ phương Bắc (Giê-rê-mi 4:6, 6:1). Và tại đây, một lần nữa ông tiếp tục đưa ra lời kêu gọi cho dân Chúa “Sao chúng ta cứ ngồi yên? Hãy nhóm lại và vào các thành bền vững, và nín lặng tại đó!” (câu 14). Chúng ta có thể hình dung được thái độ hốt hoảng, gấp rút của Tiên tri Giê-rê-mi khi hô hào, kêu gọi dân Chúa phải có một hành động nào đó để cứu lấy chính mình. Bởi vì ông thật sự hoảng hốt, kinh khiếp trước sự trừng phạt mà Đức Giê-hô-va đưa đến để hình phạt dân Ngài. Tuy nhiên, cũng chính ông lại cho họ biết rằng sự đoán phạt đã diễn ra, từ phía thành Đan đã nghe tiếng ngựa của quân phương Bắc tràn vào. Thành Đan là thành nằm về phía cực Bắc, là nơi đầu tiên phải đón nhận sự tấn công mạnh mẽ như vũ bão của quân địch, khiến cả đất phải kinh khiếp vì sự tàn diệt diễn ra cho cả “…đất và mọi vật trong nó, nuốt thành và dân cư nó…” (câu 16).
“Yên lặng” là mệnh lệnh thường đi kèm với lời hứa giải cứu từ Đức Giê-hô-va (Xuất Ê-díp-tô ký 14:14; Thi thiên 46:10). Thế nhưng, trong trường hợp này, toàn dân Y-sơ-ra-ên yên lặng không phải để trông chờ sự giải cứu từ Đức Chúa Trời, nhưng là yên lặng, cúi đầu để nhận sự sửa dạy từ Đức Giê-hô-va, vì họ đã phạm tội nghịch cùng Ngài. Những thành vững bền sẽ không đủ sự kiên cố để che chở dân Chúa trong cơn tai họa này. Dân Chúa đến với những thành vững bền để “trông sự bình an,” “trông kỳ chữa lành,” song “…chẳng có sự tốt gì đến; …mà sự sợ hãi đây này!” (câu 15). Bởi vì chính Đức Giê-hô-va đã cho họ uống mật đắng. Chính Ngài đã thi hành sự đoán phạt này nên chẳng còn sự trông cậy nào cho dân Chúa. Giá như trước đây, dân Chúa đáp ứng lời kêu gọi của Tiên tri Giê-rê-mi thì chắc rằng sự kinh khiếp ngày nay đã không diễn ra. Nhưng nay, cơ hội đã trôi qua.
Chúa nhân từ luôn dành những cơ hội cho con dân Ngài ăn năn mỗi khi lầm lỡ phạm tội, nhưng nếu chúng ta cứ cứng lòng, khinh lờn mà lần lữa không kịp thời ăn năn thì coi chừng sẽ có lúc không còn cơ hội! Xin Chúa dùng bài học hôm nay cảnh tỉnh mỗi chúng ta.
Bạn có đang bỏ lỡ cơ hội để kịp thời ăn năn, tránh khỏi sự đoán phạt từ Đức Chúa Trời hay không?
Kính lạy Đức Chúa Trời! Xin giúp con sớm nhận biết điều sai phạm cùng Ngài, để khiêm nhường ăn năn ngay khi còn có cơ hội.
“Hãy trốn” - lời kêu gọi được Tiên tri Giê-rê-mi nhắc đi nhắc lại mỗi khi ông rao báo sứ điệp sẽ có sự hủy diệt tràn ra từ phương Bắc (Giê-rê-mi 4:6, 6:1). Và tại đây, một lần nữa ông tiếp tục đưa ra lời kêu gọi cho dân Chúa “Sao chúng ta cứ ngồi yên? Hãy nhóm lại và vào các thành bền vững, và nín lặng tại đó!” (câu 14). Chúng ta có thể hình dung được thái độ hốt hoảng, gấp rút của Tiên tri Giê-rê-mi khi hô hào, kêu gọi dân Chúa phải có một hành động nào đó để cứu lấy chính mình. Bởi vì ông thật sự hoảng hốt, kinh khiếp trước sự trừng phạt mà Đức Giê-hô-va đưa đến để hình phạt dân Ngài. Tuy nhiên, cũng chính ông lại cho họ biết rằng sự đoán phạt đã diễn ra, từ phía thành Đan đã nghe tiếng ngựa của quân phương Bắc tràn vào. Thành Đan là thành nằm về phía cực Bắc, là nơi đầu tiên phải đón nhận sự tấn công mạnh mẽ như vũ bão của quân địch, khiến cả đất phải kinh khiếp vì sự tàn diệt diễn ra cho cả “…đất và mọi vật trong nó, nuốt thành và dân cư nó…” (câu 16).
“Yên lặng” là mệnh lệnh thường đi kèm với lời hứa giải cứu từ Đức Giê-hô-va (Xuất Ê-díp-tô ký 14:14; Thi thiên 46:10). Thế nhưng, trong trường hợp này, toàn dân Y-sơ-ra-ên yên lặng không phải để trông chờ sự giải cứu từ Đức Chúa Trời, nhưng là yên lặng, cúi đầu để nhận sự sửa dạy từ Đức Giê-hô-va, vì họ đã phạm tội nghịch cùng Ngài. Những thành vững bền sẽ không đủ sự kiên cố để che chở dân Chúa trong cơn tai họa này. Dân Chúa đến với những thành vững bền để “trông sự bình an,” “trông kỳ chữa lành,” song “…chẳng có sự tốt gì đến; …mà sự sợ hãi đây này!” (câu 15). Bởi vì chính Đức Giê-hô-va đã cho họ uống mật đắng. Chính Ngài đã thi hành sự đoán phạt này nên chẳng còn sự trông cậy nào cho dân Chúa. Giá như trước đây, dân Chúa đáp ứng lời kêu gọi của Tiên tri Giê-rê-mi thì chắc rằng sự kinh khiếp ngày nay đã không diễn ra. Nhưng nay, cơ hội đã trôi qua.
Chúa nhân từ luôn dành những cơ hội cho con dân Ngài ăn năn mỗi khi lầm lỡ phạm tội, nhưng nếu chúng ta cứ cứng lòng, khinh lờn mà lần lữa không kịp thời ăn năn thì coi chừng sẽ có lúc không còn cơ hội! Xin Chúa dùng bài học hôm nay cảnh tỉnh mỗi chúng ta.
Bạn có đang bỏ lỡ cơ hội để kịp thời ăn năn, tránh khỏi sự đoán phạt từ Đức Chúa Trời hay không?
Kính lạy Đức Chúa Trời! Xin giúp con sớm nhận biết điều sai phạm cùng Ngài, để khiêm nhường ăn năn ngay khi còn có cơ hội.